Apr 16, 2004
Bông Hồng Cài Áo Riêng Ai
... "Mỗi năm con thắp đèn trời ..."
Câu chuyện rất đơn giản nếu một sớm ta đi uống cà phê, tán hươu nai với bạn bè về chuyện tiền nong, giá cả, thói đời, những chuyện tình ái lặt vặt. Hoặc nhìn cuộc sống bằng thái độ bất cần, khinh bạc hay tính toán, lo toan ích kỷ.
Riêng Khản đến với chú Sáu, chủ quán cà phê, sáng hôm nay, ngoài cái tình kết nghĩa sơ giao, Khản còn muốn tìm xem cách sinh sống của De Sam - do chú Sáu mới giới thiệu - người bạn nhỏ có cái tên rất lạ, sống ở vùng nông thôn sâu, nơi Quát, bạn Khản đang ở.
Chú Sáu người Tàu lai, xuề xòa trong cái áo trắng cụt tay và cái quần lở trùm tới gối . Chú nói :
- Chút xíu nó đến, ít khi trể lắm. Tôi lấy tiền nó hoài cũng đâm ngạị Thỉnh thoảng tôi bớt nhưng vợ tôi nó hay, lại nổi "tam bành" lên cằn nhằn dữ lắm. Tôi cũng chưa khá giả. Vả lại, lạ gì tính mấy con mẹ đàn bà mà chú - Chợt chú ngưng ngang, lấm lét nhìn vào buồng, hình như có tiếng guốc khua lẹt đẹt bên trong.
Quán chiếm ngay giữa chợ quê, chú cho là điều may mắn, buôn bán thứ gì cũng được, nhưng có cái phải hứng trọn mọi phiền toái của con người gây rạ Tiếng ồn ào, lời tục tĩu thói lừa đảo vô tình tấp vào nhà như rác rến của con nước lụt. Chú lắc đầu tiếp :
- "Thì tại môn tiền náo" mà ! - Nói xong, chú nâng cái áo lên rồi lấy hai tay xoa xoa cái bụng phề phệ và đi vàọ Ý chừng hơi bẽn lẽn vì lỡ nói một câu chữ không đúng lúc mà lại nói với Khản bạn của thầy giáo Quát.
Chú Sáu cho biết De Sam thường sáu giờ đã có ở quán.
Toàn cảnh, quán không lớn, bề ngang độ bốn thước, bề dài chừng mười thước. Chú mở thông thống ra phía sau sông. Trong quán để năm cái bàn cho khách ngồi uống nước. Còn lại lối đi và quầy pha cà phê.
Dưới ánh đèn điện ắc-quy lờ mờ có một cái truyền hình nhỏ, màu đỏ. Kế bên, một đầu máy trò chơi điện tử được liên nối bằng nhiều sợi dâỵ
Chú Sáu để ly cà phê trước mặt Khản, ngồi đối diện :
- Tui sống được cũng nhờ nó - Chú chỉ vào cái truyền hình. Tụi trẻ con mê dữ lắm. Mỗi ngày kiếm tiền cơm cá khỏe rụ Nhưng gì thì gì mình vẫn thua mấy thằng Nhật. Nó khôn thấy mẹ. Nó bán đầu máy cái rất rẻ, nhưng tới băng lại bán mắc vô cùng. Vài tháng lại ra băng mới, tôi theo muốn hụt hơị
Khản nói :
- Nhật mà chú, tính toán khôn lắm.
Ðương nói chuyện, Khản nghe :
- Chú Sáu, mở máy đị
Trước mắt Khản là một thằng bé cỡ mười hai, mười ba tuổị Khuôn mặt nhỏ như một chuột nhắt, ngay khóe miệng có một nốt ruồi to bằng đầu đũạ Ðầu cạo trọc lốc.
Ðặt biệt, lưng đang cõng một thằng nữa gần bằng nó. Ðầu cũng trọc. Chỉ khác nhau là thằng này hai chân bại liệt. Cho nên, khi thằng dưới cử động thì hai chân cậu trên đong đưa một cách kỳ dị. Giờ không cần ai giải thích Khản cũng hiểu tại sao người ta gọi tụi nó là De Sam.
