"Hoàn ơi, có thằng mết mày lắm đ
ấy . Ở cùng tổ mày, nhà trên
đ
ường mày về. Mày
đ
ứng, nó ngồi thì cao bằng nhau." Cả bọn ngồi vắt vẻo trên lan can nhìn tôi chờ
đ
ợi.
"Tao biết rồi, thằng Tường chứ gì? Nó đ
áng tuổi em tao!."
Tôi biết có nói cũng thừa Giờ này trường vắng tanh. Văn phòng, căng tin đ
ều
đ
óng cửa . Thực tập xong, chúng tôi ở lại một chút
đ
ể tán dóc. Con gái 19, 20, chuyện nào cũng quay về chuyện tình yêu . Tôi băn khoăn nhìn Lan và Xuân, không hiểu tụi nó nói
đ
ùa hay thật về cái tin lúc nãy nhỉ?
Tường nhỏ hơn tôi ba tuổi . Hôm qua là sinh nhật nó, tôi vào căng tin mua một gói me: "Mừng oắt con thêm một tuổi nhé." Tường không cười, chăm chú nhìn gói me: "Sao lại không thêm đ
ược ba tuổi nhỉ." Vì sao hôm qua tôi lại không nghĩ gì cả. Trong thâm tâm, tôi coi nó như em, con gái trong lớp cũng coi nó như em út.
Tôi đ
ọc một quyển truyện nói về tình yêu giữa một cô bé và một người lớn tuổi . Vì chênh lệch nên họ xưng hô là "ông" và "em." Khép sách lại, tự nhiên tôi nảy ra ý nghĩ vô cùng bất ngờ là mình phải có một người lớn
đ
ể yêu và phải hơn tôi nhiều tuổi
đ
ể có thể áp dụng cách xưng hô của truyện. Người ta bảo con gái hay coi thường con trai bằng tuổi, và tôi, tôi
đ
ã chán cái cảnh ngồi cãi nhau om lên với mấy thằng bạn trong lớp chỉ vì chép khác nhau một chữ trong bài.
Tôi hỏi mẹ: "Nếu bồ mình lớn tuổi quá thì mình gọi là ông, xưng là em hả." Mẹ đ
ang
đ
ếm tiền nên cáu: "Im
đ
i, tao nhầm bây giờ. Mà mày bồ với người lớn làm gì? Để con rể là bạn của tao với ba mày à?."
Sáng nay không có nắng, trời lại có vẻ muốn mưa. Gửi xe xong tôi đ
i vòng vòng qua cây thị xem may ra có nhặt
đ
ược quả nào không. Tổ trực
đ
êm qua
đ
ã vơ vét hết, chỉ
đ
ể lại mấy quả nát bét trên sân. Ở sân hành lang, tôi gặp Tường, nó
đ
i ngược lại, xòe năm ngón tay ngó ngoáy như
đ
ịnh móc mắt tôi, cái miệng non choẹt méo qua một bên. Tôi bảo: "thằng
đ
iên!."
Tường bỏ vào túi tôi một quả thị con rồi cùng đ
i vào giảng
đ
ường. Hai tiết
đ
ầu là Sinh Vật, tôi luôn luôn quên
đ
em viết chì. Thầy Sinh vật chưa già nhưng dáng
đ
i chậm chạp, các bạn của tôi gặp thầy
đ
i chợ mua toàn những bó rau bé tí, phòng thầy ở trọ cũng bé tí. Tôi nghe kể bỗng thấy mũi mình cay cay .
Lan ngồi cạnh tôi, mặt bé như con chuột con, chép miệng như một bà già: "Trí thức chân chính là khổ thế đ
ấy!." Tôi nhìn nó, phì cười, không hiểu cô ả học phong cách người lớn ấy ở
đ
âu .
Tôi ở lại trường buổi trưa . Tất cả lên hành lang các phòng thực tập ngủ. Con gái ở lầu hai, con trai ở lầu ba. Đôi khi có những cậu sinh viên lớ ngớ xuống nhầm lầu làm các cô nháo nhác như gà phát hiện ra trong chuồng mình có chuột. Ngủ dậy, ở vòi nước rửa mặt, tôi gặp Bảo Bảo chờ tôi, nôn nóng: "Đi uống nước, Hoàn!" - "Sắp đ
ến giờ rồi!." "Còn mười phút nữa mà!."
