Nguyễn Thị Tuyết
Bản Tình Ca Cuối Cùng
Chị không thể hiểu được đâu! - Châu nghẹn ngào bảo
tôi thế. Tôi dịu dàng an ủi Châu. - Chị hiểu. Chị hiểu em ạ. Cho nên chị
rất thương em, nhưng… - Tôi chẳng biết nói “nhưng” thế nào bây giờ?
Châu và tôi lớn lên trong cùng ngôi nhà này. Đó là hai phòng của một căn nhà lớn. Gia đình tôi và gia đình Châu, kẻ trước người sau, mỗi nhà mua một bên. Chúng tôi chỉ việc vít cái cửa thông giữa hai phòng lại, còn thì từ hàng hiên, sân nhà đến cổng đều chung nhau. Tôi lớn hơn Châu ba tuổi. Chúng tôi vừa như hai chị em gái lại vừa như hai người bạn. Châu nổi tiếng cả ở phố xóm lẫn ở trường là xinh gái với đủ các biệt hiệu: “Châu hoa khôi”, “Châu Kiều”, “Châu Đức Mẹ”, “Châu ái khanh” và “Châu nữ chúa” và “Châu… chấu”.
Nét mặt Châu nhẹ nhõm thanh tú. Mắt cô to, đen ướt lúc nào cũng lấp lánh như cười. Mũi cô thẳng và cao, miệng nhỏ với cặp môi mọng đỏ, cái răng trái hơi khểnh rất duyên. Nước da Châu là niềm mơ ước của bọn con gái, trắng hồng, mịn màng và tươi mát. Mái tóc cô mượt óng. Những khi vội Châu không cần chải chỉ cần lấy tay vuốt rồi lắc lắc mấy cái là y như chải. Châu có một sắc đẹp trời phú cộng thêm với cái đầu thông minh và phong cách sống rất cá tính. Cô thích một cái gì đó không phải vì cái đó được nhiều người ưa thích hoặc đang là “mốt” thịnh hành mà chỉ vì cô thích và nó hợp với cô mà thôi. Tôi nghiệm thấy đàn bà càng đẹp càng được chú ý thì càng cần có cá tính. Khi họ đã được tôn thờ thì những cá tính ấy cứ như được huyền thoại hóa. Tôi còn nhớ khi mà khắp phố phường, các cô gái đua nhau cắt tóc kiểu Đông Gioăng trông khuôn mặt rất nhẹ nhõm, rất khả ái, không còn ai để tóc dài và đeo ruy băng nữa thì Châu lại để tóc dài đeo một cái ruy băng tím thẫm có bông hoa nhỏ màu tím nhạt bên cạnh. Thế là ở trường rồi ở phố bắt đầu có những cô gái tách mình ra khỏi đội ngũ Đông Gioăng kia và để tóc kiểu “Châu nữ chúa”.
Bạn bè của Châu tôi biết cả nhưng chẳng làm sao mà nhớ cho hết được. Đủ mọi ngành nghề, tầng lớp, lứa tuổi. Là người thông minh, không kiêu căng nhưng Châu rất biết mình. Cô thân ái, vui vẻ với tất cả các bạn, nhưng không chịu để ai xúc phạm mình bao giờ. Đối với tôi lại càng thế. Châu gắn bó thân thiết với tôi nhưng cũng hay bắt nạt, tôi phải chiều cô ấy. Chúng tôi thường bắc ghế ra hàng hiên rồi tán chuyện đến hai, ba giờ sáng, có lúc cãi nhau to vì một nhân vật nào đó trong tiểu thuyết hay phim ảnh. Châu tự tin, nói cười giữa đám bạn bè vây quanh. Còn tôi xấu gái, vô duyên lại khó tính và cô đơn. Tôi vừa quý mến vừa khâm phục Châu lại vừa tủi phận mình.
Đến tuổi trưởng thành, tôi biết hầu hết số bạn trai vây quanh Châu đều yêu cô. Từ chàng học trò kém Châu vài tuổi đến ông thủ trưởng đầu hói đã có vợ, từ anh chạy hàng đi xe cá ươn đến vị giám đốc có ô tô, tài xế riêng đưa đón… Tất cả đều sẵn sàng cưới Châu nếu cô đồng ý. Với tất cả Châu đều nháy mắt mỉm cười duyên dáng lịch sự. Ánh mắt lấp lánh vẫy chào làm cho tất cả cứ phát cuồng lên vì hy vọng. Tuy thế, tôi cũng biết có người Châu thích, có người không. Ấy là những khi có sự trùng hợp vô tình, hai anh chàng cùng đến một lúc, cùng mời Châu đi chơi - những trường hợp ấy thì nhiều. Tôi biết Châu dành sự ưu tiên cho đám sinh viên đại học đẹp trai rồi đến các anh, các chú cao tuổi có chức, có tiền sau mới đến các bạn học cùng lứa tuổi. Trong đó, đặc biệt được Châu quan tâm là Sự, một anh chàng cận thị đẹp trai, nghe đâu con một vị bộ trưởng đã “xin chết” vì Châu. Ngược lại trong các tay đua vòng ngoài loàng xoàng ít được để ý có một anh chàng chạy hàng Trung Quốc về giao khắp thành phố. Chàng thuộc vào hàng “chú”, “đầu ba”. 34 hay 33 gì đó, tên là Tình, Tình đã có tuổi, hình thức xoàng, học hành chẳng đâu vào đâu, “bản mặt” không có gì ghê gớm: không quyền chức cũng chẳng giàu sang, chỉ được cái lì. Chàng tuyên bố:
- Đẹp giai không bằng chai mặt.
Đã mấy lần anh ta vào cửa trước, Châu vòng lối sân sau trốn sang nhà tôi, nhờ tôi trả lời hộ:
- Châu đi vắng.
Nhưng anh ta gan lì ngồi đợi ở trước cổng khiến Châu phải vượt tường sau lẻn ra đi chơi với Sự. Có khi Châu đi đến đêm mới về, Tình vẫn đứng đấy. Châu ái ngại.
- Sao anh chờ em lâu vậy?
Tình bảo:
- Tôi chờ chỉ để Châu biết là tôi đã chờ.
Với những chàng khác, Châu hờn giận, dỗi nhau luôn, có khi khóc lóc đau khổ chứ với Tình chưa bao giờ phải phật ý: Châu kiểu gì anh ta cũng chiều.
Trong xóm bắt đầu xì xào, người thì bảo: “Có con gái như Châu thật như chứa bom nổ chậm trong nhà”. Các cụ già thì tắc lưỡi: “ấy, trăm mối khéo rồi tối lại nằm không”. Thậm chí có đứa thối mồm còn bảo Châu “trăm thằng”. Cho mình là hiểu Châu nhất, tôi bảo:
- Không phải tại nó mà tại bọn đàn ông gã nào cũng háo sắc.
Trong thâm tâm tôi đoán Châu lấy Sự. Tôi mong Châu lấy Sự hay ít ra cũng phải lấy một anh chàng “cỡ ấy” để cho xứng, để tôi có quyền tự hào và “chúng nó” mở mắt ra.
Đùng một cái, Châu lấy Tình!
Đúng là tôi ngã ngửa người ra. Không còn hiểu ra làm sao nữa. Tôi hỏi nó như quát:
- Mày làm sao thế hở con ẩm sọ?
Nó nói rất nghiêm chỉnh:
- Em không ẩm sọ.
- Thế thì tại sao?
Tôi hỏi thế, bụng nghĩ: “ế như tao đây tao cũng chẳng thèm. Mày mê cái nỗi gì?”.
Châu và tôi lớn lên trong cùng ngôi nhà này. Đó là hai phòng của một căn nhà lớn. Gia đình tôi và gia đình Châu, kẻ trước người sau, mỗi nhà mua một bên. Chúng tôi chỉ việc vít cái cửa thông giữa hai phòng lại, còn thì từ hàng hiên, sân nhà đến cổng đều chung nhau. Tôi lớn hơn Châu ba tuổi. Chúng tôi vừa như hai chị em gái lại vừa như hai người bạn. Châu nổi tiếng cả ở phố xóm lẫn ở trường là xinh gái với đủ các biệt hiệu: “Châu hoa khôi”, “Châu Kiều”, “Châu Đức Mẹ”, “Châu ái khanh” và “Châu nữ chúa” và “Châu… chấu”.
Nét mặt Châu nhẹ nhõm thanh tú. Mắt cô to, đen ướt lúc nào cũng lấp lánh như cười. Mũi cô thẳng và cao, miệng nhỏ với cặp môi mọng đỏ, cái răng trái hơi khểnh rất duyên. Nước da Châu là niềm mơ ước của bọn con gái, trắng hồng, mịn màng và tươi mát. Mái tóc cô mượt óng. Những khi vội Châu không cần chải chỉ cần lấy tay vuốt rồi lắc lắc mấy cái là y như chải. Châu có một sắc đẹp trời phú cộng thêm với cái đầu thông minh và phong cách sống rất cá tính. Cô thích một cái gì đó không phải vì cái đó được nhiều người ưa thích hoặc đang là “mốt” thịnh hành mà chỉ vì cô thích và nó hợp với cô mà thôi. Tôi nghiệm thấy đàn bà càng đẹp càng được chú ý thì càng cần có cá tính. Khi họ đã được tôn thờ thì những cá tính ấy cứ như được huyền thoại hóa. Tôi còn nhớ khi mà khắp phố phường, các cô gái đua nhau cắt tóc kiểu Đông Gioăng trông khuôn mặt rất nhẹ nhõm, rất khả ái, không còn ai để tóc dài và đeo ruy băng nữa thì Châu lại để tóc dài đeo một cái ruy băng tím thẫm có bông hoa nhỏ màu tím nhạt bên cạnh. Thế là ở trường rồi ở phố bắt đầu có những cô gái tách mình ra khỏi đội ngũ Đông Gioăng kia và để tóc kiểu “Châu nữ chúa”.
Bạn bè của Châu tôi biết cả nhưng chẳng làm sao mà nhớ cho hết được. Đủ mọi ngành nghề, tầng lớp, lứa tuổi. Là người thông minh, không kiêu căng nhưng Châu rất biết mình. Cô thân ái, vui vẻ với tất cả các bạn, nhưng không chịu để ai xúc phạm mình bao giờ. Đối với tôi lại càng thế. Châu gắn bó thân thiết với tôi nhưng cũng hay bắt nạt, tôi phải chiều cô ấy. Chúng tôi thường bắc ghế ra hàng hiên rồi tán chuyện đến hai, ba giờ sáng, có lúc cãi nhau to vì một nhân vật nào đó trong tiểu thuyết hay phim ảnh. Châu tự tin, nói cười giữa đám bạn bè vây quanh. Còn tôi xấu gái, vô duyên lại khó tính và cô đơn. Tôi vừa quý mến vừa khâm phục Châu lại vừa tủi phận mình.
Đến tuổi trưởng thành, tôi biết hầu hết số bạn trai vây quanh Châu đều yêu cô. Từ chàng học trò kém Châu vài tuổi đến ông thủ trưởng đầu hói đã có vợ, từ anh chạy hàng đi xe cá ươn đến vị giám đốc có ô tô, tài xế riêng đưa đón… Tất cả đều sẵn sàng cưới Châu nếu cô đồng ý. Với tất cả Châu đều nháy mắt mỉm cười duyên dáng lịch sự. Ánh mắt lấp lánh vẫy chào làm cho tất cả cứ phát cuồng lên vì hy vọng. Tuy thế, tôi cũng biết có người Châu thích, có người không. Ấy là những khi có sự trùng hợp vô tình, hai anh chàng cùng đến một lúc, cùng mời Châu đi chơi - những trường hợp ấy thì nhiều. Tôi biết Châu dành sự ưu tiên cho đám sinh viên đại học đẹp trai rồi đến các anh, các chú cao tuổi có chức, có tiền sau mới đến các bạn học cùng lứa tuổi. Trong đó, đặc biệt được Châu quan tâm là Sự, một anh chàng cận thị đẹp trai, nghe đâu con một vị bộ trưởng đã “xin chết” vì Châu. Ngược lại trong các tay đua vòng ngoài loàng xoàng ít được để ý có một anh chàng chạy hàng Trung Quốc về giao khắp thành phố. Chàng thuộc vào hàng “chú”, “đầu ba”. 34 hay 33 gì đó, tên là Tình, Tình đã có tuổi, hình thức xoàng, học hành chẳng đâu vào đâu, “bản mặt” không có gì ghê gớm: không quyền chức cũng chẳng giàu sang, chỉ được cái lì. Chàng tuyên bố:
- Đẹp giai không bằng chai mặt.
Đã mấy lần anh ta vào cửa trước, Châu vòng lối sân sau trốn sang nhà tôi, nhờ tôi trả lời hộ:
- Châu đi vắng.
Nhưng anh ta gan lì ngồi đợi ở trước cổng khiến Châu phải vượt tường sau lẻn ra đi chơi với Sự. Có khi Châu đi đến đêm mới về, Tình vẫn đứng đấy. Châu ái ngại.
- Sao anh chờ em lâu vậy?
Tình bảo:
- Tôi chờ chỉ để Châu biết là tôi đã chờ.
Với những chàng khác, Châu hờn giận, dỗi nhau luôn, có khi khóc lóc đau khổ chứ với Tình chưa bao giờ phải phật ý: Châu kiểu gì anh ta cũng chiều.
Trong xóm bắt đầu xì xào, người thì bảo: “Có con gái như Châu thật như chứa bom nổ chậm trong nhà”. Các cụ già thì tắc lưỡi: “ấy, trăm mối khéo rồi tối lại nằm không”. Thậm chí có đứa thối mồm còn bảo Châu “trăm thằng”. Cho mình là hiểu Châu nhất, tôi bảo:
- Không phải tại nó mà tại bọn đàn ông gã nào cũng háo sắc.
Trong thâm tâm tôi đoán Châu lấy Sự. Tôi mong Châu lấy Sự hay ít ra cũng phải lấy một anh chàng “cỡ ấy” để cho xứng, để tôi có quyền tự hào và “chúng nó” mở mắt ra.
Đùng một cái, Châu lấy Tình!
Đúng là tôi ngã ngửa người ra. Không còn hiểu ra làm sao nữa. Tôi hỏi nó như quát:
- Mày làm sao thế hở con ẩm sọ?
Nó nói rất nghiêm chỉnh:
- Em không ẩm sọ.
- Thế thì tại sao?
Tôi hỏi thế, bụng nghĩ: “ế như tao đây tao cũng chẳng thèm. Mày mê cái nỗi gì?”.
(Phần 2) - Thế chị tưởng em sẽ lấy mấy chàng công tử
bột vẫn đi chơi với em ấy ư? Thứ ấy thì để mà đi chơi thôi chứ làm
chồng làm sao được? Lấy về để mà hầu suốt đời ư?
- Chả lẽ tất cả đều thế cả sao? Thế còn Sự?
- Anh ấy là để mơ mộng tôn thờ, để yêu thôi. Anh ấy như thế có biết bao nhiêu cô gái vây quanh. Bố mẹ anh ấy cũng đã nhắm cho anh ấy chỗ này chỗ khác. Em dù có lấy được anh ấy cũng sẽ phải giằng giật suốt đời để giữ chồng. Giữa đám trăm hoa như thế, người đàn ông khó mà chung thủy với vợ.
Tôi nghe nó nói mà phát bực mình nghĩ “con hâm”. Nó lại còn lên giọng:
- Chị cứ nhìn chị Hòa ấy. Lấy phải anh chồng trẻ đẹp để bây giờ suốt ngày thuê người đánh ghen mà giữ chồng. Em chả chơi. Bây giờ phải thực tế một chút.
- Nhưng tại sao mày lại lấy người mày không hề yêu.
- Em không yêu họ nhưng em được họ yêu, yêu hết mình, yêu đến không thể phản bội được. Hơn nữa, người như anh ấy chắc chắn sẽ là một người chồng tốt: chịu khó, vợ con được nhờ.
Sau khi hai người cưới nhau, bố mẹ Châu vốn gốc người Hà Nội giờ về hưu, hai cụ lại về Hà Nội sống, cho vợ chồng Châu căn nhà này. Thành ra, tôi vẫn là hàng xóm, bạn gái, chị gái Châu.
Quả đúng “vợ con được nhờ”. Tình chăm vợ, chiều vợ hết chỗ nói. Từ nấu nướng, giặt giũ quần áo, chăn màn… Tình làm tất, Châu đi dạy học về đến cổng, dù đang làm gì, nước sôi lửa bỏng đến đâu, Tình cũng bỏ hết chạy ra bê xe vào cho vợ, lấy cho vợ chậu nước rửa mặt rồi vào nhà pha sẵn cốc nước mát để đấy. Châu mó vào cái gì, Tình cũng “ấy để đấy cho anh”. Mà việc gì anh chàng cũng làm được. Tiền thì Tình chịu khó “cày” lại biết thu vén nên đủ tiêu, Châu chẳng đòi hỏi gì nhiều. Châu vui thích lắm. Đi làm về cô chỉ việc ăn rồi ngắm vuốt, hát tưng tửng hay đọc tiểu thuyết hoặc sang hàng xóm chơi. Tôi trút một hơi thở dài:
- Thôi, thế cũng được.
Bữa ấy vợ chồng cô làm cơm liên hoan, tổ chức ngay ở nhà, Châu có mời tôi, ông bà nội và các em Tình. Tình vào bếp nấu nướng rồi sắp bát đĩa bê mâm lên, gọn gàng, nhanh nhẹn còn hơn của một phụ nữ. Tình mời mọi người vào mâm và bắt đầu ngồi gắp cho vợ. Anh chất lên bát Châu đủ mọi thứ đầy ú ụ. Ông bà nội nhìn nhau và quay đi. Cô em chồng nguýt Châu một cái. Tránh con mắt nhìn của mọi người, Châu để bát xuống, gắp vợi ra. Tình lại chất lên bát vợ, bảo:
- Em ăn đi!
Châu nhìn mọi người cúi mặt xuống. Như nuốt phải cục đá, cô bỏ bát định đứng lên thì Tình vội vã đứng dậy theo bỏ mặc khách khứa ngồi đó. Châu cực chẳng đã, đành ngồi lại.
Tình yêu vợ hết mình, cái “mình” với những bản tính rất thực của anh. Ngoài những giờ đi kiếm tiền, anh chỉ ở nhà phục vụ vợ. Bất kỳ gà gáy nửa đêm, Châu buột miệng cần gì là anh kiếm ngay thứ đó. Bản thân mình, anh chẳng cần gì. Anh chăm Châu lắm. Hôm chúng tôi đi coi thi xa, để bảo đảm giờ giấc, chúng tôi quyết định buổi sáng tất cả cùng đến cổng trường để ô tô đón chở đến nơi coi thi, trưa ở lại trường bạn và chiều tối xe lại đến đón. Mọi người đã lên ô tô ngồi đâu vào đấy, Tình mới đưa vợ đến thành ra Châu phải ngồi phía sau. Tình vội vã dừng xe bên lề đường, nhảy lên ô tô làm om sòm, nhất định đòi cho vợ mình ngồi lên phía trên đầu xe. Anh ta lôi vợ xềnh xệch từ dưới lên, chen lấn, đẩy người ở ghế trên ra ấn Châu ngồi xuống.
- Tiền nào chả là tiền. Ngồi lên đây cho khỏi say.
Châu cúi mặt trước cái nhìn của mọi người. Tôi vội nói chuyện làng, nói một câu khôi hài nhưng Châu không cười được. Trưa ấy, khi hội đồng coi thi còn đang họp rút kinh nghiệm thi buổi sáng thì Tình lôi thôi lốc thốc đi cái xe còn thồ nguyên cả thùng hàng đến. Tình vò cái mũ cáu bẩn đưa lên lau mồ hôi và xông vào giữa phòng học. Túi áo ngực lem nhem của anh cộm lên, loang ướt một vệt mỡ to. Tình lôi từ trong ấy ra một khoanh giò, với tay qua hai dãy bàn đầy người đưa cho Châu. Một vài tiếng cười vô ý bật lên. Tôi nhìn Châu sắp khóc mà thương nó quá.
Yêu thế đấy, nhưng mà họ cũng cãi nhau. Những cuộc cãi nhau bằng thứ ngôn ngữ… thấm đẫm tình yêu mà dân xóm phố phải gọi là “hát tình ca”.
Lần đầu tiên và sau khi hai vợ chồng đi đám cưới về. Tôi nghe Tình rền rĩ:
- Anh yêu em, em biết không? Anh không thể chịu nổi. Anh yêu em… Yêu em mà Châu. Em hãy tin là trên đời này chỉ có anh là yêu em chân thành nhất, sâu sắc nhất.
Hôm sau, Châu ngượng nghịu bảo tôi:
- Anh ấy yêu em quá đấy mà.
Thì ra trong suốt buổi tối ấy, Châu như một nàng tiên lộng lẫy, lôi cuốn theo mình bao nhiêu cặp mắt. Các chàng trai đến gần Châu làm quen. Tình vượt lên chặn trước mặt Châu quàu quạu nhìn đối thủ, lôi vợ đi chỗ khác. Khi nhạc nhảy nổi lên, các tay vũ hảo hạng kéo Châu đi, Tình chỉ còn biết đứng nhìn. Anh không biết nhảy. Nhìn vợ trong vòng tay người khác lại chẳng biết họ đang thủ thỉ những gì, Tình không sao chịu nổi, xông vào dắt Châu lôi tuột về nhà… Châu tha thứ cho chồng dễ dàng, lý do “anh ấy yêu em quá”.
Từ hôm ấy, Tình rất ít cho vợ đi đâu. Thời khóa biểu
của Châu, Tình nắm rất chắc. Châu hiểu chồng và không muốn om xòm lên,
cô đi về rất đúng giờ.
- Chả lẽ tất cả đều thế cả sao? Thế còn Sự?
- Anh ấy là để mơ mộng tôn thờ, để yêu thôi. Anh ấy như thế có biết bao nhiêu cô gái vây quanh. Bố mẹ anh ấy cũng đã nhắm cho anh ấy chỗ này chỗ khác. Em dù có lấy được anh ấy cũng sẽ phải giằng giật suốt đời để giữ chồng. Giữa đám trăm hoa như thế, người đàn ông khó mà chung thủy với vợ.
Tôi nghe nó nói mà phát bực mình nghĩ “con hâm”. Nó lại còn lên giọng:
- Chị cứ nhìn chị Hòa ấy. Lấy phải anh chồng trẻ đẹp để bây giờ suốt ngày thuê người đánh ghen mà giữ chồng. Em chả chơi. Bây giờ phải thực tế một chút.
- Nhưng tại sao mày lại lấy người mày không hề yêu.
- Em không yêu họ nhưng em được họ yêu, yêu hết mình, yêu đến không thể phản bội được. Hơn nữa, người như anh ấy chắc chắn sẽ là một người chồng tốt: chịu khó, vợ con được nhờ.
Sau khi hai người cưới nhau, bố mẹ Châu vốn gốc người Hà Nội giờ về hưu, hai cụ lại về Hà Nội sống, cho vợ chồng Châu căn nhà này. Thành ra, tôi vẫn là hàng xóm, bạn gái, chị gái Châu.
Quả đúng “vợ con được nhờ”. Tình chăm vợ, chiều vợ hết chỗ nói. Từ nấu nướng, giặt giũ quần áo, chăn màn… Tình làm tất, Châu đi dạy học về đến cổng, dù đang làm gì, nước sôi lửa bỏng đến đâu, Tình cũng bỏ hết chạy ra bê xe vào cho vợ, lấy cho vợ chậu nước rửa mặt rồi vào nhà pha sẵn cốc nước mát để đấy. Châu mó vào cái gì, Tình cũng “ấy để đấy cho anh”. Mà việc gì anh chàng cũng làm được. Tiền thì Tình chịu khó “cày” lại biết thu vén nên đủ tiêu, Châu chẳng đòi hỏi gì nhiều. Châu vui thích lắm. Đi làm về cô chỉ việc ăn rồi ngắm vuốt, hát tưng tửng hay đọc tiểu thuyết hoặc sang hàng xóm chơi. Tôi trút một hơi thở dài:
- Thôi, thế cũng được.
Bữa ấy vợ chồng cô làm cơm liên hoan, tổ chức ngay ở nhà, Châu có mời tôi, ông bà nội và các em Tình. Tình vào bếp nấu nướng rồi sắp bát đĩa bê mâm lên, gọn gàng, nhanh nhẹn còn hơn của một phụ nữ. Tình mời mọi người vào mâm và bắt đầu ngồi gắp cho vợ. Anh chất lên bát Châu đủ mọi thứ đầy ú ụ. Ông bà nội nhìn nhau và quay đi. Cô em chồng nguýt Châu một cái. Tránh con mắt nhìn của mọi người, Châu để bát xuống, gắp vợi ra. Tình lại chất lên bát vợ, bảo:
- Em ăn đi!
Châu nhìn mọi người cúi mặt xuống. Như nuốt phải cục đá, cô bỏ bát định đứng lên thì Tình vội vã đứng dậy theo bỏ mặc khách khứa ngồi đó. Châu cực chẳng đã, đành ngồi lại.
Tình yêu vợ hết mình, cái “mình” với những bản tính rất thực của anh. Ngoài những giờ đi kiếm tiền, anh chỉ ở nhà phục vụ vợ. Bất kỳ gà gáy nửa đêm, Châu buột miệng cần gì là anh kiếm ngay thứ đó. Bản thân mình, anh chẳng cần gì. Anh chăm Châu lắm. Hôm chúng tôi đi coi thi xa, để bảo đảm giờ giấc, chúng tôi quyết định buổi sáng tất cả cùng đến cổng trường để ô tô đón chở đến nơi coi thi, trưa ở lại trường bạn và chiều tối xe lại đến đón. Mọi người đã lên ô tô ngồi đâu vào đấy, Tình mới đưa vợ đến thành ra Châu phải ngồi phía sau. Tình vội vã dừng xe bên lề đường, nhảy lên ô tô làm om sòm, nhất định đòi cho vợ mình ngồi lên phía trên đầu xe. Anh ta lôi vợ xềnh xệch từ dưới lên, chen lấn, đẩy người ở ghế trên ra ấn Châu ngồi xuống.
- Tiền nào chả là tiền. Ngồi lên đây cho khỏi say.
Châu cúi mặt trước cái nhìn của mọi người. Tôi vội nói chuyện làng, nói một câu khôi hài nhưng Châu không cười được. Trưa ấy, khi hội đồng coi thi còn đang họp rút kinh nghiệm thi buổi sáng thì Tình lôi thôi lốc thốc đi cái xe còn thồ nguyên cả thùng hàng đến. Tình vò cái mũ cáu bẩn đưa lên lau mồ hôi và xông vào giữa phòng học. Túi áo ngực lem nhem của anh cộm lên, loang ướt một vệt mỡ to. Tình lôi từ trong ấy ra một khoanh giò, với tay qua hai dãy bàn đầy người đưa cho Châu. Một vài tiếng cười vô ý bật lên. Tôi nhìn Châu sắp khóc mà thương nó quá.
Yêu thế đấy, nhưng mà họ cũng cãi nhau. Những cuộc cãi nhau bằng thứ ngôn ngữ… thấm đẫm tình yêu mà dân xóm phố phải gọi là “hát tình ca”.
Lần đầu tiên và sau khi hai vợ chồng đi đám cưới về. Tôi nghe Tình rền rĩ:
- Anh yêu em, em biết không? Anh không thể chịu nổi. Anh yêu em… Yêu em mà Châu. Em hãy tin là trên đời này chỉ có anh là yêu em chân thành nhất, sâu sắc nhất.
Hôm sau, Châu ngượng nghịu bảo tôi:
- Anh ấy yêu em quá đấy mà.
Thì ra trong suốt buổi tối ấy, Châu như một nàng tiên lộng lẫy, lôi cuốn theo mình bao nhiêu cặp mắt. Các chàng trai đến gần Châu làm quen. Tình vượt lên chặn trước mặt Châu quàu quạu nhìn đối thủ, lôi vợ đi chỗ khác. Khi nhạc nhảy nổi lên, các tay vũ hảo hạng kéo Châu đi, Tình chỉ còn biết đứng nhìn. Anh không biết nhảy. Nhìn vợ trong vòng tay người khác lại chẳng biết họ đang thủ thỉ những gì, Tình không sao chịu nổi, xông vào dắt Châu lôi tuột về nhà… Châu tha thứ cho chồng dễ dàng, lý do “anh ấy yêu em quá”.
Nhưng hôm ấy, Tình không thấy vợ về đúng giờ. Châu chỉ có hai tiết nhưng vì có hai học sinh đánh nhau trong giờ, cô phải ở lại cùng giáo viên trực ban giải quyết. Tình nhìn đồng hồ và lao đến trường. Sân trường vắng, nhìn vào căn phòng cửa khép hờ thấy vợ mình ngồi với một người đàn ông khác. Tình băng qua sân vọt tới cửa văn phòng giáo viên, học sinh trong các lớp học nhốn nháo xô ra cửa lớp: Tình quần áo lôi thôi, đầu tóc bù xù, miệng la hét ầm ĩ và trong người anh ta rơi ra một thanh sắt dài. Bảo vệ nhà trường giữ anh ta đưa vào văn phòng. Bình tĩnh lại, Tình mới thấy có hai học sinh đang làm bản kiểm điểm ở góc văn phòng. Châu không tìm ra lỗ nẻ để mà chui xuống trước bao nhiêu là học sinh, các đồng nghiệp, cô lủi thủi ra về. Tôi không biết nói thế nào với cô đành nhắc lại lời Châu.
- Anh ấy yêu em quá đấy mà.
Châu im lặng nhìn đi nơi khác. Lát sau Tình về, tôi nghe những lời nghẹn ngào run rẩy của Tình:
- Anh yêu em, anh sợ mất em… Châu ơi.
Hình như Châu vẫn im lặng nên tôi thấy Tình vẫn vò đầu bứt tóc rền rĩ mãi đến khi Châu phải thốt lên giọng khê đặc.
- Thôi… được rồi - Châu nuốt nghẹn vào lòng.
Châu cứ rầu rầu như tầu rau héo từ đấy. Càng ngày cô càng ít bước chân ra ngoài. Đi một mình thì về lại om xòm lên mà đi với chồng thì… Châu không còn cười giòn và hát tưng tửng như xưa. Cô cũng chẳng ngắm vuốt nữa. Bao nhiêu giày đẹp, áo quần, váy đầm Tình mua cho, Châu mặc thử vào người, đứng trước gương ngắm, trước còn mỉm cười làm duyên, sau thì đứng thừ mặt ra rồi lặng lẽ trút bỏ xếp vào góc. Châu cố nói vui:
- Cứ ở nhà cả ngày như em, cần gì phải may quần áo nữa.
Trước đây Châu bảo tôi:
- Bà ơi, kén vừa vừa thôi, lấy xừ xằng một ông chồng đi.
Bây giờ nó cười buồn bảo: “ở một mình lại hay”.
Châu trở nên tư lự, buồn và ít nói. Cô không trách giận hay chê bai gì chồng, cũng chẳng vui mừng trước những lời hàng xóm khen Tình. Tôi thấy như hàng xóm với mình là một gia đình nào khác, không phải là nhà cái Châu, “Châu Đức Mẹ”, “Châu ái khanh”, “Châu nữ chúa”, “Châu… chấu”.
Bỗng một hôm, trời sắp mưa, nhà Châu có khách. Một người đàn ông trẻ, đẹp, đeo kính cận bước vào. Tình còn đang lom khom với đống quần áo chạy mưa. Châu ngồi tư lự trước cuốn Anna Karenina. Thấy người khách Châu tái mặt bàng hoàng thốt lên:
- Anh Sự.
Tình vứt vội đống quần áo chạy lại ngáng trước mặt hai người hất hàm:
- Anh là ai?
Châu giới thiệu hai người và mời khách:
- Anh ngồi xuống đi. Anh…
Câu chuyện tẻ ngắt, đứt đoạn vì Tình ngồi lù lù, quàu quạu giám sát. Dường như hiểu được, Sự nhìn Châu xót xa, thương yêu, nuối tiếc và đứng dậy cáo từ. Anh lấy trong người ra một cuốn sách đưa cho Châu:
- Tôi mượn Châu mà quên đi mất… Thành ra lâu quá… Hôm nay tìm thấy, tôi mang gửi lại Châu.
Châu cầm lấy cuốn sách tần ngần: Từ trong cuốn sách, một bông xấu hổ đã ép khô nhưng vẫn giữ nguyên dáng xoè nở rất đẹp rơi ra. Châu nhặt cánh hoa, tay cô run quá. Cô nhìn Sự, mắt chớp chớp sắp khóc. Tình tím mặt đứng lên nhưng Châu không thấy. Nỗi ân hận, tiếc nuối trào lên, đôi mắt cô đã bắt đầu long lanh lệ, tay cô vẫn níu chặt Sự. Sự còn đủ bình tĩnh nhắc: “Châu…”, Châu òa khóc.
Một cái tát trời giáng của Tình làm văng cặp kính cận của Sự. Tình lồng lộn lôi Sự đẩy ra khỏi cửa chửi:
- Cút mẹ mày đi. Vào đây làm gì?
Châu tĩnh trí lại, cô tìm cặp kính chạy ra đưa cho Sự, nhìn anh bằng cái nhìn đau đớn và quay vào với khuôn mặt vô hồn đẫm nước mưa. Tôi vội chạy theo đưa cho Sự bộ quần áo mưa, nhưng anh không cầm. Đứng nhìn lại ngôi nhà chúng tôi một lát, anh cắm cúi bước. Châu vừa bước vào nhà.
- Cô giết tôi đi. Cô có hiểu không.
- Anh giết tôi đi. Tôi không muốn sống nữa.
Mấy ngày sau, cô xuất hiện trước mặt tôi với chiếc túi xách gọn gàng trong lúc chồng đi vắng. Nhìn cô, tôi đoán ra phần nào. Châu lặng lẽ đưa cho tôi một bức thư ngỏ rồi ôm chặt lấy tôi. Tôi hỏi:
- Em đi tìm Sự ư?
Châu lắc đầu:
- Em không tìm ai cả. Em chỉ muốn thoát ra khỏi cuộc sống này. Bức thư Châu viết cho chồng chỉ có mấy câu:
“Em cám ơn tất cả những gì anh đã dành cho em. Anh là người đối xử tốt nhất với em. Sẽ hạnh phúc vô cùng cho cô gái nào yêu anh mà được làm vợ anh. Còn em… em không yêu… Xin anh tha thứ cho lỗi lầm của em là đã đi lạc vào đời anh một đoạn. Đừng tìm em, em đi đây”.
Chẳng ai an ủi được Tình. Sau những trận vật vã đau đớn Tình cũng bỏ đi đâu không rõ. Ngôi nhà bỏ không với tất cả những đồ đạc tiện nghi khá đầy đủ của một cặp vợ chồng hạnh phúc: Bàn ghế, xoong nồi cho đến tủ quần áo đầy ắp áo váy, hộp trang sức đủ bộ v.v… Có lẽ Tình đi tìm Châu nên anh không hề cất dọn một vật gì. Trước khi đi, Tình có lời xin lỗi tôi và gửi “mụ gái già trái chứng” chìa khóa, giấy tờ của ngôi nhà. Vì đã hứa trông nhà hộ nên thỉnh thoảng tôi sang quét dọn. Không có ai chết trong ngôi nhà ấy nhưng cứ bước chân sang là tôi rợn tóc gáy. Tôi hiểu: ở đó đã chết một trái tim, một tình yêu, một nguồn sống của một người đàn ông. Bên tai tôi luôn có tiếng bản tình ca cuối cùng với giọng đàn ông nức nở còn đó: “Anh yêu em. Hãy về với anh. Anh chết mất”. Nhưng đến nay vẫn chưa thấy ai trở về.
No comments:
Post a Comment