“Thiên đường!”. Tôi để ý thấy bọn trẻ ở đây rất hay dùng từ này. Tôi không thích từ ấy, nhưng nghe cách bọn trẻ dùng và nghe lâu tôi cũng thấy ngộ ngộ. Với chúng nó thế này là thiên đường. Tôi biết, ý chúng nó định nói tới những gì mà tôi mang đến. Sách.
Không phải sách bằng giấy mà bằng băng cátxét. Tối nào hết giờ học chúng nó cũng nghe, nghe tất cả những gì tôi thu được. Nghe như ngốn một cách vội vã. Nghe đi nghe lại, nghe đến nhão cả băng. Và đấy là thiên đường.
Cái Hương hướng đôi mắt về phía trước. Đôi mắt bất động, hai hàng mi không hề biết khép và bên trong là tròng mắt bàng bạc như con ngươi của người già đã bị lòa. Vậy mà tôi vẫn có cảm giác nó có một đôi mắt thật đẹp. Tôi vẫn thấy những lúc nó hướng đôi mắt lên như thế, mắt nó thật long lanh.
Thiên đường. Chúng nó đã thấy thiên đường. Chúng nó cũng có một đôi mắt. Trước đây tôi cứ nghĩ thiên đường của chúng nó chắc phải là một đôi mắt nhìn được.
Khi quyết định sẽ thu băng sách nói cho trường khiếm thị, chẳng ai ủng hộ tôi. Bố mẹ tôi không phản đối, nhưng vẫn ngại: “Thế còn việc học của con?”. Tôi nói cứng: “Con tự thu xếp được!”. Chị Thục thì la oai oái: “Mày điên đấy à? Bao nhiêu thứ phải lo chưa đủ hay sao mà phải ôm thêm rơm vào bụng?”. Tôi cáu: “Chị kệ em”. “Kệ cái gì? Thế mày không định học tiếp nữa à? Hay một cái bằng đại học như thế là quá đủ rồi?”.
Chị Thục là hướng dẫn viên du lịch. Hình như phải giao tiếp nhiều nên chị luôn câu nệ bằng cấp. Có lần tôi hỏi: “Chị học du lịch, ra làm hướng dẫn viên, vậy phải học thêm ngoại thương làm gì?”. Chị Thục nguýt: “Đúng là hâm. Thế mày tưởng tao chịu làm hướng dẫn viên du lịch mãi à?”.
“Nhưng chị thích nghề ấy, sao lại phải bỏ?”. “Thích. Thời này chả có ai thích làm một thứ cả. Làm du lịch quan hệ nhiều, sau này chuyển sang ngoại thương là nhất. Bây giờ làm ngoại thương là thiên đường đấy”.
Chị Thục cũng có thiên đường. Thiên đường của chị là cơ hội, đúng ra là thời cơ, và một sự nghiệp kiếm ra tiền cụ thể. Chị Thục năng động hơn tôi. Chị sống ào ào, đi ào ào, về ào ào, làm việc ào ào, kiếm tiền ào ào, không làm bừa nhưng lúc nào cũng vội. Bố mẹ tôi bảo nhà này được nhờ chị nhiều.
Tôi không có bạn thân, chỉ toàn bạn học, rỗi rãi thì rủ nhau đi chơi chỗ nọ chỗ kia, không thì mua sắm. Mà những đứa bạn tôi đứa nào cũng bận. Học trăm thứ mà người ta cho là cần phải học cho đủ khi còn trẻ. Không học thì cũng khối việc để làm. Chơi thể thao. Tham gia fan club của các ngôi sao ca nhạc... Toàn đứa sống lành mạnh cả, không ai dở người như tôi.
Không có bạn thân, bởi tôi thấy mình khác chúng nó. Cuộc sống của tôi đầy đủ, nói chung cái gì cũng ổn. Nhưng không hiểu sao tôi luôn thấy mình thiếu một cái gì đó, thật khó diễn tả. Hình như cái thiếu ấy làm cho tôi luôn có một vẻ u buồn, lành lạnh và một nỗi buồn có thật trong lòng. Bọn bạn bảo tôi: “Mày là người cõi trên, luôn lơ lửng ở thiên đường. Cuộc đời khác lắm”.