Bảo bằng tuổi tôi nhưng người lớn hơn, là một nhân viên chép bài hộ khi tôi nghỉ học. Nước chanh ở trường tôi rẻ và dở hơn bất cứ nơi đ
âu, vị ngọt của nó làm người ta càng khát hơn. Ở cuối căng tin, Tường ngồi với mấy
đ
ứa bạn, nhìn tôi buồn bã, miệng hút thuốc phì phèo . Bảo nói với tôi ra vẻ
đ
àn anh: "Tường nó
đ
ang tập thở ra vòng tròn!." Tôi không hiểu hút thuốc thì ngon lành gì nhỉ. Ở phòng thực tập, Tường úp mặt lên cái túi của tôi trông thảm não lắm. "Tường
đ
au
đ
ầu hả, xin nghỉ
đ
i!."
"Không, sao Hoàn lúc nào cũng muốn tôi nghỉ học?." Tôi nhìn cái gáy trẻ con của nó, tóc có cái đ
uôi dế mèn, người ta bảo
đ
ây là dấu hiệu của trẻ con ăn tham. Tôi
đ
i mượn dầu, dù biết rằng dầu chẳng có tác dụng gì trong việc nàỵ "Thôi
đ
i Hoàn, tôi có bệnh
đ
âu mà cần dầu." Tôi thừa hiểu cái giọng trách móc ấy nhưng cố giả ngu ngơ "Vậy Tường buồn khổ cái gì mà thảm vậy. Ai làm khổ Tường?." "Chẳng ai cả, tôi làm khổ tôi" rồi nó bỏ sang bàn thực tập bên cạnh. Tôi thắng 1- 0.
Hình như tôi đ
ã có tình cảm gì
đ
ó dành cho Tường. Rất dịu dàng, mơ hồ... không thể hiểu nổi . Mặt Tường non choẹt, răng khểnh dùng vào việc nhe ra trêu tôi hơn làm dùng
đ
ể cười duyên. Cả lớp hình như lờ mờ
đ
oán ra, nhưng Tường chỉ bằng tuổi em tôi! Buổi chiều tôi, Xuân, Lan ngồi học bài trên hành lang dẫn vào thư quán. Một chỗ ngồi lý tưởng trên
đ
ầu là tán me, nhìn xuống hồ cá như một quả tim xây theo kiểu tượng trưng. Ba
đ
ứa ngồi xa nhau
đ
ể tránh nói chuyện.
Chợt tôi nghe Lan rít lên nho nhỏ: "Em mày kìa Hoàn!" rồi tôi nghe rất rõ bước chân Tường đ
ang tới gần, gần lắm rồi
đ
i mất, không có gì thêm. "Sao kỳ vậy Hoàn, mày và nó giận nhau hả?" - "Không, quen vậy rồi, xem kẽ một ngày là lơ, một ngày vồn vã, hai
đ
ứa
đ
iên mà!."
"Tếu vậy! Tụi mày làm vậy đ
ể làm gì?." Tôi cũng chịu, không hiểu cả cái trò ú tim này dùng
đ
ể làm gì. Có lẽ, cả tôi lẫn Tường
đ
ều sợ người kia
đ
oán
đ
ược tình cảm của mình cho nên có ngày, cả hai cùng vui quá mức, có ngày lại lạnh như tiền. Chị tôi bảo "Đồ con nít!." Tôi vặn lại: "Khi
đ
i học, bà có vậy không! Bà chị tôi
đ
anh mặt: "Tao không
đ
iên như mày!." Có lẽ tôi
đ
iên thật!
Ban đ
êm, trường tôi như khác hẳn, vắng lặng. Tự nhiên xuất hiện mấy con mèo to tướng, mắt sáng quắc, chạy vụt trong sân tối . Tôi ngồi trên bệ tường,
đ
ằng sau là cây mận hương hoa ngai ngái dễ chịu; phiá dưới là voì nước khóa không kỹ, nhỏ tí tách, tí tách. Tôi muốn ngồi một mình như thế này mãi không phải nói chuyện với ai, thở cái không khí mát mẻ, lạ lùng của ngôi trường ban
đ
êm. Đêm nay, chúng tôi trực, không chèn cháo vì trường sẽ cúp nước. Mỗi tổ viên mang theo một loại bánh kẹo
đ
ể liên hoan chung. Có tiếng chân bước lại, tôi biết là Tường nên quay mặt về phía sân trường nơi ánh sáng của mấy ngọn
đ
èm neon xanh xao hắt xuống. Quay
đ
i như thế này sẽ làm tôi
đ
ỡ bối rối hơn. "Vô lâu chưa Hoàn?"
- "Mới. Tường mới vào"
- "Ồ, Mệt quá!." Sau cái câu muôn thuở đ
ó, chúng tôi ngồi im. Ngày thường tôi vẫn hay tưởng tượng một hoàn cảnh như tối nay, ngồi cạnh Tường, tôi sẽ kể mọi thứ chuyện cho Tường nghe. Vậy mà lúc này,
đ
ầu óc tôi trống rỗng, bối rối cực
đ
ộ...
Tường ngắt một cái lá mận, vò vò rồi đ
ưa tôi: "Hoàn gửi thử coi, giống như sắp
đ
ược ăn mận vậy!" Tôi cầm lấy và thấy bàn tay mình bị giữ lại một cách vụng về của trẻ con. Mọi ngày, tôi vẫn mong sẽ hiểu
đ
ược tình cảm Tường giành cho tôi, yêu hay không yêu,
đ
ừng ú tim nữa . Nhưng lúc này, một tiếng nói khác trong tôi, rã rời: "Thôi, thế là hết, chẳng còn gì là bí mật nữa!.
" Tôi cười: "Tường còn trẻ con lắm, đ
ừng bao giờ làm cái trò này nữa nhé!." Mắt Tường bối rối rồi cụp xuống hối hận, cả tôi cũng hối hận ngay lúc
đ
ó. Tường bỏ ra bàn trực cách không xa nơi tôi ngồi. Hai phút sau
đ
ã nghe tiếng cười của Tường và tôi bắt
đ
ầu rối trí.
Đêm trực đ
i qua, Tường hút thuốc và
đ
ánh cờ như mọi khi và tôi càng bối rối. Sáng ra, Tường lấy xe về trước,
đ
ể tôi lại sau. Mặt Tường bình thản, còn tôi, tôi hối hận vì sao
đ
êm qua, mình thốt ra cái câu
đ
iên rồ ấy... Có lẽ, chẳng bao giờ Tường tỏ tình lần thứ hai với tôi ?
Tôi mua những đ
ặc san về tình yêu, không thấy hoàn cảnh nào như vậy. Mỗi sáng, tôi mong vào trường gặp lại Tường, nhìn quanh quất giảng
đ
ường, tìm cái dáng cao cao quen thuộc. Chiều nay, trời mưa và tôi buồn hơn. Tường không vào ôn bài nữa. Mặt Tường không tỏ vẻ buồn bã nhưng lạnh lùng, xã giao với tôi hơn xưa.
Giờ thì đ
ến lượt tôi khổ vì Tường, Tường không chào bằng những cái méo
đ
ể tôi có thể mắng "Thằng
đ
iên"
đ
ược nữa, bây giờ Tường gật
đ
ầu như người lớn chào nhau. Tôi
đ
ưa Tường cái kẹo, Tường cười: "Cảm ơn nhé!." Tôi muốn vặn cổ hai chữ "cảm ơn."
Tôi hỏi mẹ: "Mẹ này, yêu người nhỏ tuổi hơn thì buồn lắm nhỉ!" - "Không biết, sao chẳng bao giờ mày hỏi về yêu cùng tuổi thì như thế nào, lúc thì đ
òi chơi với ông già lúc thì
đ
òi chơi với trẻ con!" - "Không phải con mẹ ạ! Con bạn con..."
Mẹ ngủ rồi, tờ báo rơi bên cạnh. Ngày mai, tôi sẽ mua một quyển sổ làm nhật ký. Không thể tâm sự cùng ai những trò ấm ớ nàỵ
Jun 22, 2005
Rồi Sẽ Yêu Ai
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment