Hồi 164
Tiểu Hoàng đế mưu lược cao thâm
Vi Tiểu Bảo gật đầu hỏi:
- Tướng quân nói thế là phải. Đức Hoàng thượng cực kỳ anh minh, không hiểu ngài chê trách tướng quân về chỗ nào? Tướng quân còn tâu những gì nữa?
Thi Lang đáp:
- Hoàng thượng phán hỏi phương lược tấn công Đài Loan, ty chức tâu rằng:
Binh tướng ở Đài Loan tuy rất tinh nhuệ nhưng chỉ còn số ít. Nhà Đại Thanh muốn tấn công Đài Loan nên thi hành hai phương lược. Một mặt dùng kế phản gián, khiến nội bộ bọn chúng sinh mối bất hòa. Trước hết phao ngôn Trần Vĩnh Hoa có ý phế chủ tự lập, hắn cùng Lưu Quốc Hiên hợp tác, mưu đồ thoán vị. Trịnh Kinh là người xét việc bất minh, hắn sinh lòng ngờ vực không chừng hạ sát cả hai lão Trần, Lưu.
Dù hắn không giết chúng cũng quyết chẳng trọng dụng và tước bớt quyền bính.
Hai là họ Trần, họ Lưu một người tướng văn, một người tướng võ, là hai cây cột trụ của Đài Loan. Bên ta làm cho cả hai tên phải bỏ đi là tốt nhất, hay bớt được một tên cũng thành thế một cây cột khó bề chống đỡ cả tòa nhà.
Vi Tiểu Bảo ngấm ngầm kinh hãi, mắng thầm:
- Con mẹ nó! Mi định hại sư phụ ta.
Gã lại tự nhủ:
- Thằng cha này nói rõ cho ta hay ý muốn gia hại sư phụ ta, thì ra hôm ấy hắn cứu Trịnh Khắc Sảng không nhìn thấy ta và dĩ nhiên không biết mối liên quan giữa ta và Thiên Địa Hội.
Gã yên tâm hỏi tiếp:
- Lại còn Nhất kiếm vô huyết Phùng Tích Phạm, tướng quân có biết không?
Thi Lang rất lấy làm kinh dị, hỏi:
- Vi đại nhân cũng biết cả Phùng Tích Phạm ư?
Vi Tiểu Bảo đáp:
- Tại hạ được nghe Hoàng thượng nhắc đến. Nội tình ở Đài Loan Hoàng thượng trông rõ như bàn tay để trước mặt. Ngài còn nói:
Đổng phu nhân chỉ cưng thằng cháu nhỏ là Trịnh Khắc Sảng, chứ không ưa thế tử Trịnh Khắc Tang. Mụ muốn cho con thay đổi lại ngôi thế tử, nhưng Trịnh Kinh không chịu. Vụ này có đúng không?
Thi Lang càng kinh hãi lại càng bội phục, đáp:
- Thánh thiên tử thông tuệ phi thường, cổ kim hiếm có. Ngài ở chốn thâm cung mà mắt thấy xa ngoài muôn dặm. Hoàng thượng nói vậy thật là đúng quá! Chẳng giấu gì hai vị đại nhân:
mới đây Trịnh Khắc Sảng đến Bắc Kinh, ty chức đã gặp gã rồi.
Sách Ngạch Đồ và Vi Tiểu Bảo đồng thanh hỏi:
- Có chuyện đó ư?
Hai người hỏi câu này với vẻ kinh dị lộ ra ngoài mặt. Dĩ nhiên một người lấy làm lạ thật sự, còn một người giả vờ.
Vi Tiểu Bảo nói:
- Nếu vậy thì Thi tướng quân nên khuyên hắn trở về hạ ca ca hắn, tự lập làm Vua. Đồng thời khuyên hắn trước hết là giết Trần Vĩnh Hoa và Lưu Quốc Hiên đi.
Thi Lang vỗ đùi luôn mấy cái rồi đứng lên đáp:
- Vi đại nhân định đoạt công việc một cách rất mau lẹ và sáng suốt, thật khiến cho ty chức phải phục sát đất. Thực tình ty chức vẫn khuyên Trịnh Khắc Sảng như vậy và hắn đã chịu nghe lời.
Thi Lang ngừng lại một chút rồi tiếp:
- Trần Vĩnh Hoa còn có tên nữa là Trần Cận Nam. Ngày trước Trịnh Thành Công dẫn dắt một lũ chó điên ở Giang Nam phản kháng nhà Đại Thanh. Sau khi thất bại, lão trốn ra Đài Loan nhưng có đến hơn mười vạn bộ thuộc cũ không theo đi được, còn tản mát khắp nơi. Trần Vĩnh Hoa vâng lịnh Trịnh Thành Công tổ chức một tà hội làm điều đại nghịch vô đạo mà lại kêu bằng •Thiên Địa Hội•. Lão thu thập bọn thuộc hạ cũ, vẫn âm mưu tạo phản chứ chưa chịu nằm chết một xó. Trần Vĩnh Hoa thường thường bí mật rời Đài Loan vào nội địa ngấm ngầm bày đặt kế hoạch, mưu đồ đại nghịch. Lần trước lão cùng đi với Trịnh Khắc Sảng mà không hiểu tại sao lại sinh lòng gia hại họ Trịnh. Xem chừng lão thực sự muốn tự lập mình làm chúa ở Đài Loan chứ không phải ty chức nói vu cho lão.
Vi Tiểu Bảo hỏi:
- Sao Thi tướng quân lại biết rõ những vụ này? Chẳng lẽ tướng quân ngấm ngầm phái người lui tới Đài Loan để dò la tin tức?
Thi Lang đáp:
- Lúc nào ty chức cũng nghĩ đến chuyện tấn công Đài Loan. Năm trước ở Hạ Môn, Kim Môn, ty chức đã phái rất nhiều người trà trộn đến Đài Loan làm gián điệp.
Thi Lang thở phào nói tiếp:
- Lần này Trịnh Khắc Sảng vào nội địa đem theo bọn vệ sĩ dưới trướng. Ty chức cũng cho người trà trộn vào trong bọn thủ hạ của hắn. Vì thế bọn chúng đến Bắc Kinh là ty chức nhận được tin ngay. Ty chức nhận thấy đây là cơ hội ngàn năm một thưở, có thể quăng một mẻ lưới quét hết Trần Vĩnh Hoa và thủ hạ, một bọn phản tặc cực kỳ lợi hại! Bỗng hắn thở dài nói tiếp:
- Hỡi ơi! Thật là đáng tiếc! Ty chức làm thủy sư đề đốc ở Phúc Kiến, nhưng đến Bắc Kinh chẳng có một chút chức quyền gì để điều động binh mã. Ngay hôm ty chức nhận được tin, lập tức đến Binh bộ báo cáo. Đáng trách là ba năm nay ty chức thường đến Binh bộ luôn chỉ để xin về nhiệm sở ở Phúc Kiến. Ai thấy ty chức vào cũng chán ngấy. Lần này dĩ nhiên ty chức không được ra mắt quan Thượng thơ cùng quan Thị lang. Thậm chí những lang trung, viên ngoại lang ở ty Võ tuyền, ty Xa giá, hễ nghe ty chức báo danh là lập tức bị khước từ. Họ bảo không được rảnh để cho vào tiếp kiến.
Sách Ngạch Đồ và Vi Tiểu Bảo đều rũ ra mà cười.
Vi Tiểu Bảo tuy miệng cười mà trong lòng hồi hộp nghĩ thầm:
- Hú vía! Thật là hú vía! Hôm ấy hắn đến báo cáo mà Binh bộ phái đại đội nhân mã đi tróc nã phản tặc thì cái đầu của lão gia này đã bay về nhà bà ngoại rồi.
Thi Lang thấy hai người cười rộ, hắn rất lấy làm hổ thẹn, nhìn ra chỗ khác, tuyệt không để ý gì đến vẻ mặt của Vi Tiểu Bảo nên không hiểu gã có ý sợ sệt.
Từ ngày Thi Lang được Vua Khang Hy tuyên triệu đến Bắc Kinh, hắn chỉ được ra mắt Hoàng đế một lần, rồi từ đó ăn đợi nằm chờ chẳng có việc gì. Hắn vẫn là thủy sư đề đốc ở Phúc Kiến, hàm vẫn nguyên Tĩnh Hải tướng quân, nhưng ở Bắc Kinh chỉ lĩnh lương ăn chứ chẳng có quyền chức gì, so với một tên tiểu công sai ở Thiên phủ nha môn cũng còn kém uy thế. Hắn là một hán tử hùng tâm tráng chí lâm vào tình trạng bị khốn trong thành sầu, ruột nóng như kiến bò trên nồi rang. Vì thế trong ba năm trời, cứ vài ngày là hắn lại đến Binh bộ để hỏi tin tức. Hắn phải vung tiền hoặc mua quà tặng cho những người trong bộ thành ra mười năm làm quan gom góp được bao nhiêu đều bỏ vào túi không đáy của bọn quan trường ở Bắc Kinh. Hoàng đế không tuyên triệu, hắn chẳng có cơ hội giãi bày, mà ngồi chờ thượng dụ thì không biết đến năm nào tháng nào mới được. Về sau Binh bộ nha môn nghe đến cái tên Thi Lang là phải nhức đầu. Trong tay hắn hết tiền, không lấy gì đút lót nên chẳng ai muốn tiếp kiến.
Vi Tiểu Bảo định thần hỏi:
- Bọn người ở Binh bộ nha môn thế là đã làm lỡ quốc gia đại sự. Tội này không nhỏ đâu.
Thi Lang vội gạt đi:
- Không không! Xin Vi đại nhân đừng phiền trách đến Binh bộ. Đó là họ không hiểu có việc khẩn cấp báo cáo mà chỉ tưởng ty chức đến quấy rầy xin về nhiệm sở. Noi cho cùng thì cũng không phải là quyền của họ thỏa mãn ty chức được. Vậy họ chán ngấy ty chức là điều không nên trách cứ.
Hắn ngừng lại một chút rồi tiếp:
- Khi ấy ty chức rất nóng lòng tự nghĩ:
Mình đã biết bọn Trần Vĩnh Hoa, Trịnh Khắc Sảng đến Bắc Kinh, chẳng lẽ để chúng bình yên vô sự trở về? Ty chức liền một mình hành động, lần mò đến trụ sở của bọn Thiên Địa Hội để dò la tin tức. Ty chức do viện sau tiến vào. Vừa đến bên cổng hậu đã nghe tiếng khí giới chạm nhau chát chúa. Có người đánh nhau rồi.
Vi Tiểu Bảo hỏi:
- Ủa! Té ra bọn Thiên Địa Hội đã xảy cuộc xích mích nội bộ. Ai đánh nhau với ai?
Trong lòng hồi hộp vô cùng, gã không hiểu Thi Lang có nhìn thấy mặt Sách Ngạch Đồ không. Hắn mà nhận diện được Sách Ngạch Đồ thì rồi cũng nhận ra được gã.
Thi Lang đáp:
- Ty chức chỉ có một mình cô độc, mạo hiểm vào hang cọp, dĩ nhiên không dám lỗ mãng, phải lén lút ẩn vào sau đống củi ngồi lắng tai nghe một lúc thì ra một bên là Trịnh Khắc Sảng và Phùng Tích Phạm hai người đánh nhau với Trần Vĩnh Hoa.
Vi Tiểu Bảo nói:
- Tướng quân càng nói tại hạ càng lấy làm kỳ. Không chừng lúc đó Thi tướng quân đầu óc hoang mang, lòng dạ hồi hộp mà nghe lộn chăng?
Thi Lang lắc đầu đáp:
- Ty chức không nghe lộn đâu. Ba người đánh nhau một lúc thì Trần Vĩnh Hoa kém thế. Ty chức đã mừng thầm trong bụng vì chuyến này mà hai người kia giết được Trần Vĩnh Hoa là đại sự Ổn định. Nhưng không hiểu sau Trần Vĩnh Hoa dùng ngụy kế gì, đột nhiên chuyển bại thành thắng. Lão chém thương một cánh tay Phùng Tích Phạm. Bọn người Thiên Địa Hội lại đến giúp sức bắt sống Trịnh Khắc Sảng giam vào trong một cỗ quan tài bỏ không.
Vi Tiểu Bảo cười ha hả nói:
- Nhảm quá! Nhảm quá! Tại hạ quyết không tin chuyện này. Thi tướng quân thật khéo nói giỡn.
Sách Ngạch Đồ cũng lắc đầu nói:
- Sách mỗ cũng chưa từng nghe thấy chuyện kỳ dị như vậy bao giờ.
Thi Lang nói bằng một giọng kiên quyết:
- Ty chức mà tai không nghe thấy...
Vi Tiểu Bảo ngắt lời:
- Tướng quân chỉ tai nghe thôi ư? Chẳng lẽ lại mắt không trông thấy?
Thi Lang giương mắt lên chăm chú nhìn vào mặt Vi Tiểu Bảo một lúc rồi đáp:
- Khi đó ty chức ẩn ở phía sau đống cỏ nên chỉ nghe chứ không nhìn thấy.
Vi Tiểu Bảo thở phào một cái hỏi:
- Rồi sau sao nữa?
Thi Lang đáp:
- Sau một lúc bọn Trần Vĩnh Hoa bỏ đi, ty chức vội chạy đến mở quan tài để cứu Trịnh Khắc Sảng ra.
Vi Tiểu Bảo nói:
- Tại hạ còn có điều chưa hiểu.
Thi Lang hỏi:
- Xin hỏi Vi đại nhân có điều chi không hiểu?
Vi Tiểu Bảo nói:
- Thi tướng quân ở trong phòng chứa củi thì lấy đâu ra được bút mực và giấy để giết một lô?
Thi Lang giật mình kinh hãi hỏi:
- Có lô... gì đâu?
Vi Tiểu Bảo đáp:
- Sau khi Thi tướng quân cứu Trịnh Khắc Sảng ra rồi chẳng đã để lại trong quan tài một... một phong thư dài gửi cho Trần Vĩnh Hoa. Dường như trong thư viết nhiều chữ lắm để thương lượng một việc lớn với Thiên Địa Hội.
Thi Lang sắc mặt tái mét ấp úng hỏi:
- Cái... cái đó sao... sao Vi đại nhân cũng biết?
Vi Tiểu Bảo tủm tỉm cười đáp:
- Cái đó là tại hạ đoán mò thôi, không phải chuyện thật đâu. Nếu Thi tướng quân không viết bức thư nào để lại thì cứ coi như là tại hạ nói nhăng nói càn, bất tất phải hoang mang.
Nguyên Vi Tiểu Bảo tuy nghe Thi Lang nói là hôm ấy chưa nhìn thấy gã, nhưng gã vẫn hoài nghi không thể xác định, gã liền nghĩ cách kiềm chế hắn trước, để hắn sinh lòng úy kỵ. Gã đã biết Thi Lang chỉ để lại trong quan tài mảnh giấy viết mấy chữ, mà nói trẹo đi là lưu lại một phong thư dài.
Trịnh Khắc Sảng và Trần Vĩnh Hoa đều là những nhân vật đứng đầu trong bọn phản nghịch. Thế mà Thi Lang giải cứu Trịnh Khắc Sảng là mang một phần trách nhiệm cực kỳ trọng đại, có thể nói là hắn câu kết với Trần Vĩnh Hoa thì viết một phong thư dài sẽ đưa đến sự việc không phải tầm thường.
Trong lúc nhất thời, Thi Lang tâm thần hoảng hốt. Tuy hắn là người trí dũng song toàn mà cũng không khoi chân tay luống cuống. Hắn vội giải thích:
Hôm ấy ty chức đã viết một cánh thiếp từ trước, lúc ở nhà tro...
Vi Tiểu Bảo ngắt lời:
- Quả nhiên là một phong thư mà Thi tướng quân đã viết cẩn thận từ trước...
Thi Lang vội cãi:
- Không, không phải thơ, chỉ có một tấm thiếp...
Vi Tiểu Bảo nói:
Trên tấm thiếp cũng có thể viết được nhiều chữ.
Thi Lang đáp:
- Ty chức chỉ biết có sáu chữ "Thi Lang bái thượng cố nhân". Ty chức giải cứu Trịnh Khắc Sảng rồi toan rút lui thì một tên phỉ đồ trong Thiên Địa Hội đi tuần qua đó. Ty chức liều phóng chưởng đánh chết rồi bỏ xác vào quan tài cùng một lúc với cánh thiếp.
Vi Tiểu Bảo nói:
- Ủa! Té ra là thế! Gã quay lại hỏi Sách Ngạch Đồ:
- Sách đại ca! Cố nhân là thế nào? Phải chăng chữ "cố" trỏ vào người đã chết rồi?
Sách Ngạch Đồ đáp:
- Cố nhân là người bạn kết giao từ trước.
Vi Tiểu Bảo nói:
- Vậy ra Thi tướng quân và Trần Vĩnh Hoa là chỗ bạn thân đã lâu. Thảo nào...
thảo nào người ta nói vắng mặt nhiều chuyện lắm.
Thi Lang trán toát mồ hôi, năn nỉ:
- Xin hai vị đại nhân minh xét. Những lời gièm pha của người ngoài tưởng hai vị đại nhân không nên để vào tai.
Vi Tiểu Bảo gật đầu đáp:
- Phải rồi! Những lời đồn đại căn cứ vào đâu mà mỗi lúc dám đưa đến tai Hoàng thượng? Thi tướng quân! Tướng quân bảo muốn đánh Đài Loan phải dùng hai cách. Một mặt thiết kế gia hại Trần Vĩnh Hoa và Lưu Quốc Hiên. Còn cách nữa thế nào?
Thi Lang đáp:
- Cách nữa là dùng thủy binh tấn công. Nhưng đánh một nơi khó thành công được, nên giáp công ba đường. Mặt bắc đánh Văn cảng, giữa đánh vào Đài Loan cảng, mé nam đánh vào Cầu cảng. Chỉ cần một nơi thành công để lấy chỗ đổ bộ là người Đài Loan phải rối loạn, thế công sẽ dễ như chẻ tre.
Vi Tiểu Bảo nói:
- Việc thống lãnh thủy quân đánh nhau trên mặt biển chắc tướng quân thành thạo lắm rồi?
Thi Lang đáp:
- Ty chức suốt đời chuyên về thủy quân, quen nghề hải chiến.
Vi Tiểu Bảo chợt động tâm nghĩ thầm:
- Thằng cha này mà giết cả nhà họ Trịnh thì dĩ nhiên thằng lỏi Trịnh Khắc Sảng cũng rơi đầu, thật là tuyệt diệu. Nhưng Trịnh Thành Công là một bậc đại anh hùng, đại hảo hán mà bị chết cả nhà thì ta cũng chẳng yên tâm được. Huống chi hắn đánh Đài Loan là nguy hại cho sư phụ ta. Vậy ta phải tìm cách cản trở mới được.
Thi Lang đã chuyên nghề thủy chiến thì kế hoạch này nhất cử lưỡng đắc.
Gã quay lại hỏi Sách Ngạch Đồ:
- Đại ca! Đại ca tính vụ này nên làm thế nào?
Sách Ngạch Đồ đáp:
- Đức Hoàng thượng là bậc thánh minh, trù mưu tính kế không chỗ nào thiếu sót. Bọn nô tài chúng ta chỉ việc nghe thượng dụ của thánh chúa mà hành động là xong.
Vi Tiểu Bảo lẩm bẩm:
- Lão này khôn róc tổ, không muốn hứng lấy mối liên can.
Gã nhìn Thi Lang hỏi:
- Bọn phản tặc trong Thiên Địa Hội đến Bắc Kinh ngụ Ở chỗ nào?
Thi Lang đáp:
- Sau khi xảy ra vụ đó, bọn chúng kéo đi ngay đêm, hiện giờ không biết ở đâu. Ty chức không được tin tức gì nữa.
Vi Tiểu Bảo dặn:
- Lần sau Trịnh Khắc Sảng và Trần Vĩnh Hoa đến Bắc Kinh thì Thi tướng quân bất tất phải đến gõ cửa Binh bộ, cứ báo tin thẳng cho tại hạ. Tại hạ sẽ thân hành đi mời Trần Vĩnh Hoa đến đây chơi mấy bữa.
Thi Lang đáp:
- Dạ dạ! Vi đại nhân điều động Kiêu Kỵ doanh và ngự tiền thị vệ thì dĩ nhiên bắt được chúng ngay.
Vi Tiểu Bảo cầm chung trà nâng lên rồi hô gia nhân:
- Tiễn chân khách! Thi Lang đứng dậy đáp lễ cáo từ ra đi.
Lát sau Sách Ngạch Đồ cũng rút lui.
Vi Tiểu Bảo nghĩ thầm:
- Việc này không nên chậm trễ.
Gã liền vào cung ra mắt Hoàng đế tâu về việc Thi Lang muốn tần công Đài Loan.
Vua Khang Hy nói:
- Trước hết hãy tảo trừ Tam phiên rồi hãy bình định Đài Loan. Việc tấn công phải theo thứ tự như vậy. Thi Lang quả là một nhân tài nhưng trẫm e cho hắn trở về Phúc Kiến, hắn nóng lòng lập công, rửa hận, hành động hấp tấp, có khi để Đài Loan biết trước mà đề phòng, nên còn lưu hắn ở lại Bắc Kinh.
Vi Tiểu Bảo trong lòng lúc trước rất lấy làm kỳ, gã không hiểu tại sao tiểu Hoàng đế muốn lưu Thi Lang ở lại Bắc Kinh, bây giờ gã nghe nhà Vua thuyết một hồi liền tỉnh ngộ tâu:
- Phải lắm! Phải lắm! Thi Lang trở về Phúc Kiến, nhất định hắn đóng thêm chiến thuyền, thao diễn trận pháp rầm rộ, sẽ đưa đến chỗ rút dây động rừng, khiến địch nhân biết mà đề phòng. Việc tấn công Đài Loan cần giữ tuyệt đối bí mật, thần không hay quỷ không biết. Bề ngoài vẫn yên lặng như tờ rồi bất thình lình tiến đánh. Có thế thì mấy thằng lỏi họ Trịnh mới chân tay cuống quít không biết đường nào chống đỡ.
Vua Khang Hy mỉm cười nói:
- Chính là thế đó! Hơn nữa, khiển tướng không bằng khích tướng. Trẫm lưu Thi Lang lại Bắc Kinh để khí lực toàn thân hắn không có chỗ phát huy. Hắn cho là trẫm không chịu trọng dụng thì đến lúc điều động dĩ nhiên hắn cố gắng liều mạng để phô trương đảm lược, chứ không dám lơ là chểnh mảng.
Vi Tiểu Bảo tán dương:
- Diệu kế của Hoàng thượng, Gia Cát Lượng cũng không hơn được. Nô tài đã coi tấn tuồng "Định quân sơn". Gia Cát Lượng dùng cách khích tướng mà lão Hoàng Trung hăng hái liều mạng vung một đao chém chết vai kép chính Xuân hạ thu đông gì đó.
Vua Khang Hy nói:
- Đó là Hạ Hầu Uyên chứ không phải xuân hạ thu đông.
Vi Tiểu Bảo nói:
- Dạ dạ! Trí nhớ của Hoàng thượng hay thiệt! Hoàng thượng coi hát rồi nhớ được cả danh tự của vai trò.
Nhà Vua cười đáp:
- Danh tự của vai trò trong sách đã có chép.
Đoạn nhà Vua hất hàm hỏi:
- Thi Lang đã đưa biếu ngươi món gì?
Vi Tiểu Bảo kinh ngạc không bút nào tả xiết. Gã đáp:
- Chẳng chuyện gì là Hoàng thượng không hay. Thi Lang tặng cho nô tài một cái bát ngọc nhưng nô tài không thích lắm.
Vua Khang Hy hỏi lại:
- Bát ngọc có chỗ nào không hay?
Vi Tiểu Bảo tâu:
- Bát ngọc tuy trân quý nhưng chỉ rớt một cái là vỡ tan. Nô tài phục vụ cho Hoàng thượng, hai tay bưng bát vàng ngàn năm đập không bể, để muôn năm không han rỉ. Cái đó mới thật là quý, so với bát ngọc còn hay hơn nhiều.
Vua Khang Hy nổi lên tràng cười ha hả.
Vi Tiểu Bảo tâu:
- Tâu Hoàng thượng! Nô tài đột nhiên nảy ra một chủ ý, xin trình bày để Hoàng thượng nghe xem có dùng được chăng?
Nhà Vua hỏi:
- Chủ ý gì?
Vi Tiểu Bảo dáp:
- Thi Lang nói là chuyên môn thống lãnh thủy binh, rất thạo hải chiến...
Vua Khang Hy vỗ tay xuống mặt bàn reo lên:
- Hảo chủ ý! Hảo chủ ý! Ngươi thật là thông minh! Ngươi đem hắn đi Liêu Đông, phái hắn đến đánh đảo Thần Long.
Vi Tiểu Bảo trong lòng kinh hãi trợn mắt lên nhìn nhà Vua hồi lâu rồi nói:
- Hoàng thượng nhất định là bậc thần tiên giáng hạ phàm trần. Chủ ý của nô tài còn để trong lòng chưa nói ra ngoài miệng mà Hoàng thượng đã biết rồi.
Vua Khang Hy mỉm cười phán:
- Ngươi khéo nịnh lắm! Tiểu Quế Tử! Kế ấy tuyệt diệu! Trẫm đang lo ngươi đi đánh Thần Long đảo chưa chắc đã thành công. Thi Lang là một nhân tài chuyên về hải chiến, vậy bảo hắn đến Thần Long đảo trước thao diễn. Nhưng vụ này không thể để tiết lộ ra ngoài.
Vi Tiểu Bảo vội đáp:
- Dạ dạ! Nô tài cẩn tuân thượng dụ.
Vua Khang Hy lập tức phái người đi triệu Thi Lang đến, bảo hắn:
- Trẫm phái Vi Tiểu Bảo lên núi Trường Bạch tế trời. Y hết sức tiến cử ngươi, tâu với trẫm là ngươi mẫn cán, hành động rất đắc lực, muốn đem ngươi đi theo.
Trẫm tạm thời chuẩn tấu nhưng chưa tin hẳn.
Vi Tiểu Bảo cười thầm nghĩ bụng:
- Gia Cát Lượng lại dùng kế khích lão Hoàng Trung.
Thi Lang dập đầu binh binh tâu:
- Nô tài được theo Vi đô thống đi làm vương sự, nhất định tận trung liều mạng, không dám tiếc thân mình, để báo đáp thiên ân của thánh thượng.
Nhà Vua phán:
- Trẫm hãy thử tài ngươi một lần xem sao, nếu quả nhiên ngươi được việc thì sau này sẽ giao sứ mạng lớn hơn cho.
Thi Lang mừng rỡ dập đầu tâu:
- Thiên ơn của thánh thượng bát ngát như trời biển.
Nhà Vua lại dặn:
- Việc này rất thân mật. Ngoài Vi Tiểu Bảo, trong triều chẳng một ai hay. Ngươi nhất thiết phải tuân lệnh Vi đô thống mà hành sự. Trẫm dặn ngươi bấy nhiêu là đủ.
Ngươi hãy lui ra.
Thi Lang dập đầu tạ Ơn toan rút lui thì nhà Vua mỉm cười nói:
- Vi đô thống đối đãi với ngươi thật hết lòng. Ngươi đúc một cái bát vàng lớn mà tặng cho y.
Thi Lang "dạ" một tiếng. Trong lòng hắn kinh hãi, không hiểu nhà Vua nói câu này có dụng ý gì, nhưng liếc mắt nhìn trộm thấy long nhan hớn hở thì chắc không phải chuyện dở.
Vi Tiểu Bảo về đến Tước phủ đã thấy Thi Lang đứng chờ ở cửa, hắn ngỏ lời thiên ơn vạn tạ về vụ được tiến cử.
Vi Tiểu Bảo cười nói:
- Thi tướng quân! Chuyến này ta phải khuất tất tướng quân một chút. Xin tướng quân làm chức tham lãnh nhỏ bé ở trong doanh trại để người ngoài khỏi hay biết.
Thi Lang cả mừng đáp:
- Ty chức nhất thiết nghe theo lời Đô thống đại nhân.
Hắn biết Vi Tiểu Bảo càng cho hắn làm chức nhỏ là càng coi thân cận như người nhà thì bước tiến trình của hắn càng có cơ tiến triển rất mạnh. Giả tỷ bảo hắn làm một tên thân binh, hắn càng khoan khoái.
Vi Tiểu Bảo lẩm bẩm:
- Lão gia đã định trốn đi chẳng làm quan nữa. Bây giờ lại tìm được một tên tiểu quỷ chết thay mình. Vậy để hắn ra Thần Long đảo mà liều mạng chết cả đôi với Hồng giáo chủ, cho bọn bay "thọ dữ trùng tề".
- Tướng quân nói thế là phải. Đức Hoàng thượng cực kỳ anh minh, không hiểu ngài chê trách tướng quân về chỗ nào? Tướng quân còn tâu những gì nữa?
Thi Lang đáp:
- Hoàng thượng phán hỏi phương lược tấn công Đài Loan, ty chức tâu rằng:
Binh tướng ở Đài Loan tuy rất tinh nhuệ nhưng chỉ còn số ít. Nhà Đại Thanh muốn tấn công Đài Loan nên thi hành hai phương lược. Một mặt dùng kế phản gián, khiến nội bộ bọn chúng sinh mối bất hòa. Trước hết phao ngôn Trần Vĩnh Hoa có ý phế chủ tự lập, hắn cùng Lưu Quốc Hiên hợp tác, mưu đồ thoán vị. Trịnh Kinh là người xét việc bất minh, hắn sinh lòng ngờ vực không chừng hạ sát cả hai lão Trần, Lưu.
Dù hắn không giết chúng cũng quyết chẳng trọng dụng và tước bớt quyền bính.
Hai là họ Trần, họ Lưu một người tướng văn, một người tướng võ, là hai cây cột trụ của Đài Loan. Bên ta làm cho cả hai tên phải bỏ đi là tốt nhất, hay bớt được một tên cũng thành thế một cây cột khó bề chống đỡ cả tòa nhà.
Vi Tiểu Bảo ngấm ngầm kinh hãi, mắng thầm:
- Con mẹ nó! Mi định hại sư phụ ta.
Gã lại tự nhủ:
- Thằng cha này nói rõ cho ta hay ý muốn gia hại sư phụ ta, thì ra hôm ấy hắn cứu Trịnh Khắc Sảng không nhìn thấy ta và dĩ nhiên không biết mối liên quan giữa ta và Thiên Địa Hội.
Gã yên tâm hỏi tiếp:
- Lại còn Nhất kiếm vô huyết Phùng Tích Phạm, tướng quân có biết không?
Thi Lang rất lấy làm kinh dị, hỏi:
- Vi đại nhân cũng biết cả Phùng Tích Phạm ư?
Vi Tiểu Bảo đáp:
- Tại hạ được nghe Hoàng thượng nhắc đến. Nội tình ở Đài Loan Hoàng thượng trông rõ như bàn tay để trước mặt. Ngài còn nói:
Đổng phu nhân chỉ cưng thằng cháu nhỏ là Trịnh Khắc Sảng, chứ không ưa thế tử Trịnh Khắc Tang. Mụ muốn cho con thay đổi lại ngôi thế tử, nhưng Trịnh Kinh không chịu. Vụ này có đúng không?
Thi Lang càng kinh hãi lại càng bội phục, đáp:
- Thánh thiên tử thông tuệ phi thường, cổ kim hiếm có. Ngài ở chốn thâm cung mà mắt thấy xa ngoài muôn dặm. Hoàng thượng nói vậy thật là đúng quá! Chẳng giấu gì hai vị đại nhân:
mới đây Trịnh Khắc Sảng đến Bắc Kinh, ty chức đã gặp gã rồi.
Sách Ngạch Đồ và Vi Tiểu Bảo đồng thanh hỏi:
- Có chuyện đó ư?
Hai người hỏi câu này với vẻ kinh dị lộ ra ngoài mặt. Dĩ nhiên một người lấy làm lạ thật sự, còn một người giả vờ.
Vi Tiểu Bảo nói:
- Nếu vậy thì Thi tướng quân nên khuyên hắn trở về hạ ca ca hắn, tự lập làm Vua. Đồng thời khuyên hắn trước hết là giết Trần Vĩnh Hoa và Lưu Quốc Hiên đi.
Thi Lang vỗ đùi luôn mấy cái rồi đứng lên đáp:
- Vi đại nhân định đoạt công việc một cách rất mau lẹ và sáng suốt, thật khiến cho ty chức phải phục sát đất. Thực tình ty chức vẫn khuyên Trịnh Khắc Sảng như vậy và hắn đã chịu nghe lời.
Thi Lang ngừng lại một chút rồi tiếp:
- Trần Vĩnh Hoa còn có tên nữa là Trần Cận Nam. Ngày trước Trịnh Thành Công dẫn dắt một lũ chó điên ở Giang Nam phản kháng nhà Đại Thanh. Sau khi thất bại, lão trốn ra Đài Loan nhưng có đến hơn mười vạn bộ thuộc cũ không theo đi được, còn tản mát khắp nơi. Trần Vĩnh Hoa vâng lịnh Trịnh Thành Công tổ chức một tà hội làm điều đại nghịch vô đạo mà lại kêu bằng •Thiên Địa Hội•. Lão thu thập bọn thuộc hạ cũ, vẫn âm mưu tạo phản chứ chưa chịu nằm chết một xó. Trần Vĩnh Hoa thường thường bí mật rời Đài Loan vào nội địa ngấm ngầm bày đặt kế hoạch, mưu đồ đại nghịch. Lần trước lão cùng đi với Trịnh Khắc Sảng mà không hiểu tại sao lại sinh lòng gia hại họ Trịnh. Xem chừng lão thực sự muốn tự lập mình làm chúa ở Đài Loan chứ không phải ty chức nói vu cho lão.
Vi Tiểu Bảo hỏi:
- Sao Thi tướng quân lại biết rõ những vụ này? Chẳng lẽ tướng quân ngấm ngầm phái người lui tới Đài Loan để dò la tin tức?
Thi Lang đáp:
- Lúc nào ty chức cũng nghĩ đến chuyện tấn công Đài Loan. Năm trước ở Hạ Môn, Kim Môn, ty chức đã phái rất nhiều người trà trộn đến Đài Loan làm gián điệp.
Thi Lang thở phào nói tiếp:
- Lần này Trịnh Khắc Sảng vào nội địa đem theo bọn vệ sĩ dưới trướng. Ty chức cũng cho người trà trộn vào trong bọn thủ hạ của hắn. Vì thế bọn chúng đến Bắc Kinh là ty chức nhận được tin ngay. Ty chức nhận thấy đây là cơ hội ngàn năm một thưở, có thể quăng một mẻ lưới quét hết Trần Vĩnh Hoa và thủ hạ, một bọn phản tặc cực kỳ lợi hại! Bỗng hắn thở dài nói tiếp:
- Hỡi ơi! Thật là đáng tiếc! Ty chức làm thủy sư đề đốc ở Phúc Kiến, nhưng đến Bắc Kinh chẳng có một chút chức quyền gì để điều động binh mã. Ngay hôm ty chức nhận được tin, lập tức đến Binh bộ báo cáo. Đáng trách là ba năm nay ty chức thường đến Binh bộ luôn chỉ để xin về nhiệm sở ở Phúc Kiến. Ai thấy ty chức vào cũng chán ngấy. Lần này dĩ nhiên ty chức không được ra mắt quan Thượng thơ cùng quan Thị lang. Thậm chí những lang trung, viên ngoại lang ở ty Võ tuyền, ty Xa giá, hễ nghe ty chức báo danh là lập tức bị khước từ. Họ bảo không được rảnh để cho vào tiếp kiến.
Sách Ngạch Đồ và Vi Tiểu Bảo đều rũ ra mà cười.
Vi Tiểu Bảo tuy miệng cười mà trong lòng hồi hộp nghĩ thầm:
- Hú vía! Thật là hú vía! Hôm ấy hắn đến báo cáo mà Binh bộ phái đại đội nhân mã đi tróc nã phản tặc thì cái đầu của lão gia này đã bay về nhà bà ngoại rồi.
Thi Lang thấy hai người cười rộ, hắn rất lấy làm hổ thẹn, nhìn ra chỗ khác, tuyệt không để ý gì đến vẻ mặt của Vi Tiểu Bảo nên không hiểu gã có ý sợ sệt.
Từ ngày Thi Lang được Vua Khang Hy tuyên triệu đến Bắc Kinh, hắn chỉ được ra mắt Hoàng đế một lần, rồi từ đó ăn đợi nằm chờ chẳng có việc gì. Hắn vẫn là thủy sư đề đốc ở Phúc Kiến, hàm vẫn nguyên Tĩnh Hải tướng quân, nhưng ở Bắc Kinh chỉ lĩnh lương ăn chứ chẳng có quyền chức gì, so với một tên tiểu công sai ở Thiên phủ nha môn cũng còn kém uy thế. Hắn là một hán tử hùng tâm tráng chí lâm vào tình trạng bị khốn trong thành sầu, ruột nóng như kiến bò trên nồi rang. Vì thế trong ba năm trời, cứ vài ngày là hắn lại đến Binh bộ để hỏi tin tức. Hắn phải vung tiền hoặc mua quà tặng cho những người trong bộ thành ra mười năm làm quan gom góp được bao nhiêu đều bỏ vào túi không đáy của bọn quan trường ở Bắc Kinh. Hoàng đế không tuyên triệu, hắn chẳng có cơ hội giãi bày, mà ngồi chờ thượng dụ thì không biết đến năm nào tháng nào mới được. Về sau Binh bộ nha môn nghe đến cái tên Thi Lang là phải nhức đầu. Trong tay hắn hết tiền, không lấy gì đút lót nên chẳng ai muốn tiếp kiến.
Vi Tiểu Bảo định thần hỏi:
- Bọn người ở Binh bộ nha môn thế là đã làm lỡ quốc gia đại sự. Tội này không nhỏ đâu.
Thi Lang vội gạt đi:
- Không không! Xin Vi đại nhân đừng phiền trách đến Binh bộ. Đó là họ không hiểu có việc khẩn cấp báo cáo mà chỉ tưởng ty chức đến quấy rầy xin về nhiệm sở. Noi cho cùng thì cũng không phải là quyền của họ thỏa mãn ty chức được. Vậy họ chán ngấy ty chức là điều không nên trách cứ.
Hắn ngừng lại một chút rồi tiếp:
- Khi ấy ty chức rất nóng lòng tự nghĩ:
Mình đã biết bọn Trần Vĩnh Hoa, Trịnh Khắc Sảng đến Bắc Kinh, chẳng lẽ để chúng bình yên vô sự trở về? Ty chức liền một mình hành động, lần mò đến trụ sở của bọn Thiên Địa Hội để dò la tin tức. Ty chức do viện sau tiến vào. Vừa đến bên cổng hậu đã nghe tiếng khí giới chạm nhau chát chúa. Có người đánh nhau rồi.
Vi Tiểu Bảo hỏi:
- Ủa! Té ra bọn Thiên Địa Hội đã xảy cuộc xích mích nội bộ. Ai đánh nhau với ai?
Trong lòng hồi hộp vô cùng, gã không hiểu Thi Lang có nhìn thấy mặt Sách Ngạch Đồ không. Hắn mà nhận diện được Sách Ngạch Đồ thì rồi cũng nhận ra được gã.
Thi Lang đáp:
- Ty chức chỉ có một mình cô độc, mạo hiểm vào hang cọp, dĩ nhiên không dám lỗ mãng, phải lén lút ẩn vào sau đống củi ngồi lắng tai nghe một lúc thì ra một bên là Trịnh Khắc Sảng và Phùng Tích Phạm hai người đánh nhau với Trần Vĩnh Hoa.
Vi Tiểu Bảo nói:
- Tướng quân càng nói tại hạ càng lấy làm kỳ. Không chừng lúc đó Thi tướng quân đầu óc hoang mang, lòng dạ hồi hộp mà nghe lộn chăng?
Thi Lang lắc đầu đáp:
- Ty chức không nghe lộn đâu. Ba người đánh nhau một lúc thì Trần Vĩnh Hoa kém thế. Ty chức đã mừng thầm trong bụng vì chuyến này mà hai người kia giết được Trần Vĩnh Hoa là đại sự Ổn định. Nhưng không hiểu sau Trần Vĩnh Hoa dùng ngụy kế gì, đột nhiên chuyển bại thành thắng. Lão chém thương một cánh tay Phùng Tích Phạm. Bọn người Thiên Địa Hội lại đến giúp sức bắt sống Trịnh Khắc Sảng giam vào trong một cỗ quan tài bỏ không.
Vi Tiểu Bảo cười ha hả nói:
- Nhảm quá! Nhảm quá! Tại hạ quyết không tin chuyện này. Thi tướng quân thật khéo nói giỡn.
Sách Ngạch Đồ cũng lắc đầu nói:
- Sách mỗ cũng chưa từng nghe thấy chuyện kỳ dị như vậy bao giờ.
Thi Lang nói bằng một giọng kiên quyết:
- Ty chức mà tai không nghe thấy...
Vi Tiểu Bảo ngắt lời:
- Tướng quân chỉ tai nghe thôi ư? Chẳng lẽ lại mắt không trông thấy?
Thi Lang giương mắt lên chăm chú nhìn vào mặt Vi Tiểu Bảo một lúc rồi đáp:
- Khi đó ty chức ẩn ở phía sau đống cỏ nên chỉ nghe chứ không nhìn thấy.
Vi Tiểu Bảo thở phào một cái hỏi:
- Rồi sau sao nữa?
Thi Lang đáp:
- Sau một lúc bọn Trần Vĩnh Hoa bỏ đi, ty chức vội chạy đến mở quan tài để cứu Trịnh Khắc Sảng ra.
Vi Tiểu Bảo nói:
- Tại hạ còn có điều chưa hiểu.
Thi Lang hỏi:
- Xin hỏi Vi đại nhân có điều chi không hiểu?
Vi Tiểu Bảo nói:
- Thi tướng quân ở trong phòng chứa củi thì lấy đâu ra được bút mực và giấy để giết một lô?
Thi Lang giật mình kinh hãi hỏi:
- Có lô... gì đâu?
Vi Tiểu Bảo đáp:
- Sau khi Thi tướng quân cứu Trịnh Khắc Sảng ra rồi chẳng đã để lại trong quan tài một... một phong thư dài gửi cho Trần Vĩnh Hoa. Dường như trong thư viết nhiều chữ lắm để thương lượng một việc lớn với Thiên Địa Hội.
Thi Lang sắc mặt tái mét ấp úng hỏi:
- Cái... cái đó sao... sao Vi đại nhân cũng biết?
Vi Tiểu Bảo tủm tỉm cười đáp:
- Cái đó là tại hạ đoán mò thôi, không phải chuyện thật đâu. Nếu Thi tướng quân không viết bức thư nào để lại thì cứ coi như là tại hạ nói nhăng nói càn, bất tất phải hoang mang.
Nguyên Vi Tiểu Bảo tuy nghe Thi Lang nói là hôm ấy chưa nhìn thấy gã, nhưng gã vẫn hoài nghi không thể xác định, gã liền nghĩ cách kiềm chế hắn trước, để hắn sinh lòng úy kỵ. Gã đã biết Thi Lang chỉ để lại trong quan tài mảnh giấy viết mấy chữ, mà nói trẹo đi là lưu lại một phong thư dài.
Trịnh Khắc Sảng và Trần Vĩnh Hoa đều là những nhân vật đứng đầu trong bọn phản nghịch. Thế mà Thi Lang giải cứu Trịnh Khắc Sảng là mang một phần trách nhiệm cực kỳ trọng đại, có thể nói là hắn câu kết với Trần Vĩnh Hoa thì viết một phong thư dài sẽ đưa đến sự việc không phải tầm thường.
Trong lúc nhất thời, Thi Lang tâm thần hoảng hốt. Tuy hắn là người trí dũng song toàn mà cũng không khoi chân tay luống cuống. Hắn vội giải thích:
Hôm ấy ty chức đã viết một cánh thiếp từ trước, lúc ở nhà tro...
Vi Tiểu Bảo ngắt lời:
- Quả nhiên là một phong thư mà Thi tướng quân đã viết cẩn thận từ trước...
Thi Lang vội cãi:
- Không, không phải thơ, chỉ có một tấm thiếp...
Vi Tiểu Bảo nói:
Trên tấm thiếp cũng có thể viết được nhiều chữ.
Thi Lang đáp:
- Ty chức chỉ biết có sáu chữ "Thi Lang bái thượng cố nhân". Ty chức giải cứu Trịnh Khắc Sảng rồi toan rút lui thì một tên phỉ đồ trong Thiên Địa Hội đi tuần qua đó. Ty chức liều phóng chưởng đánh chết rồi bỏ xác vào quan tài cùng một lúc với cánh thiếp.
Vi Tiểu Bảo nói:
- Ủa! Té ra là thế! Gã quay lại hỏi Sách Ngạch Đồ:
- Sách đại ca! Cố nhân là thế nào? Phải chăng chữ "cố" trỏ vào người đã chết rồi?
Sách Ngạch Đồ đáp:
- Cố nhân là người bạn kết giao từ trước.
Vi Tiểu Bảo nói:
- Vậy ra Thi tướng quân và Trần Vĩnh Hoa là chỗ bạn thân đã lâu. Thảo nào...
thảo nào người ta nói vắng mặt nhiều chuyện lắm.
Thi Lang trán toát mồ hôi, năn nỉ:
- Xin hai vị đại nhân minh xét. Những lời gièm pha của người ngoài tưởng hai vị đại nhân không nên để vào tai.
Vi Tiểu Bảo gật đầu đáp:
- Phải rồi! Những lời đồn đại căn cứ vào đâu mà mỗi lúc dám đưa đến tai Hoàng thượng? Thi tướng quân! Tướng quân bảo muốn đánh Đài Loan phải dùng hai cách. Một mặt thiết kế gia hại Trần Vĩnh Hoa và Lưu Quốc Hiên. Còn cách nữa thế nào?
Thi Lang đáp:
- Cách nữa là dùng thủy binh tấn công. Nhưng đánh một nơi khó thành công được, nên giáp công ba đường. Mặt bắc đánh Văn cảng, giữa đánh vào Đài Loan cảng, mé nam đánh vào Cầu cảng. Chỉ cần một nơi thành công để lấy chỗ đổ bộ là người Đài Loan phải rối loạn, thế công sẽ dễ như chẻ tre.
Vi Tiểu Bảo nói:
- Việc thống lãnh thủy quân đánh nhau trên mặt biển chắc tướng quân thành thạo lắm rồi?
Thi Lang đáp:
- Ty chức suốt đời chuyên về thủy quân, quen nghề hải chiến.
Vi Tiểu Bảo chợt động tâm nghĩ thầm:
- Thằng cha này mà giết cả nhà họ Trịnh thì dĩ nhiên thằng lỏi Trịnh Khắc Sảng cũng rơi đầu, thật là tuyệt diệu. Nhưng Trịnh Thành Công là một bậc đại anh hùng, đại hảo hán mà bị chết cả nhà thì ta cũng chẳng yên tâm được. Huống chi hắn đánh Đài Loan là nguy hại cho sư phụ ta. Vậy ta phải tìm cách cản trở mới được.
Thi Lang đã chuyên nghề thủy chiến thì kế hoạch này nhất cử lưỡng đắc.
Gã quay lại hỏi Sách Ngạch Đồ:
- Đại ca! Đại ca tính vụ này nên làm thế nào?
Sách Ngạch Đồ đáp:
- Đức Hoàng thượng là bậc thánh minh, trù mưu tính kế không chỗ nào thiếu sót. Bọn nô tài chúng ta chỉ việc nghe thượng dụ của thánh chúa mà hành động là xong.
Vi Tiểu Bảo lẩm bẩm:
- Lão này khôn róc tổ, không muốn hứng lấy mối liên can.
Gã nhìn Thi Lang hỏi:
- Bọn phản tặc trong Thiên Địa Hội đến Bắc Kinh ngụ Ở chỗ nào?
Thi Lang đáp:
- Sau khi xảy ra vụ đó, bọn chúng kéo đi ngay đêm, hiện giờ không biết ở đâu. Ty chức không được tin tức gì nữa.
Vi Tiểu Bảo dặn:
- Lần sau Trịnh Khắc Sảng và Trần Vĩnh Hoa đến Bắc Kinh thì Thi tướng quân bất tất phải đến gõ cửa Binh bộ, cứ báo tin thẳng cho tại hạ. Tại hạ sẽ thân hành đi mời Trần Vĩnh Hoa đến đây chơi mấy bữa.
Thi Lang đáp:
- Dạ dạ! Vi đại nhân điều động Kiêu Kỵ doanh và ngự tiền thị vệ thì dĩ nhiên bắt được chúng ngay.
Vi Tiểu Bảo cầm chung trà nâng lên rồi hô gia nhân:
- Tiễn chân khách! Thi Lang đứng dậy đáp lễ cáo từ ra đi.
Lát sau Sách Ngạch Đồ cũng rút lui.
Vi Tiểu Bảo nghĩ thầm:
- Việc này không nên chậm trễ.
Gã liền vào cung ra mắt Hoàng đế tâu về việc Thi Lang muốn tần công Đài Loan.
Vua Khang Hy nói:
- Trước hết hãy tảo trừ Tam phiên rồi hãy bình định Đài Loan. Việc tấn công phải theo thứ tự như vậy. Thi Lang quả là một nhân tài nhưng trẫm e cho hắn trở về Phúc Kiến, hắn nóng lòng lập công, rửa hận, hành động hấp tấp, có khi để Đài Loan biết trước mà đề phòng, nên còn lưu hắn ở lại Bắc Kinh.
Vi Tiểu Bảo trong lòng lúc trước rất lấy làm kỳ, gã không hiểu tại sao tiểu Hoàng đế muốn lưu Thi Lang ở lại Bắc Kinh, bây giờ gã nghe nhà Vua thuyết một hồi liền tỉnh ngộ tâu:
- Phải lắm! Phải lắm! Thi Lang trở về Phúc Kiến, nhất định hắn đóng thêm chiến thuyền, thao diễn trận pháp rầm rộ, sẽ đưa đến chỗ rút dây động rừng, khiến địch nhân biết mà đề phòng. Việc tấn công Đài Loan cần giữ tuyệt đối bí mật, thần không hay quỷ không biết. Bề ngoài vẫn yên lặng như tờ rồi bất thình lình tiến đánh. Có thế thì mấy thằng lỏi họ Trịnh mới chân tay cuống quít không biết đường nào chống đỡ.
Vua Khang Hy mỉm cười nói:
- Chính là thế đó! Hơn nữa, khiển tướng không bằng khích tướng. Trẫm lưu Thi Lang lại Bắc Kinh để khí lực toàn thân hắn không có chỗ phát huy. Hắn cho là trẫm không chịu trọng dụng thì đến lúc điều động dĩ nhiên hắn cố gắng liều mạng để phô trương đảm lược, chứ không dám lơ là chểnh mảng.
Vi Tiểu Bảo tán dương:
- Diệu kế của Hoàng thượng, Gia Cát Lượng cũng không hơn được. Nô tài đã coi tấn tuồng "Định quân sơn". Gia Cát Lượng dùng cách khích tướng mà lão Hoàng Trung hăng hái liều mạng vung một đao chém chết vai kép chính Xuân hạ thu đông gì đó.
Vua Khang Hy nói:
- Đó là Hạ Hầu Uyên chứ không phải xuân hạ thu đông.
Vi Tiểu Bảo nói:
- Dạ dạ! Trí nhớ của Hoàng thượng hay thiệt! Hoàng thượng coi hát rồi nhớ được cả danh tự của vai trò.
Nhà Vua cười đáp:
- Danh tự của vai trò trong sách đã có chép.
Đoạn nhà Vua hất hàm hỏi:
- Thi Lang đã đưa biếu ngươi món gì?
Vi Tiểu Bảo kinh ngạc không bút nào tả xiết. Gã đáp:
- Chẳng chuyện gì là Hoàng thượng không hay. Thi Lang tặng cho nô tài một cái bát ngọc nhưng nô tài không thích lắm.
Vua Khang Hy hỏi lại:
- Bát ngọc có chỗ nào không hay?
Vi Tiểu Bảo tâu:
- Bát ngọc tuy trân quý nhưng chỉ rớt một cái là vỡ tan. Nô tài phục vụ cho Hoàng thượng, hai tay bưng bát vàng ngàn năm đập không bể, để muôn năm không han rỉ. Cái đó mới thật là quý, so với bát ngọc còn hay hơn nhiều.
Vua Khang Hy nổi lên tràng cười ha hả.
Vi Tiểu Bảo tâu:
- Tâu Hoàng thượng! Nô tài đột nhiên nảy ra một chủ ý, xin trình bày để Hoàng thượng nghe xem có dùng được chăng?
Nhà Vua hỏi:
- Chủ ý gì?
Vi Tiểu Bảo dáp:
- Thi Lang nói là chuyên môn thống lãnh thủy binh, rất thạo hải chiến...
Vua Khang Hy vỗ tay xuống mặt bàn reo lên:
- Hảo chủ ý! Hảo chủ ý! Ngươi thật là thông minh! Ngươi đem hắn đi Liêu Đông, phái hắn đến đánh đảo Thần Long.
Vi Tiểu Bảo trong lòng kinh hãi trợn mắt lên nhìn nhà Vua hồi lâu rồi nói:
- Hoàng thượng nhất định là bậc thần tiên giáng hạ phàm trần. Chủ ý của nô tài còn để trong lòng chưa nói ra ngoài miệng mà Hoàng thượng đã biết rồi.
Vua Khang Hy mỉm cười phán:
- Ngươi khéo nịnh lắm! Tiểu Quế Tử! Kế ấy tuyệt diệu! Trẫm đang lo ngươi đi đánh Thần Long đảo chưa chắc đã thành công. Thi Lang là một nhân tài chuyên về hải chiến, vậy bảo hắn đến Thần Long đảo trước thao diễn. Nhưng vụ này không thể để tiết lộ ra ngoài.
Vi Tiểu Bảo vội đáp:
- Dạ dạ! Nô tài cẩn tuân thượng dụ.
Vua Khang Hy lập tức phái người đi triệu Thi Lang đến, bảo hắn:
- Trẫm phái Vi Tiểu Bảo lên núi Trường Bạch tế trời. Y hết sức tiến cử ngươi, tâu với trẫm là ngươi mẫn cán, hành động rất đắc lực, muốn đem ngươi đi theo.
Trẫm tạm thời chuẩn tấu nhưng chưa tin hẳn.
Vi Tiểu Bảo cười thầm nghĩ bụng:
- Gia Cát Lượng lại dùng kế khích lão Hoàng Trung.
Thi Lang dập đầu binh binh tâu:
- Nô tài được theo Vi đô thống đi làm vương sự, nhất định tận trung liều mạng, không dám tiếc thân mình, để báo đáp thiên ân của thánh thượng.
Nhà Vua phán:
- Trẫm hãy thử tài ngươi một lần xem sao, nếu quả nhiên ngươi được việc thì sau này sẽ giao sứ mạng lớn hơn cho.
Thi Lang mừng rỡ dập đầu tâu:
- Thiên ơn của thánh thượng bát ngát như trời biển.
Nhà Vua lại dặn:
- Việc này rất thân mật. Ngoài Vi Tiểu Bảo, trong triều chẳng một ai hay. Ngươi nhất thiết phải tuân lệnh Vi đô thống mà hành sự. Trẫm dặn ngươi bấy nhiêu là đủ.
Ngươi hãy lui ra.
Thi Lang dập đầu tạ Ơn toan rút lui thì nhà Vua mỉm cười nói:
- Vi đô thống đối đãi với ngươi thật hết lòng. Ngươi đúc một cái bát vàng lớn mà tặng cho y.
Thi Lang "dạ" một tiếng. Trong lòng hắn kinh hãi, không hiểu nhà Vua nói câu này có dụng ý gì, nhưng liếc mắt nhìn trộm thấy long nhan hớn hở thì chắc không phải chuyện dở.
Vi Tiểu Bảo về đến Tước phủ đã thấy Thi Lang đứng chờ ở cửa, hắn ngỏ lời thiên ơn vạn tạ về vụ được tiến cử.
Vi Tiểu Bảo cười nói:
- Thi tướng quân! Chuyến này ta phải khuất tất tướng quân một chút. Xin tướng quân làm chức tham lãnh nhỏ bé ở trong doanh trại để người ngoài khỏi hay biết.
Thi Lang cả mừng đáp:
- Ty chức nhất thiết nghe theo lời Đô thống đại nhân.
Hắn biết Vi Tiểu Bảo càng cho hắn làm chức nhỏ là càng coi thân cận như người nhà thì bước tiến trình của hắn càng có cơ tiến triển rất mạnh. Giả tỷ bảo hắn làm một tên thân binh, hắn càng khoan khoái.
Vi Tiểu Bảo lẩm bẩm:
- Lão gia đã định trốn đi chẳng làm quan nữa. Bây giờ lại tìm được một tên tiểu quỷ chết thay mình. Vậy để hắn ra Thần Long đảo mà liều mạng chết cả đôi với Hồng giáo chủ, cho bọn bay "thọ dữ trùng tề".
No comments:
Post a Comment