Vậy là tôi cũng có một thiên đường. Tất cả đều không quan trọng, kể cả điều mỉa mai chúng nó nói và sự đơn độc giữa rất nhiều bạn bè của tôi. Điều tôi cần là lý giải cái mình thấy thiếu. Không rõ lắm, nhưng tôi biết mình cần một chỗ để “tựa vào”.
Dự định viết truyện ngắn thế mà mãi tôi vẫn chưa cầm bút được. Bọn trẻ thì háo hức: “Chị viết xong chưa?”. Tôi đành nói dối chúng nó: “Mới xong đề cương. Viết công phu lắm, còn lâu mới hoàn thành”. Tôi không bận, chẳng bao giờ bận, vậy mà cũng không viết nổi. Tôi định lấy một đứa nào đó trong chúng nó làm hình mẫu, rồi lôi tất cả những bài báo viết về chúng nó ra đọc và kết nối lại thành một câu chuyện.
***
- Thảo!
- Gì đấy chị?
- Chị đói quá. Còn gì ăn không?
Tôi xoay người ngồi hẳn dậy, nhìn chị trân trân. Chị Thục ngạc nhiên, có vẻ hơi bực.
- Mày làm sao thế? Còn gì ăn không?
- Còn mì tôm. Chị ăn thì để em úp.
Chị Thục mừng quýnh, gật vội:
- Ừ, may quá. Làm cho chị.
Nói xong chị lại nằm vật xuống giường. Mang được mì vào, đã thấy chị Thục ngủ li bì. Lay mãi chị mới dậy, thều thào giọng thiếu ngủ:
- Cho chị cốc nước. Cổ chị khô quá.
Tôi cứ lật bật làm những việc mà chị Thục bảo như cái máy rồi ngồi nhìn chị ăn một cách khổ sở.
- Cả ngày làm những gì, sao chị không ăn?
Chị Thục không kịp ngẩng lên:
- Mày tưởng tao đi du lịch chắc? Cả ngày chân đi miệng nói. Đến giờ khách ăn thì mình lo cho người ta chỗ nghỉ. Ăn lúc nào.
Tôi lè lưỡi. Thế mà khối người nghĩ chị làm hướng dẫn viên du lịch đi nước ngoài như đi chợ, đến đâu ăn đấy, chắc về chẳng thiết ăn cơm nhà nữa. Người ta bảo chị sướng, như thể chị đã chạm đến thiên đường. Chỉ tôi biết chị mất quá nhiều. Chị kiếm được tiền, sắm được mọi thứ trong nhà. Nhưng càng ngày chị càng xa lạ với tất cả, xa lạ với chính tiền của chị.
Sinh nhật tôi. Khuya, chị Thục về ôm theo một hộp quà rất đẹp nhưng đã bẹp rúm.
- Quà Đức gửi đấy. Tour của nó trục trặc, chắc mai mới về được.
Tôi không nói, đỡ lấy hộp quà đặt xuống giường. Chị Thục nhìn tôi ngạc nhiên, rồi như thông cảm:
- Sao? Dỗi à? Thế nào tí nữa nó chả gọi điện về. Mở ra xem nó mua cái gì?
- Thôi, không phải mở. Em cũng chẳng muốn biết nó là cái gì đâu.
Chị Thục nhìn tôi vẻ rất nghiêm túc.
- Đừng có trẻ con thế. Mày còn chê nó cái gì nữa?
Anh Đức là bạn thân của chị Thục. Anh Đức ngỏ lời nhưng tôi không dám trả lời. Tôi sợ chị Thục mắng. Tôi không chê anh Đức, kh1229
Jan 5, 2009
Chạm tới thiên đường
Labels:
Phạm Kim Anh,
TruyenNgan
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment