Hồi 135
Tiền vô cổ nhân hậu vô lai giả
Hôm trước Vi Tiểu Bảo núp ở phía sau giường Thái hậu đã được nghe giả Thái hậu nhắc tới nội vụ với Cửu Nạn, gã biết cả rồi, liền nói:
- Tâu Hoàng thượng! Vụ cơ mật tày đình này Hoàng thượng không nên nói cho nô tài nghe, vì thêm một người biết là thêm một phần nguy hiểm cho việc cơ mật bị tiết lộ. Nhà Vua khen ngợi:
- Trẫm nhận thấy nhà ngươi mỗi ngày một thêm già dặn, hiểu cả những điều phải thận trọng. Nhưng từ ngày ngươi phục vụ trẫm tới nay chưa hề tiết lộ một chuyện gì. Đến ngươi mà cũng không tin thì trẫm không còn một người nào ở quanh mình có thể tín nhiệm được. Vi Tiểu Bảo trong lòng khoan khoái, quì xuống dập đầu tâu:
- Hoàng thượng đã tín nhiệm nô tài như vậy thì dù có bị cắt lưỡi cũng không dám tiết lộ nửa lời về công việc mà Hoàng thượng đã căn dặn. Vua Khang Hy lẩm nhẩm gật đầu tỏ vẻ hài lòng nói:
- Những điều bí mật về long mạch của nhà Đại Thanh ta đều cất dấu ở trong tám pho Tứ thập nhị chương kinh. Vi Tiểu Bảo tuy đã biết rồi, nhưng vẫn làm ra vẻ kinh ngạc. Nhà Vua nói tiếp:
- Ngày trước Nhiếp Chính Vương gia là Đa Nhĩ Cổn, sau khi tiến vào quan ải, đã đem tám pho kinh sách này chia cho tám bị kì chủ của tám đạo cờ cất giữ. Trong tám màu cờ thì ba màu là của Thiên tử, nên ba pho kinh để ở Hoàng cung. Vi Tiểu Bảo tâu:
- Nô tài còn nhớ hôm Hoàng thượng chỉ cho đi lục soát nhà Ngao Bái, mụ điếm già sai nô tài lấy hai pho kinh sách ở trong phủ Ngao Bái đem về cho mụ thì chắc là vụ đó rồi.
Vua Khang Hy nói:
- Chính phải! Trong cung có ba bộ. Ngao Bái lấy đem về nhà hai bộ, còn một bộ phụ hoàng đem lên Ngũ Đài Sơn:
bộ này phụ hoàng đã giao ngươi đưa về nơi trẫm. Tất cả sáu bộ lọt vào tay mụ điếm già...
Nhà Vua thở dài nói tiếp:
- Hỡi ơi! Trẫm không ngờ mấy bộ kinh Phật lại chứa đựng những điều hệ trọng như vậy. Bởi trẫm không hiểu nên mụ điếm già yêu cầu trẫm liền để cho mụ giữ. Vi Tiểu Bảo tâu:
- Bây giờ nên đến cung Từ Ninh lục tìm ngaỵ Mụ điếm già người không trốn khỏi Hoàng cung, chẳng đem theo được một cái gì, dĩ nhiên kinh sách còn để lại...
Gã nói tới đây, trống ngực đánh thình thình, nghĩ bụng:
- Giả tỷ bây giờ Hoàng thượng đến nhà mình mở cuộc điều tra thì dù Tiểu Quế Tử có một trăm cái đầu cũng bị chém hết. Vua Khang Hy lắc đầu đáp:
- Trẫm đã xục tìm rất kỹ mà chẳng thấy đâu, chỉ điều tra được một cái tăng bào. Té ra nhân tình của mụ điếm già là một nhà sự Vi Tiểu Bảo bật lên tiếng cười khanh khách. Song gã mới cười hai tiếng liền nhận ra thái độ này rất vô lễ với Hoàng thượng. Gã vội bịt miệng. Vua Khang Hy cũng không nhịn được phì cười nói:
- Nhà sư kia đã lùn tịt lại mập thù lù. Nực cười cho mụ điếm già thiếu gì hảo hán không ưa, lại đi mê một trái dưa.
Vi Tiểu Bảo cười nói:
- "Trái dưa" này võ công rất cao thâm mới có đủ bản lãnh lẻn vào hoàng cung! Vua Khang Hy cười đáp:
- Có lẽ thế thật. Nhà Vua dừng một chút rồi tiếp:
- Còn hai bộ nữa thì chia cho hai đạo quân cờ Hồng và cờ Lam. Kỳ chủ đạo cờ Hồng hiện nay la Khang Thân Vương Kiệt Thự Trẫm đã sai y đi lấy kinh sách đem đến đây.
Vi Tiểu Bảo nghĩ thầm:
- Pho kinh sách ở phủ Khang Thân Vương đêm hôm ấy bị Tề Nguyên Khải lấy cắp và hiện lọt vào tay tạ Bây giờ Khang Thân Vương tìm đâu ra sách đưa vào cung nộp. Phen này lão Khang tất nguy mất. Vua Khang Hy lại nói:
- Kỳ chủ màu cờ Lam là Phủ Đăng hãy còn nhỏ tuổi. Trẫm vừa hỏi y thì y bảo Kỳ chủ trước kia là Gia Khôn đi đánh Vân Nam rồi chết trận. Hết thảy mọi việc đều giao cho Ngô Tam Quế xử lý. Ngô Tam Quế chỉ giao cho y một quả thạch ấn, một lá quân kỳ và mấy vạn lạng bạc, ngoài ra không có gì nữa.
Vi Tiểu Bảo nói:
- Thế thì bộ kinh sách đó nhất định bị Ngô Tam Quế nuốt rồi.
Vua Khang Hy đáp:
- Đúng thế! Vì vậy mà ngươi đến phủ Ngô Tam Quế để dò la vụ này cũng nghĩ cách lấy cho bằng được pho kinh sách kia về. Nhà Vua lại dặn:
- Ngô Tam Quế là tay xảo quyệt vô cùng. Khi ngươi đến đó phải hết sức thận trọng, chớ để cho hắn biết nội tình. Vi Tiểu Bảo tâu:
- Dạ! Nô tài sẽ tùy cơ ứng biến để lừa bịp hắn lấy sách về. Có điều mụ điếm già còn giữ sáu pho, không biết đi đâu mà tìm cho thấy? Vụ này mới thật khiến cho người ta phải điên đầu.
Vua Khang Hy chau mày đáp:
- Lai lịch mụ điếm già thế nào, hiện nay chưa tìm được chút manh mối gì. Mụ làm việc lớn này tất có kẻ đồng mưu. Sau khi lấy được kinh sách chắc mụ lục tục chuyển lén ra ngoài Hoàng cung. Muốn thu về hết sáu pho kinh sách này là việc khó khăn vô cùng! Nhà Vua ngẫm nghĩ một chút rồi tiếp:
- Thái hậu đã cho biết:
muốn tìm ra long mạch nhà Đại Thanh phải có đủ tám bộ kinh sách. Dù ai thu được bảy, chỉ thiếu một cũng bằng vô dụng. Vậy chỉ cần lấy hai pho ở nơi Khang Thân Vương và Ngô Tam Quế đem về hủy đi là bình yên vô sự. May ở chỗ chúng ta không phải tìm kiếm long mạch, chỉ cần cho người ngoài không tìm thấy là xong. Thực ra Vua Khang Hy kể cho Vi Tiểu Bảo nghe câu chuyện bí mật đã rút ngắn lại một phần. Thái hậu còn cho nhà Vua hay trong tám pho kinh sách không những cất dấu địa đồ chỉ rõ long mạch nhà Đại Thanh mà còn một kho tàng rất lớn. Ngày quân Thanh tiến qua quan ải vào Trung Nguyên đã cướp bóc kim ngân tài bảo khắp nơi đem về dấu trong bảo khố. Vì bảo khố này là của chung cả tám đạo quân kỳ, nên những địa đồ dấu báu vật cũng chia hết cho cả Bát Kỳ cùng giữ để khỏi xảy ra chuyện một màu cờ nuốt hết. Nên biết những bậc vương, công, đại tướng mỗi đạo quân đều có nhiều thế lực. Vua Thái Tổ Đại Thanh mở nước là Lỗ Nhĩ Cáp Xích qua đời, Vua Thái Tôn, con thứ tám của đức Thái Tổ sở dĩ được lên kế nghiệp là nhờ ở các vị vương công tám đạo quân lỳ hết sức ủng hộ. Đến những năm cuối cùng đời Khanh Hy, thế lực của các vương công trong Bát Kỳ mới bị nhà Vua tước giảm. Thái hậu còn chuyển lời lưu ngôn của Vua Thuận Trị nói là phía trong quan ải số người Hán đông gấp trăm lần người Mãn. Nếu xảy ra cuộc tạo phản thì khó mà bình định được. Gặp trường hợp này, điều hay hơn hết là người Mãn rút về bên kia quan ải, mở bảo khố lấy của chia đều cho Bát Kỳ thì từ đó về sau cũng đủ sống cuộc đời phong lưu.
Vua Khang Hy nhớ lại lời huấn dụ của phụ hoàng dặn dò Vi Tiểu Bảo chuyến đi Ngũ Đài Sơn trở về có câu:
việc thiên hạ nên thuận theo tự nhiên, đừng có miễn cưỡng. Nếu tạo được phúc đức được cho lê dân ở Trung Nguyên là điều hay nhất. Bằng trăm họ trong thiên hạ đều muốn chúng ta đi thì chúng ta trước ở đâu đến nay lại về chỗ ấy. Lúc ấy ngài cho là Vua cha đã xuất gia đầu Phật nên theo lời nói từ bi của họ Thích. Bây giờ ngài mới biết lời dặn "ở đâu về lại đó" còn có ngụ ý xâu xa khác nữa.
Nên biết nhà Mãn Thanh lấy được thiên hạ là một sự may mắn phi thường. Tám đạo quân kỳ thời bấy giờ ai cũng không dám nghĩ đến chuyện thừa hưởng lâu dài, trong lòng vốn nảy ra tiềm thức được ngày nào hay ngày đấy.
Nhưng Vua Khang Hy là một vị Hoàng đế trẻ tuổi hùng tài đa lược, không bao giờ nghĩ đến chuyện rút về phía bên kia quan ải, hay là chuyện chia của cho tám đạo quân kỳ. Ngài nhủ thầm:
- Vụ này nhất định không nên để bọn người Mãn Châu hay biết, bằng không sẽ khiến họ nảy lòng thoái bộ. Như vậy người Hán tạo phản gặp tình thế gian nguy, họ không còn hăng hái chiến đấu.
Nhà Vua tìm lấy kinh sách, chẳng phải quyết ý bảo vệ Long mạch hay khai quật kho tàng, mà là để pha huỷ những địa đồ trong sách đi. Ngài cho là thiên hạ của nhà Đại Thanh là cơ nghiệp muôn đời không thể lung lay được, sao lại nghĩ đến chuyện thoái bộ? Về chi tiết trong kinh sách có cất dấu địa đồ kho tàng thì giả Thái hậu không hay biết. Giả Thái hậu vâng mệnh của Thần Long giáo chủ giả làm cung nữ là để do thám những việc bí mật trong Hoàng cung. Sau mụ gặp cơ duyên mới làm Thái hậu.
Khi Hồng giáo chủ phái mụ vào cung cũng chưa nghĩ đến chuyện mụ giả làm Thái hậu có thể xảy ra.
Giáo chủ sai mụ đi lấy kinh sách, mụ hết sức làm cho nên việc và cũng chỉ biết những pho kinh sách này có liên quan đến long mạch của nhà Đại Thanh, còn những sự thật về vụ bí mật ra sao thì mười mấy năm mụ cật vấn chân Thái hậu bắt buộc bà phải thố lộ chân tình mà thuỷ chung vẫn chưa thành công. Vi Tiểu Bảo thấy Vua Khang Hy bước lui rồi lại bước lại tới ra chiều suy nghĩ về kẻ đồng mưu với giả Thái hậu, đột nhiên gã động tâm cơ, nảy ra một ý nghĩ, liền nói:
- Tâu Hoàng thượng! Trường hợp mà mụ điếm già do Ngô Tam Quế phái trà trộn vào cung thì... trong tay hắn có đến bảy bộ kinh sách rồi! Vua Khang Hy giật mình kinh hãi nghĩ bụng:
- Vụ này có thể như vậy.
Ngài liền hô:
- Đòi thái giám vào Lát sau, một tên thái giám chạy vào thư phòng dập đầu. Lão là tổng quản thái giám coi về y phục. Nhà Vua phán hỏi:
- Ngươi tra ra rồi chứ ? Lão thái giám nói:
- Tâu Hoàng thượng! Nô tài đã mở cuộc điều tra rất kỹ thì tài liệu để may bộ tăng bào đã chế tại ở Bắc Kinh. Vua Khang Hy ồ lên một tiếng. Vi Tiểu Bảo chợt hiểu, bụng bảo dạ:
- Té ra Hoàng thượng muốn điều tra lai lịch của tên hoà thượng thấp lùn mập ú. Tài liệu chế tạo tăng bào ở ngay Bắc Kinh thì cuộc điều tra không đem lại ích lợi gì. Lão thái giám lại tâu:
- Nhưng quần và áo lót của gã đàn ông đó làm bằng tơ tằm ở Liêu Đông thuộc về giải Cẩm Châu.
Vua Khang Hy lộ vẻ vui mừng gật đầu nói:
- Ngươi hãy lui ra.
Lão thái giám gật đầu rồi rút lui.
Vua Khang Hy nói:
- Không chừng ngươi đoán trúng đó. Có thể "trái dưa" kia liên quan đến Ngô Tam Quế. Vi Tiểu Bảo đáp:
- Nô tài không hiểu rõ. Vua Khang Hy nói:
- Trước kia Ngô Tam Quế làm trấn thủ Sơn Hải Quan. Cẩm Châu là thuộc hạt của hắn. Hoặc giả "trái dưa" đó là cựu bộ hạ. Vi Tiểu Bảo cả mừng đáp:
- Đúng thế! Hoàng thượng quả là anh minh, xét việc không lầm. Vua Khang Hy trầm ngâm rồi nói:
- Nếu mụ điếm già trốn về Vân Nam thì thêm phần nguy hiểm cho ngươi. Ngươi phải đem theo đoàn thị vệ và ba ngàn quân sĩ ở Kiêu Kþ Doanh. Vi Tiểu Bảo đáp:
- Dạ! Xin Hoàng thượng an tâm. Hay hơn hết là nô tài có thể bắt được mụ điếm già và "trái dưa lùn" đem về băm vằm chúng ra cho Thái hậu được hả giận. Vua Khang Hy vỗ vai Vi Tiểu Bảo mỉm cười phán:
- Nếu ngươi lập được công lớn như vậy để rửa hận cho Thái hậu thì... hà hà.. tuổi còn nhỏ mà chức lại lớn quá. Cái đó mới thật là rầy rà cho trẫm. Có điều chúng ta là tiểu Hoàng đế và tiểu đại thần mà làm nên việc lớn, khiến cho bọn lão quan phải khiếp sợ đến trợn mắt há miệng, kể ra cũng thú. Vi Tiểu Bảo nói:
- Hoàng thượng nhỏ tuổi đã trở nên một bậc anh quân khác thường, bọn già nua khâm phục từ lâu rồi...
Gã ngừng lại một chút rồi nói:
- Nếu chuyến này thu thập xong Ngô Tam Quế thì thật là "Tiền vô lai giả, hậu vô cổ nhân" Vua Khang Hy cười ha hả nói:
- Con mẹ nó! Người ta nói "Tiền vô cổ nhân, hậu vô lai giả" là để ca tụng một nhân vật siêu phàm, ý nói đời xưa chưa từng có người nào được đến thế, đời sau cũng chẳng bì kịp. Vậy mà ngươi lại nói ngược thành "Tiền vô vô lai giả, hậu vô cổ nhân", thành ra vô nghĩa. Đáng tiếc ngươi rất mực thông minh lanh lợi mà còn khiếm khuyết một điều không chịu đọc sách, cho nên có câu "Bất học vô thuật". Vi Tiểu Bảo cười đáp:
- Dạ dạ! Khi nào nô tài có thì giờ nhàn rỗi, phải đọc sách mấy ngày mới được. Thật ra Vi Tiểu Bảo dốt nát thô bỉ càng làm cho nhà Vua khoan khoái! Bên mình ngài thiếu gì thần tử văn học uyên thâm, ngài muốn lấy bao nhiêu người chẳng được? Nhưng hàng ngày phải nghe những lời dẫn chứng như "Kinh Thi có câu", "Đức Thánh dạy rằng" đã nhàm tai, không thấy hứng thú gì nữa. Ngài trò chuyện cùng Vi Tiểu Bảo nghe gã ăn nói quê kệch tục tằn lại thấy tâm thần khoan khoái.
Vi Tiểu Bảo cáo từ nhà Vua lui ra. Gã vừa tới cửa thư phòng đã thấy một tên thị vệ chạy lại đón tiếp, dâng lời thỉnh an rồi thì thầm vào tai gã:
- Thưa Vi tổng quản! Khang Thân Vương muốn gặp Tổng quản đại nhân nhưng chưa hiểu đại nhân có được rảnh không? Vi Tiểu Bảo hỏi:
- Khang Thân ở đâu?
Thị vệ đáp:
- Vương gia đang chờ hồi âm của đại nhân ở phòng thị vệ. Vi Tiểu Bảo hỏi:
- Thân Vương thân hành tới đây sao?
Thị vệ đáp:
- Dạ dạ! Thân vương muốn mời Tổng quản đại nhân đi uống rượu nghe hát mà chỉ e Hoàng thượng có đại sự khẩn yếu giao cho Tổng quản thi hành gấp rút thì lão nhân gia chẳng thể phân thân được. Vi Tiểu Bảo cười nói:
- Con mẹ nó! Ta có phải lão nhân gia mốc gì đâu?
Gã đi tới phòng thị vệ thấy Khanh Thân Vương tay cầm chung trà đang ngồi ngơ ngẩm xuất thần. Cặp lông mày xoăn tít lại ra chiều lo lắng. Thân Vương vừa ngó thấy Vi Tiểu Bảo vội đặt chung xuống chạy ra nắm lấy tay gã nói:
- Huynh đệ! Lâu nay không gặp, nhớ huynh đệ đến chết người.
Vi Tiểu Bảo đã biết Khang Thân Vương vì vụ mất kinh sách mà cầu cứu nơi mình. Nhưng gã thấy lão thân thiết như vậy, trong lòng cũng khoan khoái.
Gã liền đáp:
- Vương gia có việc gì thì chỉ sai người đến kêu một tiếng là được ngay, Vương gia lại cho ăn cho uống thì nhất định tại hạ lóc cóc bò đến. Sao Vương gia còn trịnh trọng thân hành đến kiếm tại hạ ? Khang Thân Vương đáp:
- Tiểu huynh chuẩn bị một ban hát, chỉ sợ huynh đệ mắc bận nhiều quá, không rảnh để mà thưởng thức. Bây giờ về bên tệ phủ ngồi chơi một lúc được chăng ? Vi Tiểu Bảo cười đáp:
- Được lắm! Vương gia cho ăn uống thì dù Hoàng thượng có sai đi làm việc gì khẩn cấp, hay tại hạ có song thân tạ thế cũng hoãn lại để đến với Vương gia đã. Hai người dắt tay nhau ra khỏi Hoàng cung lên ngựa về Vương phủ. Khang Thân Vương lần này khoản đãi Vi Tiểu Bảo rất trân trọng. Ngoài gã ra không còn tân khách nào khác. ắn cơm xong, Khang Thânh Vương mời Vi Tiểu Bảo vào thư phòng, nói chuyện xã giao một hồi. Lão tán dương gã thay thế đức Hoàng thượng lên xuất gia ở chùa Thiếu Lâm làm nên vô số công đức thiện quả. Lão lại khen gã tuổi nhỏ tài cao, làm đến Ngự tiền thị vệ phó tổng quản, Kiêu Kþ Doanh phó đô thống. Bước tiền trình viễn đại không biết đến đâu mà lường. Vi Tiểu Bảo khiêm tốn một hồi. Gã còn nói:
- Từ nay phải trông vào Vương gia giúp đỡ, tài bồi chọ Khang Thân Vương thở dài đáp:
- Huynh đệ Ơi! Ta cùng huynh đệ như người một nhà, không muốn dấu huynh đệ bất cứ việc gì. Tiểu huynh bị đại họa đến nơi rồi, e rằng khó bảo toàn được tính mạng. Vi Tiểu Bảo giả vờ thất kinh hỏi:
- Vương gia là Tôn thất lại được Hoàng thượng tín nhiệm thì làm gì có đại họa xảy đến? Khang Thân Vương đáp:
- Hiền đệ Ơi! Hiền đệ có điều chưa hiểu. Ngày trước sau khi người Mãn Châu chúng ta tiến vào quan ải, đức Tiên hoàng ban cho kỳ chủ mỗi màu cờ một bộ kinh Phật. Tiểu huynh là kỳ chủ màu hồng cũng được một bộ. Bữa nay Hoàng thượng tuyên triệu tiểu huynh bảo phải đưa trình bộ Kinh phật đó cho ngài coi.
Nhưng không hiểu... pho kinh sách này đã bị ai đánh cắp. Vi Tiểu Bảo ngơ ngác hỏi:
- Nếu vậy thì kỳ thiệt! Kẻ trộm lấy cắp tiền bạc châu báu đã đành, chứ lấy cắp sách về làm gì? Phải chăng pho sách này đúc bằng vàng? Hay trong sách giắt đầy châu ngọc cùng phỉ thúy bán được nhiều tiền? Có thế thì kẻ trộm mới nổi tham tâm. Khang Thân Vương đáp:
- Không phải đâu. Pho kinh này cũng là một pho kinh tầm thường thôi. Nhưng tiểu huynh không bảo tồn được đồ vật của đức Tiên hoàng ban cho, là phạm tội đại bất kính. Đột nhiên Hoàng thượng bắt đem kinh sách vào trình, tiểu huynh sợ ngài đã biết vụ mất trộm sách này nên muốn truy cứu. Huynh đệ có cách nào cứu giúp tiểu huynh được chăng? Khang Thân Vương nói xong đứng dậy khúm núm thi lễ rồi ngồi xuống dưới.
Vi Tiểu Bảo vội vàn đáp lễ, hỏi:
- Vương gia khách khí như thế e chẳng làm cho tại hạ phải tổn thọ ư ? Khang Thân Vương đáp:
- Huynh đệ Ơi! Vụ này mà huynh đệ không nghĩ cách cứu được tiểu huynh thì tiểu huynh... đành phải tự tử. Vi Tiểu Bảo hỏi:
- Vương gia nói vậy thì ra việc này quan trọng lắm hay sao? Vương huynh hà tất phải lo âu. Sáng mai tại hạ sẽ đem sự việc tâu bày rõ cùng Hoàng thượng. Tại hạ tưởng nhiều lắm là ngài phạt Vương gia mấy tháng nguyệt bổng, hoặc giao sang phủ nhân Tôn Bình Nghị là cùng. Làm gì mà phải quan hệ tính mạng? Khang Thân Vương lắc đầu đáp:
- Tiểu huynh chỉ mong sao bảo toàn tính mạng, còn chức Thân Vương này có bị cách bỏ, cho xuống làm kẻ thứ dân, tiểu huynh cũng tạ Ơn Trời Phật và lấy làm mãn nguyện lắm rồi.
Vi Tiểu Bảo hỏi:
- Pho kinh sách này quan hệ đến thế thật ư? à phải rồi! Ngày trước tại hạ vào lục soát nhà Ngao Bái, Thái hậu có sai tại hạ đến nhà hắn để kiếm hai pho sách Tam thập nhị chương kinh hay Tứ thập nhị chương kinh gì gì đó. Dường như Vương gia cũng biết vụ đó. Phải chăng là loại sách này?
Khang Thân Vương đáp:
- Đúng là bộ đó và kêu bằng Tứ thập nhị chương kinh. Huynh đệ xục tìm nhà Ngao Bái. Thái hậu không đòi gì cả mà chỉ cần lấy lại hai pho kinh sách này thì đủ biết nó quan hệ phi thường. Huynh đệ có tìm được không? Vi Tiểu Bảo nói:
- Tại hạ tìm thấy rồi. Ngao Bái dấu nó ở dưới gầm giường trong phòng ngủ. Tiểu đệ xục tìm đến toát mồ hôi mới thấy. Chẳng hiểu kinh sách đó có điều chi quí báu? Bây giờ tiểu đệ có thể đi các chùa lấy về cho Vương gia bảy tám bộ. Vương gia lo gì không có sách dâng nạp Hoàng thượng? Khang Thân Vương đáp:
- Kinh sách của Tiên hoàng ban cho khác hẳn những pho kinh sách thông thường thì mập mờ làm sao được? Vi Tiểu Bảo hỏi:
- Nếu vậy quả là hơi rắc rối. Vương gia muốn tại hạ giúp việc gì? Khang Thân Vương thở dài đáp:
- Vụ này tiểu huynh khó bề mở miệng. Chẳng lẽ tiểu huynh lại bảo huynh đệ làm việc khi quân? Vi Tiểu Bảo vỗ ngực đáp:
- Xin Vương gia cứ nói ra đừng có ngại ngùng gì. Vương gia đã coi Tiểu Bảo là bằn hữu, thì tại hạ có phải vì Vương gia mà mất đầu cũng là một trường nghĩa khí. Được rồi! Bây giờ Vương gia vào tâu Hoàng thượng nói là pho sách đó đã cho Vi Tiểu Bảo mượn coi vì gã không cẩn thận đã để lạc mất rồi. Mấy bữa nay đức Hoàng thượng rất hài lòng về tại hạ. Cùng lắm là ngài đánh đòn, chưa chắc bị tội chém đầu.
Khang Thân Vương nói:
- Đa tạ tấm lòng khảng khái của huynh đệ, nhưng tiểu huynh e đường lối đó không ổn, vì Hoàng thượng chắc chẳng tin huynh đệ có thì giờ rảnh mượn kinh sách để coi.
Vi Tiểu Bảo gật đầu đáp:
- Vương gia nói đúng lắm. Tại hạ quên mất mình chẳng biết chữ nào thì mượn kinh sách coi cái gì? Nhất định Hoàng thượng không tin. Chúng ta đành tìm biện pháp khác vậy.
Khang Thân Vương nói:
- Tiểu huynh đã nghĩ ra cách này xin huynh đê... xin huynh đê... xin huynh đê... Lão nói ba câu "xin huynh đệ" rồi dừng lại, đưa mắt nhìn Vi Tiểu Bảo để coi thái độ gã có lộ vẻ gì không. Vi Tiểu Bảo giục:
- Vương gia cứ nói huþch toẹt ra, bất tất phải ngần ngại. Cái mạng nhỏ xíu của tiểu đệ này...
Tay trái gã nắm lấy bím tóc, tay mặt chém vào cổ. Rồi làm bộ hai tay bưng cái đầu đưa cho Khang Thân Vương. Gã nói tiếp:
-... xin trao lại cho Vương gia. Miễn là việc không nguy hại đến Hoàng đế thì bất cứ việc gì tiểu đệ cũng nghe theo.
Khang Thân Vương cả mừng đáp:
- Huynh đệ nghĩa khí thâm trọng như vậy, tiểu huynh chẳng nói nhiều lời làm chi nữa. Xin huynh đệ đánh cắp một pho kinh sách của Thái hậu hoặc của Hoàng thượng đem ra đây. Tiểu huynh đã kêu mấy chục tay thợ khéo chờ s½n để họ suốt đêm ngày khắc một pho sách khác đưa trình Hoàng thượng thì vụ này mới thoát được. Vi Tiểu Bảo hỏi:
Liệu có thể làm cho thật giống được không? Khang Thân Vương đáp:
- Được, được! Nhất định là giống hệt, chẳng có chỗ nào sơ hở. Khi làm xong sách lại nhờ huynh đệ đem nguyên bản trở về chốn cũ. Tiểu huynh quyết không làm suy suyển chút nào.
Thực ra lão cũng biết làm sách giả tạo trong lúc thảng thốt mà muốn cho giống hệt, tuyệt không có chỗ sơ hở là một điều rất khó. Chủ tâm của lão là làm kinh sách giả trả về chỗ cũ, còn pho sách thật đem trình nhà Vuạ Lão định làm như vậy vì chắc rằng Vi Tiểu Bảo đã không biết chữ thì khó lòng khám phá ra được sách chân hay sách giả. Sau này công việc không bị phát giác ra là tốt nhất. Dù có phát giác, tội cũng không trút lên đầu lão được. Có điều chỗ dụng ý của lão không thể nói thẳng với Vi Tiểu Bảo lúc này.
Vi Tiểu Bảo nói:
- Vậy thì được rồi! Việc này không nên chậm trễ. Tiểu đệ muốn đi lấy cắp sách ngay bây giờ. Vương gia ngồi đây đợi hồi âm. Khang Thân Vương trong lòng khoan khoái không biết đến thế nào mà kể. Lão thiên ơn vạn tạ Vi Tiểu Bảo. Lúc đưa chân gã ra ngoài cửa lão còn căn dặn gã hết lòng thận trọng cho.
- Tâu Hoàng thượng! Vụ cơ mật tày đình này Hoàng thượng không nên nói cho nô tài nghe, vì thêm một người biết là thêm một phần nguy hiểm cho việc cơ mật bị tiết lộ. Nhà Vua khen ngợi:
- Trẫm nhận thấy nhà ngươi mỗi ngày một thêm già dặn, hiểu cả những điều phải thận trọng. Nhưng từ ngày ngươi phục vụ trẫm tới nay chưa hề tiết lộ một chuyện gì. Đến ngươi mà cũng không tin thì trẫm không còn một người nào ở quanh mình có thể tín nhiệm được. Vi Tiểu Bảo trong lòng khoan khoái, quì xuống dập đầu tâu:
- Hoàng thượng đã tín nhiệm nô tài như vậy thì dù có bị cắt lưỡi cũng không dám tiết lộ nửa lời về công việc mà Hoàng thượng đã căn dặn. Vua Khang Hy lẩm nhẩm gật đầu tỏ vẻ hài lòng nói:
- Những điều bí mật về long mạch của nhà Đại Thanh ta đều cất dấu ở trong tám pho Tứ thập nhị chương kinh. Vi Tiểu Bảo tuy đã biết rồi, nhưng vẫn làm ra vẻ kinh ngạc. Nhà Vua nói tiếp:
- Ngày trước Nhiếp Chính Vương gia là Đa Nhĩ Cổn, sau khi tiến vào quan ải, đã đem tám pho kinh sách này chia cho tám bị kì chủ của tám đạo cờ cất giữ. Trong tám màu cờ thì ba màu là của Thiên tử, nên ba pho kinh để ở Hoàng cung. Vi Tiểu Bảo tâu:
- Nô tài còn nhớ hôm Hoàng thượng chỉ cho đi lục soát nhà Ngao Bái, mụ điếm già sai nô tài lấy hai pho kinh sách ở trong phủ Ngao Bái đem về cho mụ thì chắc là vụ đó rồi.
Vua Khang Hy nói:
- Chính phải! Trong cung có ba bộ. Ngao Bái lấy đem về nhà hai bộ, còn một bộ phụ hoàng đem lên Ngũ Đài Sơn:
bộ này phụ hoàng đã giao ngươi đưa về nơi trẫm. Tất cả sáu bộ lọt vào tay mụ điếm già...
Nhà Vua thở dài nói tiếp:
- Hỡi ơi! Trẫm không ngờ mấy bộ kinh Phật lại chứa đựng những điều hệ trọng như vậy. Bởi trẫm không hiểu nên mụ điếm già yêu cầu trẫm liền để cho mụ giữ. Vi Tiểu Bảo tâu:
- Bây giờ nên đến cung Từ Ninh lục tìm ngaỵ Mụ điếm già người không trốn khỏi Hoàng cung, chẳng đem theo được một cái gì, dĩ nhiên kinh sách còn để lại...
Gã nói tới đây, trống ngực đánh thình thình, nghĩ bụng:
- Giả tỷ bây giờ Hoàng thượng đến nhà mình mở cuộc điều tra thì dù Tiểu Quế Tử có một trăm cái đầu cũng bị chém hết. Vua Khang Hy lắc đầu đáp:
- Trẫm đã xục tìm rất kỹ mà chẳng thấy đâu, chỉ điều tra được một cái tăng bào. Té ra nhân tình của mụ điếm già là một nhà sự Vi Tiểu Bảo bật lên tiếng cười khanh khách. Song gã mới cười hai tiếng liền nhận ra thái độ này rất vô lễ với Hoàng thượng. Gã vội bịt miệng. Vua Khang Hy cũng không nhịn được phì cười nói:
- Nhà sư kia đã lùn tịt lại mập thù lù. Nực cười cho mụ điếm già thiếu gì hảo hán không ưa, lại đi mê một trái dưa.
Vi Tiểu Bảo cười nói:
- "Trái dưa" này võ công rất cao thâm mới có đủ bản lãnh lẻn vào hoàng cung! Vua Khang Hy cười đáp:
- Có lẽ thế thật. Nhà Vua dừng một chút rồi tiếp:
- Còn hai bộ nữa thì chia cho hai đạo quân cờ Hồng và cờ Lam. Kỳ chủ đạo cờ Hồng hiện nay la Khang Thân Vương Kiệt Thự Trẫm đã sai y đi lấy kinh sách đem đến đây.
Vi Tiểu Bảo nghĩ thầm:
- Pho kinh sách ở phủ Khang Thân Vương đêm hôm ấy bị Tề Nguyên Khải lấy cắp và hiện lọt vào tay tạ Bây giờ Khang Thân Vương tìm đâu ra sách đưa vào cung nộp. Phen này lão Khang tất nguy mất. Vua Khang Hy lại nói:
- Kỳ chủ màu cờ Lam là Phủ Đăng hãy còn nhỏ tuổi. Trẫm vừa hỏi y thì y bảo Kỳ chủ trước kia là Gia Khôn đi đánh Vân Nam rồi chết trận. Hết thảy mọi việc đều giao cho Ngô Tam Quế xử lý. Ngô Tam Quế chỉ giao cho y một quả thạch ấn, một lá quân kỳ và mấy vạn lạng bạc, ngoài ra không có gì nữa.
Vi Tiểu Bảo nói:
- Thế thì bộ kinh sách đó nhất định bị Ngô Tam Quế nuốt rồi.
Vua Khang Hy đáp:
- Đúng thế! Vì vậy mà ngươi đến phủ Ngô Tam Quế để dò la vụ này cũng nghĩ cách lấy cho bằng được pho kinh sách kia về. Nhà Vua lại dặn:
- Ngô Tam Quế là tay xảo quyệt vô cùng. Khi ngươi đến đó phải hết sức thận trọng, chớ để cho hắn biết nội tình. Vi Tiểu Bảo tâu:
- Dạ! Nô tài sẽ tùy cơ ứng biến để lừa bịp hắn lấy sách về. Có điều mụ điếm già còn giữ sáu pho, không biết đi đâu mà tìm cho thấy? Vụ này mới thật khiến cho người ta phải điên đầu.
Vua Khang Hy chau mày đáp:
- Lai lịch mụ điếm già thế nào, hiện nay chưa tìm được chút manh mối gì. Mụ làm việc lớn này tất có kẻ đồng mưu. Sau khi lấy được kinh sách chắc mụ lục tục chuyển lén ra ngoài Hoàng cung. Muốn thu về hết sáu pho kinh sách này là việc khó khăn vô cùng! Nhà Vua ngẫm nghĩ một chút rồi tiếp:
- Thái hậu đã cho biết:
muốn tìm ra long mạch nhà Đại Thanh phải có đủ tám bộ kinh sách. Dù ai thu được bảy, chỉ thiếu một cũng bằng vô dụng. Vậy chỉ cần lấy hai pho ở nơi Khang Thân Vương và Ngô Tam Quế đem về hủy đi là bình yên vô sự. May ở chỗ chúng ta không phải tìm kiếm long mạch, chỉ cần cho người ngoài không tìm thấy là xong. Thực ra Vua Khang Hy kể cho Vi Tiểu Bảo nghe câu chuyện bí mật đã rút ngắn lại một phần. Thái hậu còn cho nhà Vua hay trong tám pho kinh sách không những cất dấu địa đồ chỉ rõ long mạch nhà Đại Thanh mà còn một kho tàng rất lớn. Ngày quân Thanh tiến qua quan ải vào Trung Nguyên đã cướp bóc kim ngân tài bảo khắp nơi đem về dấu trong bảo khố. Vì bảo khố này là của chung cả tám đạo quân kỳ, nên những địa đồ dấu báu vật cũng chia hết cho cả Bát Kỳ cùng giữ để khỏi xảy ra chuyện một màu cờ nuốt hết. Nên biết những bậc vương, công, đại tướng mỗi đạo quân đều có nhiều thế lực. Vua Thái Tổ Đại Thanh mở nước là Lỗ Nhĩ Cáp Xích qua đời, Vua Thái Tôn, con thứ tám của đức Thái Tổ sở dĩ được lên kế nghiệp là nhờ ở các vị vương công tám đạo quân lỳ hết sức ủng hộ. Đến những năm cuối cùng đời Khanh Hy, thế lực của các vương công trong Bát Kỳ mới bị nhà Vua tước giảm. Thái hậu còn chuyển lời lưu ngôn của Vua Thuận Trị nói là phía trong quan ải số người Hán đông gấp trăm lần người Mãn. Nếu xảy ra cuộc tạo phản thì khó mà bình định được. Gặp trường hợp này, điều hay hơn hết là người Mãn rút về bên kia quan ải, mở bảo khố lấy của chia đều cho Bát Kỳ thì từ đó về sau cũng đủ sống cuộc đời phong lưu.
Vua Khang Hy nhớ lại lời huấn dụ của phụ hoàng dặn dò Vi Tiểu Bảo chuyến đi Ngũ Đài Sơn trở về có câu:
việc thiên hạ nên thuận theo tự nhiên, đừng có miễn cưỡng. Nếu tạo được phúc đức được cho lê dân ở Trung Nguyên là điều hay nhất. Bằng trăm họ trong thiên hạ đều muốn chúng ta đi thì chúng ta trước ở đâu đến nay lại về chỗ ấy. Lúc ấy ngài cho là Vua cha đã xuất gia đầu Phật nên theo lời nói từ bi của họ Thích. Bây giờ ngài mới biết lời dặn "ở đâu về lại đó" còn có ngụ ý xâu xa khác nữa.
Nên biết nhà Mãn Thanh lấy được thiên hạ là một sự may mắn phi thường. Tám đạo quân kỳ thời bấy giờ ai cũng không dám nghĩ đến chuyện thừa hưởng lâu dài, trong lòng vốn nảy ra tiềm thức được ngày nào hay ngày đấy.
Nhưng Vua Khang Hy là một vị Hoàng đế trẻ tuổi hùng tài đa lược, không bao giờ nghĩ đến chuyện rút về phía bên kia quan ải, hay là chuyện chia của cho tám đạo quân kỳ. Ngài nhủ thầm:
- Vụ này nhất định không nên để bọn người Mãn Châu hay biết, bằng không sẽ khiến họ nảy lòng thoái bộ. Như vậy người Hán tạo phản gặp tình thế gian nguy, họ không còn hăng hái chiến đấu.
Nhà Vua tìm lấy kinh sách, chẳng phải quyết ý bảo vệ Long mạch hay khai quật kho tàng, mà là để pha huỷ những địa đồ trong sách đi. Ngài cho là thiên hạ của nhà Đại Thanh là cơ nghiệp muôn đời không thể lung lay được, sao lại nghĩ đến chuyện thoái bộ? Về chi tiết trong kinh sách có cất dấu địa đồ kho tàng thì giả Thái hậu không hay biết. Giả Thái hậu vâng mệnh của Thần Long giáo chủ giả làm cung nữ là để do thám những việc bí mật trong Hoàng cung. Sau mụ gặp cơ duyên mới làm Thái hậu.
Khi Hồng giáo chủ phái mụ vào cung cũng chưa nghĩ đến chuyện mụ giả làm Thái hậu có thể xảy ra.
Giáo chủ sai mụ đi lấy kinh sách, mụ hết sức làm cho nên việc và cũng chỉ biết những pho kinh sách này có liên quan đến long mạch của nhà Đại Thanh, còn những sự thật về vụ bí mật ra sao thì mười mấy năm mụ cật vấn chân Thái hậu bắt buộc bà phải thố lộ chân tình mà thuỷ chung vẫn chưa thành công. Vi Tiểu Bảo thấy Vua Khang Hy bước lui rồi lại bước lại tới ra chiều suy nghĩ về kẻ đồng mưu với giả Thái hậu, đột nhiên gã động tâm cơ, nảy ra một ý nghĩ, liền nói:
- Tâu Hoàng thượng! Trường hợp mà mụ điếm già do Ngô Tam Quế phái trà trộn vào cung thì... trong tay hắn có đến bảy bộ kinh sách rồi! Vua Khang Hy giật mình kinh hãi nghĩ bụng:
- Vụ này có thể như vậy.
Ngài liền hô:
- Đòi thái giám vào Lát sau, một tên thái giám chạy vào thư phòng dập đầu. Lão là tổng quản thái giám coi về y phục. Nhà Vua phán hỏi:
- Ngươi tra ra rồi chứ ? Lão thái giám nói:
- Tâu Hoàng thượng! Nô tài đã mở cuộc điều tra rất kỹ thì tài liệu để may bộ tăng bào đã chế tại ở Bắc Kinh. Vua Khang Hy ồ lên một tiếng. Vi Tiểu Bảo chợt hiểu, bụng bảo dạ:
- Té ra Hoàng thượng muốn điều tra lai lịch của tên hoà thượng thấp lùn mập ú. Tài liệu chế tạo tăng bào ở ngay Bắc Kinh thì cuộc điều tra không đem lại ích lợi gì. Lão thái giám lại tâu:
- Nhưng quần và áo lót của gã đàn ông đó làm bằng tơ tằm ở Liêu Đông thuộc về giải Cẩm Châu.
Vua Khang Hy lộ vẻ vui mừng gật đầu nói:
- Ngươi hãy lui ra.
Lão thái giám gật đầu rồi rút lui.
Vua Khang Hy nói:
- Không chừng ngươi đoán trúng đó. Có thể "trái dưa" kia liên quan đến Ngô Tam Quế. Vi Tiểu Bảo đáp:
- Nô tài không hiểu rõ. Vua Khang Hy nói:
- Trước kia Ngô Tam Quế làm trấn thủ Sơn Hải Quan. Cẩm Châu là thuộc hạt của hắn. Hoặc giả "trái dưa" đó là cựu bộ hạ. Vi Tiểu Bảo cả mừng đáp:
- Đúng thế! Hoàng thượng quả là anh minh, xét việc không lầm. Vua Khang Hy trầm ngâm rồi nói:
- Nếu mụ điếm già trốn về Vân Nam thì thêm phần nguy hiểm cho ngươi. Ngươi phải đem theo đoàn thị vệ và ba ngàn quân sĩ ở Kiêu Kþ Doanh. Vi Tiểu Bảo đáp:
- Dạ! Xin Hoàng thượng an tâm. Hay hơn hết là nô tài có thể bắt được mụ điếm già và "trái dưa lùn" đem về băm vằm chúng ra cho Thái hậu được hả giận. Vua Khang Hy vỗ vai Vi Tiểu Bảo mỉm cười phán:
- Nếu ngươi lập được công lớn như vậy để rửa hận cho Thái hậu thì... hà hà.. tuổi còn nhỏ mà chức lại lớn quá. Cái đó mới thật là rầy rà cho trẫm. Có điều chúng ta là tiểu Hoàng đế và tiểu đại thần mà làm nên việc lớn, khiến cho bọn lão quan phải khiếp sợ đến trợn mắt há miệng, kể ra cũng thú. Vi Tiểu Bảo nói:
- Hoàng thượng nhỏ tuổi đã trở nên một bậc anh quân khác thường, bọn già nua khâm phục từ lâu rồi...
Gã ngừng lại một chút rồi nói:
- Nếu chuyến này thu thập xong Ngô Tam Quế thì thật là "Tiền vô lai giả, hậu vô cổ nhân" Vua Khang Hy cười ha hả nói:
- Con mẹ nó! Người ta nói "Tiền vô cổ nhân, hậu vô lai giả" là để ca tụng một nhân vật siêu phàm, ý nói đời xưa chưa từng có người nào được đến thế, đời sau cũng chẳng bì kịp. Vậy mà ngươi lại nói ngược thành "Tiền vô vô lai giả, hậu vô cổ nhân", thành ra vô nghĩa. Đáng tiếc ngươi rất mực thông minh lanh lợi mà còn khiếm khuyết một điều không chịu đọc sách, cho nên có câu "Bất học vô thuật". Vi Tiểu Bảo cười đáp:
- Dạ dạ! Khi nào nô tài có thì giờ nhàn rỗi, phải đọc sách mấy ngày mới được. Thật ra Vi Tiểu Bảo dốt nát thô bỉ càng làm cho nhà Vua khoan khoái! Bên mình ngài thiếu gì thần tử văn học uyên thâm, ngài muốn lấy bao nhiêu người chẳng được? Nhưng hàng ngày phải nghe những lời dẫn chứng như "Kinh Thi có câu", "Đức Thánh dạy rằng" đã nhàm tai, không thấy hứng thú gì nữa. Ngài trò chuyện cùng Vi Tiểu Bảo nghe gã ăn nói quê kệch tục tằn lại thấy tâm thần khoan khoái.
Vi Tiểu Bảo cáo từ nhà Vua lui ra. Gã vừa tới cửa thư phòng đã thấy một tên thị vệ chạy lại đón tiếp, dâng lời thỉnh an rồi thì thầm vào tai gã:
- Thưa Vi tổng quản! Khang Thân Vương muốn gặp Tổng quản đại nhân nhưng chưa hiểu đại nhân có được rảnh không? Vi Tiểu Bảo hỏi:
- Khang Thân ở đâu?
Thị vệ đáp:
- Vương gia đang chờ hồi âm của đại nhân ở phòng thị vệ. Vi Tiểu Bảo hỏi:
- Thân Vương thân hành tới đây sao?
Thị vệ đáp:
- Dạ dạ! Thân vương muốn mời Tổng quản đại nhân đi uống rượu nghe hát mà chỉ e Hoàng thượng có đại sự khẩn yếu giao cho Tổng quản thi hành gấp rút thì lão nhân gia chẳng thể phân thân được. Vi Tiểu Bảo cười nói:
- Con mẹ nó! Ta có phải lão nhân gia mốc gì đâu?
Gã đi tới phòng thị vệ thấy Khanh Thân Vương tay cầm chung trà đang ngồi ngơ ngẩm xuất thần. Cặp lông mày xoăn tít lại ra chiều lo lắng. Thân Vương vừa ngó thấy Vi Tiểu Bảo vội đặt chung xuống chạy ra nắm lấy tay gã nói:
- Huynh đệ! Lâu nay không gặp, nhớ huynh đệ đến chết người.
Vi Tiểu Bảo đã biết Khang Thân Vương vì vụ mất kinh sách mà cầu cứu nơi mình. Nhưng gã thấy lão thân thiết như vậy, trong lòng cũng khoan khoái.
Gã liền đáp:
- Vương gia có việc gì thì chỉ sai người đến kêu một tiếng là được ngay, Vương gia lại cho ăn cho uống thì nhất định tại hạ lóc cóc bò đến. Sao Vương gia còn trịnh trọng thân hành đến kiếm tại hạ ? Khang Thân Vương đáp:
- Tiểu huynh chuẩn bị một ban hát, chỉ sợ huynh đệ mắc bận nhiều quá, không rảnh để mà thưởng thức. Bây giờ về bên tệ phủ ngồi chơi một lúc được chăng ? Vi Tiểu Bảo cười đáp:
- Được lắm! Vương gia cho ăn uống thì dù Hoàng thượng có sai đi làm việc gì khẩn cấp, hay tại hạ có song thân tạ thế cũng hoãn lại để đến với Vương gia đã. Hai người dắt tay nhau ra khỏi Hoàng cung lên ngựa về Vương phủ. Khang Thân Vương lần này khoản đãi Vi Tiểu Bảo rất trân trọng. Ngoài gã ra không còn tân khách nào khác. ắn cơm xong, Khang Thânh Vương mời Vi Tiểu Bảo vào thư phòng, nói chuyện xã giao một hồi. Lão tán dương gã thay thế đức Hoàng thượng lên xuất gia ở chùa Thiếu Lâm làm nên vô số công đức thiện quả. Lão lại khen gã tuổi nhỏ tài cao, làm đến Ngự tiền thị vệ phó tổng quản, Kiêu Kþ Doanh phó đô thống. Bước tiền trình viễn đại không biết đến đâu mà lường. Vi Tiểu Bảo khiêm tốn một hồi. Gã còn nói:
- Từ nay phải trông vào Vương gia giúp đỡ, tài bồi chọ Khang Thân Vương thở dài đáp:
- Huynh đệ Ơi! Ta cùng huynh đệ như người một nhà, không muốn dấu huynh đệ bất cứ việc gì. Tiểu huynh bị đại họa đến nơi rồi, e rằng khó bảo toàn được tính mạng. Vi Tiểu Bảo giả vờ thất kinh hỏi:
- Vương gia là Tôn thất lại được Hoàng thượng tín nhiệm thì làm gì có đại họa xảy đến? Khang Thân Vương đáp:
- Hiền đệ Ơi! Hiền đệ có điều chưa hiểu. Ngày trước sau khi người Mãn Châu chúng ta tiến vào quan ải, đức Tiên hoàng ban cho kỳ chủ mỗi màu cờ một bộ kinh Phật. Tiểu huynh là kỳ chủ màu hồng cũng được một bộ. Bữa nay Hoàng thượng tuyên triệu tiểu huynh bảo phải đưa trình bộ Kinh phật đó cho ngài coi.
Nhưng không hiểu... pho kinh sách này đã bị ai đánh cắp. Vi Tiểu Bảo ngơ ngác hỏi:
- Nếu vậy thì kỳ thiệt! Kẻ trộm lấy cắp tiền bạc châu báu đã đành, chứ lấy cắp sách về làm gì? Phải chăng pho sách này đúc bằng vàng? Hay trong sách giắt đầy châu ngọc cùng phỉ thúy bán được nhiều tiền? Có thế thì kẻ trộm mới nổi tham tâm. Khang Thân Vương đáp:
- Không phải đâu. Pho kinh này cũng là một pho kinh tầm thường thôi. Nhưng tiểu huynh không bảo tồn được đồ vật của đức Tiên hoàng ban cho, là phạm tội đại bất kính. Đột nhiên Hoàng thượng bắt đem kinh sách vào trình, tiểu huynh sợ ngài đã biết vụ mất trộm sách này nên muốn truy cứu. Huynh đệ có cách nào cứu giúp tiểu huynh được chăng? Khang Thân Vương nói xong đứng dậy khúm núm thi lễ rồi ngồi xuống dưới.
Vi Tiểu Bảo vội vàn đáp lễ, hỏi:
- Vương gia khách khí như thế e chẳng làm cho tại hạ phải tổn thọ ư ? Khang Thân Vương đáp:
- Huynh đệ Ơi! Vụ này mà huynh đệ không nghĩ cách cứu được tiểu huynh thì tiểu huynh... đành phải tự tử. Vi Tiểu Bảo hỏi:
- Vương gia nói vậy thì ra việc này quan trọng lắm hay sao? Vương huynh hà tất phải lo âu. Sáng mai tại hạ sẽ đem sự việc tâu bày rõ cùng Hoàng thượng. Tại hạ tưởng nhiều lắm là ngài phạt Vương gia mấy tháng nguyệt bổng, hoặc giao sang phủ nhân Tôn Bình Nghị là cùng. Làm gì mà phải quan hệ tính mạng? Khang Thân Vương lắc đầu đáp:
- Tiểu huynh chỉ mong sao bảo toàn tính mạng, còn chức Thân Vương này có bị cách bỏ, cho xuống làm kẻ thứ dân, tiểu huynh cũng tạ Ơn Trời Phật và lấy làm mãn nguyện lắm rồi.
Vi Tiểu Bảo hỏi:
- Pho kinh sách này quan hệ đến thế thật ư? à phải rồi! Ngày trước tại hạ vào lục soát nhà Ngao Bái, Thái hậu có sai tại hạ đến nhà hắn để kiếm hai pho sách Tam thập nhị chương kinh hay Tứ thập nhị chương kinh gì gì đó. Dường như Vương gia cũng biết vụ đó. Phải chăng là loại sách này?
Khang Thân Vương đáp:
- Đúng là bộ đó và kêu bằng Tứ thập nhị chương kinh. Huynh đệ xục tìm nhà Ngao Bái. Thái hậu không đòi gì cả mà chỉ cần lấy lại hai pho kinh sách này thì đủ biết nó quan hệ phi thường. Huynh đệ có tìm được không? Vi Tiểu Bảo nói:
- Tại hạ tìm thấy rồi. Ngao Bái dấu nó ở dưới gầm giường trong phòng ngủ. Tiểu đệ xục tìm đến toát mồ hôi mới thấy. Chẳng hiểu kinh sách đó có điều chi quí báu? Bây giờ tiểu đệ có thể đi các chùa lấy về cho Vương gia bảy tám bộ. Vương gia lo gì không có sách dâng nạp Hoàng thượng? Khang Thân Vương đáp:
- Kinh sách của Tiên hoàng ban cho khác hẳn những pho kinh sách thông thường thì mập mờ làm sao được? Vi Tiểu Bảo hỏi:
- Nếu vậy quả là hơi rắc rối. Vương gia muốn tại hạ giúp việc gì? Khang Thân Vương thở dài đáp:
- Vụ này tiểu huynh khó bề mở miệng. Chẳng lẽ tiểu huynh lại bảo huynh đệ làm việc khi quân? Vi Tiểu Bảo vỗ ngực đáp:
- Xin Vương gia cứ nói ra đừng có ngại ngùng gì. Vương gia đã coi Tiểu Bảo là bằn hữu, thì tại hạ có phải vì Vương gia mà mất đầu cũng là một trường nghĩa khí. Được rồi! Bây giờ Vương gia vào tâu Hoàng thượng nói là pho sách đó đã cho Vi Tiểu Bảo mượn coi vì gã không cẩn thận đã để lạc mất rồi. Mấy bữa nay đức Hoàng thượng rất hài lòng về tại hạ. Cùng lắm là ngài đánh đòn, chưa chắc bị tội chém đầu.
Khang Thân Vương nói:
- Đa tạ tấm lòng khảng khái của huynh đệ, nhưng tiểu huynh e đường lối đó không ổn, vì Hoàng thượng chắc chẳng tin huynh đệ có thì giờ rảnh mượn kinh sách để coi.
Vi Tiểu Bảo gật đầu đáp:
- Vương gia nói đúng lắm. Tại hạ quên mất mình chẳng biết chữ nào thì mượn kinh sách coi cái gì? Nhất định Hoàng thượng không tin. Chúng ta đành tìm biện pháp khác vậy.
Khang Thân Vương nói:
- Tiểu huynh đã nghĩ ra cách này xin huynh đê... xin huynh đê... xin huynh đê... Lão nói ba câu "xin huynh đệ" rồi dừng lại, đưa mắt nhìn Vi Tiểu Bảo để coi thái độ gã có lộ vẻ gì không. Vi Tiểu Bảo giục:
- Vương gia cứ nói huþch toẹt ra, bất tất phải ngần ngại. Cái mạng nhỏ xíu của tiểu đệ này...
Tay trái gã nắm lấy bím tóc, tay mặt chém vào cổ. Rồi làm bộ hai tay bưng cái đầu đưa cho Khang Thân Vương. Gã nói tiếp:
-... xin trao lại cho Vương gia. Miễn là việc không nguy hại đến Hoàng đế thì bất cứ việc gì tiểu đệ cũng nghe theo.
Khang Thân Vương cả mừng đáp:
- Huynh đệ nghĩa khí thâm trọng như vậy, tiểu huynh chẳng nói nhiều lời làm chi nữa. Xin huynh đệ đánh cắp một pho kinh sách của Thái hậu hoặc của Hoàng thượng đem ra đây. Tiểu huynh đã kêu mấy chục tay thợ khéo chờ s½n để họ suốt đêm ngày khắc một pho sách khác đưa trình Hoàng thượng thì vụ này mới thoát được. Vi Tiểu Bảo hỏi:
Liệu có thể làm cho thật giống được không? Khang Thân Vương đáp:
- Được, được! Nhất định là giống hệt, chẳng có chỗ nào sơ hở. Khi làm xong sách lại nhờ huynh đệ đem nguyên bản trở về chốn cũ. Tiểu huynh quyết không làm suy suyển chút nào.
Thực ra lão cũng biết làm sách giả tạo trong lúc thảng thốt mà muốn cho giống hệt, tuyệt không có chỗ sơ hở là một điều rất khó. Chủ tâm của lão là làm kinh sách giả trả về chỗ cũ, còn pho sách thật đem trình nhà Vuạ Lão định làm như vậy vì chắc rằng Vi Tiểu Bảo đã không biết chữ thì khó lòng khám phá ra được sách chân hay sách giả. Sau này công việc không bị phát giác ra là tốt nhất. Dù có phát giác, tội cũng không trút lên đầu lão được. Có điều chỗ dụng ý của lão không thể nói thẳng với Vi Tiểu Bảo lúc này.
Vi Tiểu Bảo nói:
- Vậy thì được rồi! Việc này không nên chậm trễ. Tiểu đệ muốn đi lấy cắp sách ngay bây giờ. Vương gia ngồi đây đợi hồi âm. Khang Thân Vương trong lòng khoan khoái không biết đến thế nào mà kể. Lão thiên ơn vạn tạ Vi Tiểu Bảo. Lúc đưa chân gã ra ngoài cửa lão còn căn dặn gã hết lòng thận trọng cho.
No comments:
Post a Comment