Chú Sáu nháy mắt với Khản, rồi đứng lên hỏi :
- De Sam lới chơi gì nè ?
Thằng em trên lưng nói hớt.
- "Băng chiến đấu"
Chú Sáu kẹp dây điện vào bình.
De lớn móc trong túi ra một gói thuốc lá đen. Nó đốt hai điếụ Một nó, một thằng trên lưng.
Chú Sáu đưa hai hộp điều khiển cho tụi nó và mở máỵ
Trên màn ảnh một vùng ánh sáng chói chang bừng lên với đầy đủ màu sắc được chắt lọc tinh vị Từ đó, vẳng lên một điệu nhạc sắc đanh, thôi thúc con người hăng say chiến đấụ Một khung cảnh thành phố đổ vỡ hiện rạ Trên cao có một sợi dây thòng lơ lửng và hai chú lính nhỏ cỡ búp tay lăm lăm khẩu tiêu liên cực nhanh, ôm theo đó tuột xuống ... Ðó là hai chiến sĩ do De lớn và De nhỏ điều khiển.
Vừa đến đất, hai chiến sĩ đã nã tiểu liên rồị Ðạn năm tia tuôn ra chằng chịt, cùng với tiếng nhạc kích động tạo thành một cuộc sống chiến đấu ác liệt. Thằng De lớn hô :
- De nhỏ mầy bảo vệ phía saụ Còn tao tấn công phía trước.
Chướng ngại vật đầu tiên là những tên lính quết tử của địch. Chúng xông bừa bãi vào hai chiến sĩ của De lớn và nhỏ, nhưng lần lượt ngã gục dưới làn đạn chuyên nghiệp của hai chú Dẹ
Một ổ đại bác sừng sững chặn đường, nã những viên đạn khổng lồ. De lớn la :
- Nhảy lên !
Ðồng thời với tiếng la De lớn bấm nút, chiến sĩ nó nhảy lên cao tránh được quả đạn. Còn chiến sĩ của De nhỏ né không kịp, nó bị một phát vào bụng ngã ngửa ra sau chết không kịp ngáp.
- Mẹ nó. Chết một quân rồi - De lớn cằn nhằn.
- Vậy chớ tao bấm không kịp mà, - De nhỏ nói
Thằng dưới xốc lại thằng trên rồi hai anh em chơi tiếp.
Một chiếc trực thăng cỡ nửa cườm tay bay tới, tiếng phành phạch nghe nhức óc. Hai cánh xoay tít đến chóng mặt. Nó từ từ đáp xuống và phía dưới bụng một cánh cửa nhỏ há rạ Hàng loạt tên địch lao xuống tận diệt chiến sĩ của hai chú Dẹ
De lớn lại la :
- Mầy núp, sát vào hầm bắn chiếc máy bay maụ Còn tao diệt tụi lính.
Bây giờ mới thấy tài nghệ hai chú De Chiến sĩ của hai chú nhảy chồn lên, nằm sát xuống, né bên này, quay bên kia nã đạn liên hồị
Cặp chân liệt đong đưa liên hồi, khuỷu tay De nhỏ bám cổ De lớn. Bàn tay bám hộp điều khiển như bám chặt cây súng thật.
Chợt một thằng địch từ phía sau bắn tớị De nhỏ la lên :
- Mọp xuống, mọp xuống anh Dẹ Nó bắn lén kìạ Mọp xuống không chết bây giờ !
Nhưng thằng De lớn không sợ chết. Nó bỏ nút bấm cho thằng chiến sĩ ăn cả đạn.
Còn nó, vừa lấy tay quất đèn đẹt vào mông thằng De nhỏ trên lưng mình vừa lạ
- Mọp nè, mầy đui hả. Mọp cái con....
Thì ra, trong lúc quá say mê điều khiển trận đánh thằng De nhỏ la lên để làm rớt điếu thuốc trên cái đầu trọc lóc của thằng lớn. Khói cùng mùi da cháy khen khét. Thằng anh lắc đầu lia lịa . Thằng em lính quýnh lấy bàn tay dập tàn thuốc, không ngờ lại làm lửa bắn ra tung tóẹ
Thằng dưới lại quất vào mông thằng trên.
- Mầy làm cái gì vậỵ Rát quá. Mọp nè, mọp nè.
Thằng nhỏ mếu máo :
- Vậy chớ tao không thấy mà.
Trên cái truyền hình hai chiến sĩ gan dạ của hai chú De nằm chết sững vì không ai điều khiển. Cũng từ đó điệu nhạc khựng lại với những tiếng "tứng từng tưng" lặp đi, lặp lại mãị
Phía ngoài chợt có tiếng gọi lớn :
- De Sam, nước đá về kìa !
Trời sáng bạch
Chợ vào giờ cao điểm. Tiếng ồn ào inh taị
Bị lóa mắt bởi ánh sáng của cái ti vi từ nãy tới nhưng Khản vẫn gọi liền chú Sáu, trả tiền nước và bước theo hai chú Dẹ
Nhà của hai đứa là một cái chòi, cất sát đường đi, nền đất, lợp lá cạnh bến tàụ
Khi Khản tới, De nhỏ đương ngồi trên bộ ván xoàị Còn hai ghe nước đá đậu sát cầu tàụ Ngay chiếc ghe lớn, một cô gái cỡ mười sáu, mười bảy đang cuốn tấm vải bạt phủ ở trên lên, rồi lấy cái móc, móc từng cây nước đá cho De lớn vác.
Khản châm điếu thuốc rồi bước vào nhà. De nhỏ đang cắt móng chần bằng con dao díp. Ngẩng lên thấy Khản nó chưng hửng hỏi :
- chú kiếm ai ?
Khản cười mỉm rồi cho biết là chẳng kiếm ai, chỉ ngồi chờ đò về, xem Quát bạn mình có về không. Ðó là cái lý.
Thằng nhỏ, chống hai tay lết vào trong góc nhường chỗ cho Khản.
Khản đốt cho nó một điếu thuốc, nó nhìn Khản hỏi :
- Phải hồi sáng chú ở quán chú Sáu không ?
Khản trả lời rồi hỏi lại :
- Sao cháu còn nhỏ mà hút thuốc nhiều quá vậy ?
De nhỏ cười khì khì :
- Ở nhà một mình buồn quá, hút bậy chơi chú ơị Thằng lớn nó cứ bỏ cháu đi hoàị
- Rồi ai nấu cơm cho cháu ăn.
- Nó chớ ai chú. Nó nấu nồi cơm ăn từ sáng tới chiềụ De nhỏ lấy tay chỉ nồi cơm, rồi tiếp. Ở nhà một mình buồn thấy mẹ !
- Ba má cháu mất năm ngoái phải không ?
- Ông bà với thằng De lớn đi chở nước đá, qua sông ghe bị chìm. Chỉ có thằng De lớn đeo được cái thùng mủ nên sống. Còn ông bà "ngủm cù đèo". Nên bây giờ, mấy ghe nước đá quen, mới cho nó vác đó chớ. Nó nhỏ con vác cứ rớt hoài người ta cũng chán.
Nói xong nó cười khì khì, đưa hàm răng vàng xỉn vì khói thuốc rạ
Nhìn cái lư hương trên bàn thờ. Khản hỏi :
- De lớn vác nước đá cả ngàỵ Cháu ở một mình ?
- Riết rồi quen chú ơị Hôm nay, nó lại đi thổi cuốc sáng đêm. Cháu ở nhà buồn thấy mẹ. Mà mấy ngày nay nước ngập nền nhà. Trùng hổ nó bò đặt mặt đất. Nó muốn bò lên cả bộ ngựa nầy ăn thịt cháu nữạ Thấy ghê chết mẹ !
- Thổi quốc là làm sao ?
- Là thổi bắt con cuốc đó. Cháu cũng chẳng biết làm saọ Nhưng mỗi đêm nó bắt mười mấy, hai mươi con là thường.
- Tại sao anh em cháu lại cạo đầu hết.
- Nó nói láo chú ơị Nó cạo đầu để vái cháu khỏi liệt hai chân. Nhưng hổng phải vậỵ Nó hà tiện đặng có tiền chơi trò điện tử với mua gạo nấu cơm ăn. Nó mua một cái kéo, một bàn bào, lưỡi bào, rồi nó cạo đầu cháu, cháu cạo đầu nó. Ðỡ tốn lắm.
- Còn thổi cuốc thì đêm nào nó cũng đi ? Khản hỏi
- Ðâu có chú, tới mùa nước rong nước nổi mới thổi được. Cái nầy chú hỏi nó đó. Nó nói thổi đặng kiếm thêm tiền.
Ghe nước đá vơi gần phân nửạ Cô gái đương khệ nệ, đỡ cây nước đá cho thằng De lớn vác. Vai của nó lệch sang một bên. Tảng nước đá gần bằng người nó. Khản ước lượng nó vác tới cây thứ mười chín, hai mươi là ít.
*************
Tới đó, chú đừng hút thuốc nghen.
Khản ngồi giữa xuồng, án cho ánh sáng cái đèn bóng nhỏ khỏi rọi ra saụ De lớn bơi láị
Tiếng mái đầm khuya lụp cụp khiến Khản buồn man mác, nhớ lại ngày còn nhỏ cùng cha đi vớt bợn lát ở ruộng lúạ
Xa xa, một dãy núi màu nâu đen ẩn hiện trong bóng sương mờ. Con trăng non, mới tối đã đi gần đến đỉnh đầụ Nó như chiếc thuyền trắng làm bằng chất lân tinh, đang phủ thứ ánh sáng lạnh tái xuống trái đất, làm mọi vật hư ảọ Phía Tây, thỉnh thoảng trời chớp lên vài lượt.
Sao ken dầy đặc
Những đốm sáng diệu kỳ, có một thời nào đã quyến rũ tuổi thơ của Khản. Sao đòn cân mọc phuơơng Nam, cán hơi lệch xuống thành một góc chừng bốn mươi lăm độ đang gánh giùm loài người những bể khổ đau đè trên trái đất. Rồi sao thập tự với bốn nhánh rõ ràng. Cạnh đó, sao gàu hình chữ V, sao cày hình số 5 đang đứng bất động trên trờị Ông thần nông hôm nay mãi dạo dãy Ngân Hà cùng với Ngưu Lang, chắc hai ông đắm say nhan sắc Chức Nữ nên quên cả việc tát nước, cày ruộng.
De lớn tránh tảng lục bình, cho xuồng theo con rạch nhỏ ra gò cây dông. Ðâu đó có tiếng con cá lóc táp mồi sồn sộn.
Thằng De lớn xin điếu thuốc phà một hơi rồi nói :
- Gò cây dông là cái đốm đen lớn trước mặt mình đó chú. Coi gần vậy chớ còn xa lắm. Ðộ tàn hai điếu thuốc nữa mới tớị
- Sao cháu không tìm những gò gần đây mà phải tới gò cây dông.
- Cháu ớn cái gò ấy lắm. Nhưng được cái, nơi ấy có nhiều cuốc vì chẳng ai dám lại gần vào lúc ban đêm.
- Sao vậy ?
- Ở gò đó cái cái mả trời trồng. Người ta kể, hồi trước có ông gì đó tối ngày rượu chè be bét, tới khi hết tiền lại về khảo cha mẹ. Bà mẹ hết tiền chọ Nhưng ông lại không tin cứ cho bà giấụ Nên ông ta xách búa rượt chém. Rượt tới gò này, bà mẹ đuối sức té nhào - De lớn ngưng một lát rồi tiếp - Lúc đó trời giữa trưa, bỗng nhiên u ám và có một cầu vòng bảy sắc úp chụp xuống đất. Người ta kể, trong cầu vòng đó có hai con vạc bay qua, cất tiếng kêu rất não nùng. Người con đang đưa búa định chém bỗng nghe tiếng vạc đứng trơ ra không nhúc nhích được. Người ta lại nói, vì ông ta bất hiếu nên bị trời trồng. Người mẹ được cứu sống nhưng sau đó cũng chết vì thương nhớ con. Còng người con chịu đói khát đến chết, không thể nào chôn được vì chân ông ta đã mọc rễ xuống đất. Ðể răn đời, người ta đắp đất xung quanh làm mả chôn đứng ông. Lâu ngày cái mãi được mối đắp thêm, giờ nó trở thành một khối đất cạnh cây dông. Ở chỗ đó chú ! Ghê lắm. Chính mắt cháu thấy, thỉnh thoảng có những tia sáng như máu xẹt lên trờị
- Bữa nay có chú, cháu mới dám lại gò này phải không ?
- Ở đây có nhiều cuốc, nhưng đi một mình cháu sợ, sợ nhất là ông rằn.
- Ông rằn là gì ?
- Nó là rằn mái gầm, cắn nằm tại chỗ đó chú. Người ta cứ gọi tên ông. Ai cũng sợ. Mùa nước rong, nước nổi ông thường lên những cao vắng vẻ để bắt mồị Mùa này cuốc thay lông nên chậm chạp, thường làm mồi cho nó.
Khản hỏi câu khác :
- Cháu mê trò chơi điện tử lắm phải không ?
- Chơi hoài cũng chán, nhưng thằng De nhỏ nó mê dữ lắm. Chân nó bị liệt đâu có đi đâu được. Cho nên ngày nào cháu cũng cõng cho nó chơi sớm, để nước đá về cháu còn đi vác mướn nữạ
- Vác vậy tiền đủ sống không ?
- Mùa nắng thì đủ, còn mùa mưa nước đá ế. Có nhiều lúc hai thằng nhịn đói đến hai ba ngày là thường. Cháu phải kiếm việc làm thêm.
Câu chuyện lòng dòng của thằng De Sam đã đưa chiếc xuồng đến nơi lúc nào không haỵ Mũi xuồng dũi vào một ổ mối to dị thường. Khản định bước xuống nhưng thằng De lớn đưa tay ngăn :
- Khoan chú, để cháu rọi xem đã - Nói xong nó lấy cái đèn pin soi xung quanh. Rồi bắt đầu giăng lướị
Ngồi một mình, Khản mỉm cười nhớ lại thằng De lớn kể về chuyện người bị trời trồng. Truyền thuyết hoang đường này có quá lâu rồi, tưởng nó đã rụng xuống hư vô. Không ngời hôm nay Khản bắt gặp tại nơi thôn dã nàỵ
Khản nhìn cái gò. Nó giống như một người đang cầm búa sắp chém xuống. Có lẽ vì hình dáng như thế cho nên người dân ở đây bịa ra chuyện đó để răn đờị Khản lại chăm chú nhìn và thật kỳ lạ là cái gò chợt động đậy, Khảng càng nhìn nó bựt nứt ra năm sáu mảnh và một người khổng lồ từ trong đó đứng lên. Người ấy tay lăm lăm cái búa to, sáng lóa, đưa tay ngoắc Khản và hét lên.
- Lại đây, cho tao chém một búa
- Tại sao ngươi chém ta - Khản hỏi
- Thượng đế tao cũng chém
- Tại sao người đòi chém Thượng đế ?
- Vì thượng đế cũng không công bằng. Xử tội mà không cho tao cách gì biện minh cả.
- Người đã chém mẹ, giờ lại định chém ta ư ?
- Hả ! Ngươi nói gì ? Ta chém mẹ ta ư ? - Người khổng lồ nghe nhắc tới đó như đỉa phải vôi, buông búa xuống và hai tay ôm lấy mặt. Hắn nức nở khóc và nóị Có đời nào con giết mẹ bao giờ. Hỡi Thượng Ðế ! Hàng ngàn năm nay rồi, có lẽ nào án xử chưa xong. Thằng kia, lúc nãy thằng ngồi trước mũi xuồng của ngươi cũng đã xử tạ Lúc đót a say, khi say ta là con vật. Ta chỉ muốn dọa mẹ ta lấy tiền mua rượu uống để trốn thói đời đen bạc thôi mà. Ðó là lỗi lầm duy nhất của tạ Hàng ngàn năm rồi ta dở sống, dở chết, trong miệng thế gian. Sao nỡ xua ta đi mãi một mình với nỗi oan khiên. Ðừng bỏ ta đị Hãy nói giùm với người đời, kẻ giết mẹ ta lẫn ta là bia miệng thế gian. Hãy nhớ lấy, bia miệng thế gian. Hãy cứu ta vớị Hãy cứu ta với !
Nói đến đây nước mắt rơi lã chã hòa với sông nước chảy lai láng. Hắn lại ôm mặt nghẹn ngào gọi : "Mẹ ơi ! Ngàn năm rồi mẹ ơi ! Con khổ lắm. Hãy cứu con với mẹ ơi !". Và hắn gục xuống, những nét hung tợn phút chốc biến mất, gương mặt chợt hiền hòa như trẻ con và những mảnh vỡ khi nãy từ từ kép chặt hắn lại thành cái gò mối đứng dưới cây dông đồng.
Lưới giăng xong
- Chú đừng hút thuốc - De lớn lại dặn Khản - Giống này đánh hơi giỏị Cũng đừng nóng vì những con đầu tiên là những con cuốc chúa, nó lớn và khôn lắm.
Khản nói :
- Chú vừa mới nói chuyện với ông bị trồng nè
- Chú nói chơi làm cháu ớn da gà. Ổng có mẹ mà ổng chém, thì chú nói chuyện với ổng làm gì.
- Không chú nói thật. Chuyện đó không đơn giản như cháu hiểu đâụ
- Chú cứ giỡn hoài - De lớn nói - Thôi để cháu thổị
Khản và De lớn vẫn ngồi trên xuồng, mỗi người phủ tấm mũ đen tiệp với lùm câỵ Xong đâu đấy, De lớn lấy đồ nghề. Dụng cụ thổi cuốc hình tròn, như ống tiêu, cụt cỡ chừng nửa tấc. Nó bắt đầu đưa lên môị
Mặt ruộng liền sông lớn, đầy ánh thủy ngân anh ánh. Nước chở một nỗi buồn bàng bạc lan rộng mênh mông mút tầm mắt người nhìn.
Theo làn hơi của De lớn, tiếng "cuốc, cuốc, oa, oa" nhanh hơn vang lên thúc giục, nôn nả như nỗi đớn đau đầy nước mắt.
Những tiếng kâu, nó được nhả ra cùng từng giọt máu và theo đó thàn quách, đền đài, lăng tẩm rêu phong thời hưng thịnh của một vương triều vây quanh hồn Khản.
Ðang lội bì bỏm ngược dòng thời gian, bỗng De lớn nắm tay Khản giựt giựt. Miệng nó vẫn thổi, tay chỉ về bụi lát đang động đậỵ De lớn rút tiếng "tu, oa" nức nở cuối cùng, thế là một bóng đen như một hồn ma bay thốc vào lướị
De lớn bước lai gỡ, rồi buộc chân nó đưa cho Khản.
Một con, hai con, ba con, càng lúc càng nhiềụ
Trời gần sáng, Khản lấy đèn phi rọi vào những con cuốc bắt được. Con đầu tiên lớn nhất, bộ lông xanh thật đẹp với cái ức trắng vương giả, khoác cái mũ hoàng đế vàng tươi màu của sự ca sang tột đỉnh. Giờ bị trói chân nằm dưới khoang thuyền.
Qua ánh sáng của ngọn đèn pin, bắt hai con cuốc ánh lên sắc lửa kỳ lạ hình như nó muốn chối từ lòng thương cảm nhỏ nhoi của Khản dành cho nó. Ðôi mắt nó nhuốm đầy vẻ chán chường, khinh bạc hình như nó muốn nói :
"Biến hóa lẽ huyền vi
Ta tột đỉnh quyền uy
Cũng ngã vực hư vô
Thân hơn chi hạt bụi
Gọi : "Quốc, quốc, gia, gia"
Ta gọi nước, gọi nhà
gọi chi họa ngôi báu
Biến hóa lẽ huyền vi"
Và từ trong đôi mắt đó, bỗng ưá ra hai giọt nước. Hai giọt nước chảy xuống bỗng chốc biến thành hai chùm lông trắng phếu viền phía dưới vành mi mắt của con cuốc và nó chợt vùng vẫy kịch liệt.
Ðột nhiên, một mối thương cảm kỳ lạ, thôi thúc mãnh liệt buộc Khản mở chùm dâyt rói, thảy cả bọn lên trờị Ðược thả, những con cuốc hoảng hốt đập cánh bay tán loạn. Thoáng chút, chúng mất dạng trong những lùm câỵ
De lớn kinh ngạc nhìn Khản. Khản vỗ vai anh bạn nhỏ.
- Về nhà chú sẽ trả tiên cho cháu gấy hai - Lẳng lặng không nói tiếng nàọ Nó cuốn lưới, xin Khản một điếu thốc rồi bơi về. Không biết nó có giận không. Riêng Khản lòng thấy ngùi ngùi vì có một đêm sống cùng những oan hồn người xưa cũ.
Ðến nhà, trời sáng bạch. Khản bước vào trước và thấy trên bộ ngựa xoài trống không. Thằng De nhỏ đang ôm chân bộ ngựạ
Hai chân liệt của nó trắng bợt như mủ nhựa tái sinh có lẽ vì bị ngâm nước quá lâụ Còn xung quanh nó, vô số những con trùng hổ to, dài nhằng đang bò lúc nhúc trên nền nhà, bò vào bếp nấu ăn, bò lên chân bàn thờ, bò đầy gạch cửạ
De lớn xách đèn và lưới đi saụ Khi thấy thằng em ngồi bệt dưới đất, nó hoảng hốt ẵm em lên và cằn nhằn :
- Mầy làm cái gì vậỵ Tao đã dặn rồị Tao đi vắng thì nằm nghỉ. Ðừng bò tới bò lui nó té mà mầy cãi taọ
- Mày kỳ quá !
Thằng De nhỏ rươm rướm nước mắt.
- Tao đu lên ngựa không được. Chớ tao muốn ở đây làm gì. Mấy tiếng đồng hồ bị nước ngập, chân tao tê cứng rồi nè.
- Vậy chớ mầy bò ra ngoài làm chi
Thằng De nhỏ vẫn thút thít :
- Tao nằm chiêm bao thấy ba với má về kêut ao đi tỉnh chơị Tao chạy theo, ai ngờ nó té xuống, chớ tao muốn đâu !
Thằng De lớn lấy đồ thay cho em. Khi nó lột cái quần ướt của thằng em ra để thay quần khác thì ở kế ngay bộ phận sinh dục teo héo của thằng De nhỏ rớt ra năm sáu con trùng hổ. De lớn lấy tay bốc liệng xuống đất.
- Mầy cứ đi hoài, một mình tao ở nhà buồn muốn chết - De nhỏ nóị
- Không đi làm sao có tiền, mà thôi tao không đi ban đêm nữa đâu - De lớn vừa nói, vừa đưa tay xoa xoa, bóp bóp cái chân trắng bệch, què quặt của đứa em.
Qua lổ thủng trên vách, ánh sáng tràn vào nhà. Thằng De lớn gục đầu nhìn đôi chân thằng em và khóc. Những giọt nước mắt rơi lả tả xuống chiếụ
Chợt phía dưới cầu tầu, có tiếng gọi lớn :
- De Sam nước đá về kìạ
Khản vội cho tay vào túi quần móc lấy cái gì mà mình cũng không biết. Những ngón tay gầy thô của anh đụng nhằm một vật hình như nó là gói thuốc.
- Chú cất đi - De lớn nói - Tôi không đi thổi cuốc nữa ! Nó bước nhanh về phía cầu tàụ
Phương Ðông. Mặt trời lên. Mặt vùng ánh sáng chói chang như một bông hồng rực thắm cài trên ngực áo buổi bình minh.
Khản vuốt mặt, thẫn thờ nhìn.219
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment