ANH: Anh mừng vì đã đặt được phòng ở đúng khách sạn này. Đây đã từng là khách sạn của anh ở New Orleans.
Hôm qua, lúc từ sân bay về đây, bước ra khỏi taxi và sau ngần ấy năm lại được đứng cùng với cái vali của mình trước cánh cửa lùa màu trắng có tay cầm bằng đồng sáng loáng quen thuộc, anh thấy tim mình đập rộn lên. Khách sạn này, theo một nghĩa nào đấy, là biểu tượng của tất cả những gì đã làm thay đổi cuộc đời anh, thay đổi bản thân anh nhiều đến thế.
Chính tại nơi đây hơn một chục năm về trước, cái hồi làm tiến sĩ, vào ban đêm, anh thường bứt khỏi những cái máy tính, những cuốn sách, những tạp chí khoa học và những ý nghĩ, những ý tưởng, những kế hoạch luôn quay cuồng trong đầu mình. Cùng với những nhà khoa học khác trong nhóm, cũng trẻ, cũng cực kỳ gàn dở như anh, đang đêm gọi taxi đi đến khách sạn này, để uống bia hoặc rượu vang và nghe loại nhạc blues mê hồn của người da đen bên những cái bàn đá trắng ngoài sân trời, tranh luận đầy hưng phấn về tất cả những gì dính dáng đến việc sắp xếp chuỗi gien hoặc tưởng tượng ra những gì họ sẽ làm nếu chuyển được những gien này thành những protein tương ứng, và đến lượt chúng, những protein này thành cảm xúc, hành vi ứng xử hoặc ý nghĩ của con người. Họ gọi những lúc này một cách đầy tưởng tượng, phù hợp với địa điểm và tình huống, là "ADN breaks", mà một số thì giải thích như là "giờ giải lao ban đêm để uống rượu ở Dauphine", còn số khác thì là "đứt gãy ADN".
Khi ấy họ là một nhóm những thanh niên ồn ào và tin tưởng vào sự không thể nhầm lẫn của mình, vào sự khác thường và đặc biệt của cái họ đang làm, và tuyệt đối chắc chắn rằng chính họ sẽ đánh dấu những đường chân trời trong khoa học. Nhưng cái mà anh nhớ nhất trong những ngày ở New Orleans ấy là lòng hăng say đến mức tham lam. Nếu như thời gian có thể trở lại và anh lại được ở đây, thì với những gì giờ đây anh biết, anh sẽ giành nhiều thời gian nhất để học thuộc lòng như học một bài thơ, chính là lòng hăng say ấy. Khi ấy họ như những chú sư tử non. Họ tin rằng thế giới sẽ là của họ, và khi ấy sao họ ở gần các vì sao trên khoảng trời đêm trên sân thượng của khách sạn Dauphine New Orleans đến thế. Cho nên hôm qua, khi lại đứng trước khách sạn này, cho dù mới là buổi sáng và mặt trời còn đang rực rỡ, anh vẫn chói cảm thấy mình ở gần với các vì sao hơn. Có sao đâu, nếu giờ đây chúng không còn sáng lấp lánh giống như những ngày xưa nữa.
Chẳng phải những vì sao cũng cháy đấy thôi.
Anh dừng lại một lát trước khi bước qua cánh cửa quá quen thuộc đối với anh để vào quầy lễ tân. Anh nghĩ nếu phải kể cho cô anh cảm thấy gì khi vào đây - mà anh thừa biết là cô sẽ hỏi - thì anh sẽ nói rằng anh cảm thấy buồn và tự hào xen. lẫn. Tự hào vì khi anh đến thành phố này, nơi anh bắt đầu còn là một nghiên cứu sinh Ba Lan vô danh tiểu tốt, có cái họ mà ít ai đọc nổi, được mời như một gương mặt không cần bàn cãi đến một hội nghị quốc tế quan trọng nhất trong lĩnh vực này, để đọc một bản tham luận mà tất cả những nhân vật quan trọng khác trong lĩnh vực của anh đều muốn nghe. Còn buồn vì anh bỗng hiểu ràng với tất cả những gì anh đã đạt được, tất cả sự thừa nhận và ngưỡng mộ, thì anh vẫn sẽ không bao giờ còn được hưng phấn, tự hào về bản thân mình và toại nguyện như hồi đó, mười mấy năm trước đây khi đang nghiên cứu về sự sắp xếp chuỗi gien của một loại vi khuẩn gây nên bệnh sất Rickettsia, anh đã tin rằng mình đang nhìn vào những con bài của chính Tạo hóa.
Dauphin New Orleans, với sự giản dị và ấm cúng của mình, ở giữa trung tâm phố cổ của New Orleans, có một không khí mà cái khách sạn Hilton cao ngất, là khách sạn mà các nhà tổ chức hội nghị muốn đưa anh tới, chưa bao giờ và sẽ không bao giờ có được. Hôm qua, khi đến đây, nhận chìa khóa phòng từ người phụ nữ ở quay lễ tân tươi cười và đẹp không thể tả được, anh phân vân, không biết trong khách sạn này, các phòng trông như thế nào. Bởi anh chưa bao giờ nghỉ lại ở đây. Nhiều nhất cũng chỉ là những đêm trên sàn thượng. Cho nên khi mở cửa phòng số 409 trên tầng ba, anh đã sững người vì ngạc nhiên. Căn phòng rộng hơn toàn bộ căn hộ của anh ở Munich, có phòng ngủ, phòng khách và khu làm việc cùng với điện thoại, máy tính và máy fax. Trong phòng khách, trên cái giá cạnh vô tuyến là một cái kệ bạc, trong đó là một chai champagne được quấn khăn trắng, và bên cạnh có hai cái ly. Bước vào phòng ngủ, anh nhận thấy ngay là dưới cửa sổ, trên một cái bàn đá đen có một bình thủy tinh tròn với những bông lili. Anh nhớ rất rõ những bông lili này. Anh gọi điện xuống lễ tân hỏi liệu có sự nhầm lẫn nào chăng, vì ở Munich, qua Internet, anh chỉ đặt một phòng đơn bình thường thôi cơ mà. Người phụ nữ ở quầy lễ tân, người đã đưa chìa khóa cho anh chỉ cười mà nói:
- Tôi nhận ra anh ngay khi anh bước vào. Anh chính là người cách đây hơn chục năm đã đi quyên tiền cho một cô bé ở Ba Lan hay Hà Lan gì đó. Tôi không còn nhớ chính xác nữa. Nhưng anh đã cứu sống cô bé, đúng không? Con gái tôi hồi ấy cũng lên tám, đúng như cô bé kia. Hỏi ấy, khi đọc báo nói về cô bé, tôi đã sởn cả gai ốc khi nghĩ rằng mẹ của cô bé sẽ phải kính phục anh như thế nào. Tôi nghĩ là anh sẽ thích căn phòng này. Nó là phòng tốt nhất của chúng tôi đấy. Bao giờ John Lee Hooker cũng ở đúng phòng ấy mỗi khi đến đây để biểu diễn ở Preservation HAll. Anh có biết anh ấy không?
Đặt ống nghe xuống, anh phân vân, làm sao mà ai đó lại có thể còn nhớ những gì mình đã cảm thấy khi đọc một cái gì đó trên báo từ hơn một chục năm trước đây nhỉ. Có thề đến một lúc nào đó anh sẽ có con gái và anh sẽ hiểu dù sao, điều đó là có thể. Nhưng đấy là hôm qua: Hôm nay thì anh không còn nghi ngờ gì là chị lễ tân ấy không là một ngoại lệ.
Nhớ, đó là một chức năng của cảm xúc.
Những cảm xúc, mà lại là đặc biệt khác thường, đã bắt đầu từ sáng sớm. Anh xuống sân trời cạnh bể bơi, mà sáng nào cũng được trang hoàng như một phòng của nhà hàng để ăn sáng. Ngồi uống thứ cà phê Mỹ chẳng ngon lành gì trong tiếng nhạc Mozart được phát ra từ những chiếc loa, anh vừa chờ xuất bánh dù của mình vừa kiểm tra hộp thư điện thử trên server tại Munich. Ông chủ sáng suốt của khách sạn, nắm bắt được tinh thần của thời đại đã cho lắp trên mỗi bàn trong phòng ăn sáng một ổ điện thoại đôi. Hai người có thể đồng thời kết nối latop của mình với Internet. Một sáng kiến đơn giản và hoàn hảo trong bản chất của nó. Liệu còn có gì dễ thương hơn một bức e-mail buổi sáng bên cạnh một tờ báo mới? Tờ báo giấy nằm bên li cà phê, và tờ điện tử yêu thích từ đâu đó: Nhật Bản, Australia, Đức hay Ba Lan.
Anh mở e-mail của cô và bỗng hét toáng lên vì vui sướng. Tất cả mọi người đang ăn sáng ở những bàn bên đều nhìn anh ngạc nhiên, nhưng chỉ một lát sau họ lại quay về với những tờ báo hay hộp thư điện tử của mình.
Anh đọc đoạn này thêm một lần nữa, cho chắc chắn.
Khi đi qua phía ấy, anh hãy đi chậm lại một chút! Em sẽ đứng chờ anh ở đó.
Tin này làm anh choáng váng. Đẹp quá. Không thể tin được. Đầy hưng phấn. Cô ấy sẽ đến Paris! Sẽ chờ anh ở sân bay! Anh phải liên hệ ngay với TWA để hoãn chuyến bay từ Paris đi Munich. Bánh mì đã được đưa đến. Anh phết mứt phúc bồn tử lên bánh mì và gọi chương trình tìm kiếm. Anh vào trang web của hãng hàng không TWA. Anh gõ mật khẩu của mình và số đăng ký chuyến bay từ New York đi Munich qua Paris. Và anh hoãn chuyến bay đi Munich từ Pans một ngày chẳng khó khăn gì. Anh sẽ đến Paris vào khoảng tám giờ sáng ngày 18 tháng bảy, vào thứ năm và sẽ bay đi Munich vào tối thứ sáu. Họ sẽ có cả một ngày giành cho nhau. Và cả một đêm. Đằng nào thì cô cũng quay về Warszawa bằng xe khách vào tối thứ sáu, nên việc kéo dài thời gian ở Paris thêm mấy ngày nữa là vô nghĩa. Anh đã có một kế hoạch đầy đủ và chi tiết cho weekend đầu tiên sau khi trở về từ New Orleans.
Anh viết e-mail cho cô và gửi ngay trước khi ăn xong. Anh viết rằng mình hạnh phúc không thể tả được, rằng anh không dám tin là cô chờ và rằng anh không biết làm thế nào để trải qua sự sốt ruột của mình ở New York. Rồi anh còn tạm biệt cô đầy tình cảm trước chuyến đi Paris này. Đây là lần đầu tiên cô đi xa kể từ khi họ quen biết nhau. Trước đây anh chưa bao giờ có dịp để tạm biệt cô.
Anh tạm biệt cô như thể họ thực sự phải xa nhau. Lại thêm một lần nữa anh phân vân, không biết họ sẽ đi xa tới đâu trong cái thế giới ảo này và không biết họ đã biết đi xa như thế nào để sống trong thế giới ấy giống như trong thế giới thực. Con người ta đôi khi ước ao được xa cách nhau để có thể nhớ nhung, chờ đợi và vui mừng trong ngày gặp lại. Mối quan hệ của họ, chưa được định nghĩa, thậm chí còn chưa được gọi tên, cũng không có gì khác. Họ cũng muốn những điều tương tự. Họ không để ý hoặc vờ như không để ý thấy rằng họ luôn sống trong sự xa cách như vậy và điều này có rất ít cái chung với sự xa cách vật lý được đó bằng khoảng cách. Họ ở cách xa nhau 1.000 hay 10.000 cây số, thì trong trường hợp của họ tuyệt đối không có ý nghĩa gì. Họ không xa nhau theo cái nghĩa thông thường. Nhiều nhất họ cũng chỉ thay đổi vị trí địa lý của cái máy tính kết nối hai người, hoặc thay đổi chương trình gửi những bức e-mail của họ, nhưng họ không ở xa nhau theo nghĩa, những người chia tay nhau sẽ ở cách xa nhau như thế nào. Sự xa cách của họ chỉ có hai trạng thái, thì cũng giống như mọi thứ trong cái thế giới tin học này mà thôi. Hoặc là họ ở bên nhau trong tầm tay, hoặc là ở trên mạng. Họ mới chỉ được ở trong "tầm tay" đúng một lần trong đời: lần ấy, trên chuyến tàu từ Berlin đi Poznan, khi mà họ thậm chí còn chưa biết cả tên nhau, không trao đổi với nhau một câu nào và chỉ có đồng tử của họ đôi lúc gặp nhau trong những cặp mắt tò mò. Còn trên mạng thì sao? Trên mạng tất cả đều xa như nhau hoặc gần như nhau, bởi suy cho cùng thì có gì khác nhau đâu.
Mà họ thì cũng cần phải xa nhau như tất cả mọi người, nhưng khác với tất cả, họ hoàn toàn không vui mừng khi gặp lại. Họ chia tay nhau để cuối cùng lại được gặp lại. Vào thứ sáu, 18 tháng bảy, sáng. Tại sân bay ở Paris. Như cô đã viết, anh thuộc lòng bức e-mail này:
Cạnh quầy cà phê nhỏ liền với kiốt bán báo.
Ngày ở New Orleans bỗng trở nên dài kinh khủng. Vào ngày mà cô đi ôtô khách đến Paris, anh phải trình bày báo cáo tại hội nghị ở đây, ở New Orleans. Bản báo cáo của anh là bản đầu tiên trong buổi sáng. Anh đến trước nửa tiếng, để lắp đặt laptop và nối nó với đèn chiếu từ máy tính lên một màn hình khổng lồ trên bức tường giữa. Trước khi anh lắp đặt xong, phòng hội nghị gần như đã kín người. Khi kéo lon coca Mỹ mang theo lại gần mình, anh chợt phát hiện trên mặt bàn được phủ khăn nhung màu xanh lá cây sát với bục của người thuyết trình có một ổ cắm điện thoại được đánh dấu bằng chữ phát quang trên tấm nhãn plastic như là "kết nối" với Internet. Chỉ còn chưa đầy năm phút nữa là đến giờ thuyết trình của mình, thế mà anh cảm thấy mình chẳng còn nghĩ ngợi gì về cái bài báo cáo ấy nữa. Vì hôm nay là cô phải có mặt ở Paris rồi đây. Nếu tính cả sự chênh lệch thời gian giữa Paris với New Orleans, thì chắc chắn giờ này cô đã viết cho anh. Anh muốn biết chắc điều này. Ngay bây giờ! Chỉ cần biết, cô có viết hay không. Còn viết gì thì anh sẽ đọc sau. Không nhìn những người đang chăm chú theo dõi mình, anh vội cắm các modem của laptop vào cái ổ trên bàn và đã bắt đầu khởi động chương trình thư, nhưng vị giáo sư của Berkeley, người điều khiển chương trình buổi sáng đột ngột đi đến chỗ anh.
Vây là anh không kịp…
Giáo sư đề nghị phiên âm thật chính xác họ tên anh. Ông đọc đi đọc lại trước sự có mặt của anh. Nghe như tiếng bị méo của thư ký người máy, nhưng anh vẫn có thể nhận ra là đang nói về mình. Mấy phút sau, khi giáo sư giới thiệu anh là người thuyết trình đầu tiên với phòng hội nghị đã kín người, và vẫn cứ nhầm tên thành họ của anh, thì tiếng cười vang lên. Điều này như một lời chào, lời chúc mừng. Họ phân biệt được họ và tên anh! Đó là chuyện hiếm hoi trên mảnh đất đầy kiêu căng là cái thế giới khoa học này.
Bản thuyết trình của anh phải kéo dài thêm mười lăm phút. Sự ưu ái này chỉ giành cho một số rất ít người. Trong những trường hợp thông thường thì chủ tọa sẽ cắt ngang câu người thuyết trình không chút ngần ngại sau khi thời gian qui định đã hết và gọi người tiếp theo: Ngày xưa thì cái cách ứng xử ấy khiến anh hết sức ngạc nhiên, nhưng hồi ở Munich, khi bản thân anh phải tổ chức hội nghị và có tới hai ngàn người đọc báo cáo, thì anh hiểu rằng đấy là biện pháp duy nhất.
Về nguyên tắc thì anh kết thúc phần trình bày đúng thời gian. Không thể khác được. Anh đã tập nhiều lần với đồng hồ đếm thời gian ở khách sạn: Chính xác bốn mươi phút, kể cả một vài giai thoại mà bao giờ anh cũng xen vào các bài báo cáo của mình. Anh nhận thấy trong số tất cả các bài báo cáo anh nhớ nhất những bài trội hơn nhờ có những giai thoại hay. Và anh tin rằng những người khác cũng phản xạ như vậy. Phần thời gian còn lại, chính xác là năm phút, anh giành cho các câu hỏi. Bây giờ anh không còn nhớ chính xác là làm thế nào lại dẫn đến lời qua tiếng lại gay gắt giữa anh với một tay ngạo mạn đến từ Đại học Tổng hợp Tybinda một cách rất vô nghĩa. Hội nghị quan sát vấn đề với sự căng thẳng ngày một tăng. Đến một thời điểm, để chứng minh cho lý lẽ của mình, anh cần đến một bảng dữ liệu thống kê. Anh cứ chắc rằng mình đã có nó trong ổ cứng của laptop và bằng bảng này anh sẽ kết thúc cuộc tranh cãi vô bổ kia.
Không có bảng dữ liệu!
Chắc là anh đã quên copy nó từ máy tính trong văn phòng ở Munich ra laptop mà anh mang đến New Orieans. Gã người Đức ngay lập tức nhận thấy điều này và rõ ràng là gã đang hoan hỉ.
Và khi đó trong đầu anh loé lên một sáng kiến bất thường. Chẳng phải máy tính của anh ở Munich lúc nào cũng bật sao. Nếu nó bật, thì nó cũng online trên mạng luôn. Nếu nó ở trên mạng, thì chương trình ICQ của anh ở Munich cũng hoạt động. Còn ở cái laptop trước mặt anh đây cũng có ICQ và nó cũng có thể hoạt động, bởi máy đã được kết nối với Internet. Anh đã kết nối nhờ việc anh gần như nghiện cola light, nhờ cái ổ cắm trên bàn này và nhờ nỗi nhớ cô trong anh.
Cả hội nghị sôi động hẳn lên khi anh nói rằng do "sơ suất" anh đã để bảng dữ liệu trong văn phòng mình ở Đức, nhưng ngay bây giờ anh sẽ lấy nó từ ổ cứng của mình trong máy tính tại văn phòng ở Munich. Trước mắt tất cả những người có mặt - họ có thể quan sát anh đang làm gì trên một màn hình lớn phía sau lưng anh - anh bắt đầu ICQ và khởi động tùy chọn cho phép, sau khi đưa mật khẩu vào, thâm nhập vào các phần của ổ cứng trong máy tính ở văn phòng anh. Bảng dữ liệu phải có ở đó, vì một tuần trước khi lên đường đến hội nghị ở New Orleans, anh đã giúp một anh bạn ở tổng hợp Warszawa sử dụng nó bằng cách này. Mấy phút sau, bảng dữ liệu đã được "lấy" về laptop của anh và có thể chiếu nó lên màn hình ở đây, trong phòng hội nghị tại trung tâm hội nghị ở New Orleans.
Trong một khoảnh khắc nào đấy, anh có cảm giác rằng đối với phần lớn những người trong hội nghị, cái bảng dữ liệu bất hạnh kia, ngành gien học và toàn bộ cuộc tranh luận khoa học ấy giờ đây tuyệt nhiên không có gì quan trọng. Quan trọng là ở chỗ, họ có thể là nhân chứng cho một cái gì đó tuyệt đối khác thường, một cái gì đó có thể gọi là "sự co lại" đột ngột của thế giới. Khoảng cách địa lý bỗng nhiên không còn ý nghĩa gì nữa.
The small planet , hành tinh nhỏ bé...
Đối với phần lớn mọi người trong hội nghị, khẩu hiệu quảng cáo này, một cách hoàn toàn không tính trước, mang một ý nghĩa khác, thực tế.
Với anh thì thế giới đã co lại từ lâu rồi, do đó mà chuyện này không gây cho anh ấn tượng gì đặc biệt. Cái duy nhất trong tất cả những chuyện này đang kích thích anh, nhưng lại là cái mà chắc chắn không một ai trong phòng hội nghị mông mênh chật kín người này nhận thấy, đó là một hình vuông vàng nhỏ xíu đang nhấp nháy phía dưới cửa sổ của chương trình ICQ mà anh bắt buộc phải khởi động để lấy cái bảng dữ liệu bất hạnh kia về. Cái tem nhấp nháy ấy chỉ có thể có nghĩa là: cô đã đến Paris và đương cố liên hệ với anh bằng cách gửi tin! Không có "sự co lại" của thế giới này, hẳn anh không bao giờ biết được điều đó. Anh cười, và tất cả mọi người đang theo dõi anh đều nhầm rằng anh đang cười tham trong cảm nhận "chiến thắng khoa học". Anh cười với "gã kiêu ngạo của Tybinga". Anh biết ơn hắn.
Ngay sau khi thuyết trình, anh từ chối mọi lời mời đi ăn trưa, trốn trong trung tâm hội nghị của khách sạn Hilton rồi đi taxi đến Layota Street. Đi trên St. Charles Avenue, anh phân vân làm thế nào để mô tả trạng thái "trở về quá khứ" này. Liệu những người khác cũng cảm nhận như thế? Một kiểu nuối tiếc rằng đã lâu quá rồi, rằng sẽ không bao giờ còn lặp lại nữa, nhưng cũng có cả sự tò mò rất lạ. Như thể trở về với cuốn sách mà đã có thời ta đọc nó với bao hồi hộp và xúc động.
Ở số 18 chỉ có một bức tường, tựa vào phần còn lại của những cái cọc đã có thời giữ cho toàn bộ kết cấu của ngôi nhà này. Phần còn lại nằm trên một đống gạch vụn đen được bao bằng dây thép gai, ẩn trong đám tầm ma khổng lồ đang nở hoa, chúng che kín nơi mà trước đây có thể là vườn. Một khoảng vuông được đánh dấu bằng dây đóng vào những cọc rào mốc, không tìm thấy lối vào. Mãi ở đoạn cuối của phía nam anh mới nhìn thấy một tấm bảng bị tẩm ma che mất một nửa, thông báo "Bán bất động sản". Ngày viết trên bảng là vào tháng giêng. Bây giờ đã là tháng bảy.
Hơn một chục năm trước đầy, chủ ngôi nhà này là một nữ tiếp viên của PanAm. Chị này chuyển đến đây từ Boston sau vụ ông chồng tự cắt động mạch khi biết rằng bố thực sự của thằng con mười một tuổi duy nhất của mình là anh rể của ông. Bằng khoản bảo hiểm của chồng, chị tiếp viên đã mua ngôi nhà này và trong vòng một đêm đã chuyển đến đây cùng với con trai và không để lại địa chỉ cho bất cứ ai. Sau khi không được bay nữa vì bị đuổi khỏi PanAm vì tội ăn cắp rượu từ các khu vực miễn thuế cho hành khách, chị ta bắt đầu cho thuê phòng. Chị ta chỉ cho đàn ông thuê. Và chỉ là những người da trắng.
Anh tìm được địa chỉ của chị ta ở Student Union ngay sau khi từ Ba Lan đến Đại học Tổng hợp Tuiane thực tập. Bởi đây là địa chỉ duy nhất có thể đến được mà chỉ mất không đầy sáu đôla, và anh cũng chỉ còn có ngần ấy, anh bắt đầu đi tìm từ đây. Mở cổng cho anh là một phụ nữ gầy như kiểu suy dinh dưỡng có khuôn mặt chằng chịt nếp nhăn và mái tóc thưa, muối tiêu, dài ngang vai. Trên cổ là một cái băng chỉnh hình vàng bẩn dính máu. Chị ta mặc một cái áo khoác sờn màu tím, được thắt bằng một sợi dây bện mà người ta vẫn dùng để kéo những tấm rèm cửa sổ nặng. Cái áo có hai túi to bằng vải dầu được khâu thêm vào. Một chai johny waller thò ra từ một bên túi.
Chị ta tên là Robin. Nói năng khẽ khàng và điềm đạm. Chị ta cho anh thuê phòng vì anh là người da trắng, và anh hứa sẽ dạy lý cho con trai chị ta và thỉnh thoảng cuốc vườn hộ chị, mang những thùng rác đi đổ trước bảy giờ sáng thứ hai và vì khi được hỏi có hút thuốc không thì anh đã không nói dối mà trả lời là có. Chị ta hút liên tục, và tất cả đàn ông trong nhà chị cũng hút. Sau này anh để ý thấy khi nào không có thuốc lá trên môi là chị ta nói to một mình, cốt là để chọc tức chính mình.
Phòng của anh ở ngay cạnh phòng của Jim.
Hôm nay anh đến đây là để tìm lại gã.
Anh mất liên lạc với gã khoảng ba năm sau khi về Ba Lan. Đơn giản là những bức thư gửi cho gã bắt đầu bị trả lại.
Đúng lúc anh đang nghiêng người để cạo chỗ rêu xanh phủ lên số điện thoại của công ty bất động sản trên bảng thông báo nằm trong đám tầm ma thì nghe thấy một giọng phụ nữ the thé từ phía sau lưng:
- Đến chuột cũng chẳng muốn sống trong ngôi nhà này. Ông đừng có mà mua. Với lại số điện thoại ấy cũng không còn nữa đâu. Cái công ty ấy chuyển đến Dallas rồi. Cách đây đã hai năm.
Anh quay lại và nhìn thấy một bà có tuổi ăn vận lịch sự, che một cái ô màu vàng. Một con chó xù màu trắng với chiếc nơ đỏ trên đầu, đeo một cái vòng cổ da rộng viền vàng nóng nảy chạy quanh bà ta. Con chó sủa liên tục nhưng sợ lại gần.
- Làm sao mà bác biết? - anh hỏi.
- Tôi sống cách đây không xa, Ở Garden District, và ngày nào tôi cũng đến đây với con Maggie của tôi - bà chỉ vào con chó xù trắng - để đi dạo. Với lại cô Robin, người chủ cuối cùng của ngôi nhà này là bạn của tôi. Chính tôi tìm cho cô ấy cái nhà này ở đây đấy chứ.
- Vậy có thể bác biết Jim McManus? Người cao, rất gầy, có một vết sẹo to trên má. Hơn chục năm trước đây anh ta có thuê phòng của Robin.
- Anh ta chẳng hề tên là McManus. Ít nhất thì cũng không phải lúc nào cũng có tên như vậy. Trên mộ anh ta là họ mẹ. Alvarez-Vargas - bà nhìn thẳng vào mắt anh nói.
Không cố giấu giọng nói run run, anh hỏi:
- Trên mộ anh ấy? Bác có chắc không? Có nghĩa là... anh ấy… Anh ấy mất từ bao giờ?
- Đúng đấy, tôi chắc chứ. Tôi đưa tang anh ấy cùng với Robin mà. Mộ của anh ấy đẹp lắm. Ngay cạnh lối vào Thành phố của Những người đã khuất ở nghĩa trang St. Louis. Ở bên phải, sau nhà nguyện. Ít người có được như thế. Và bao giờ cũng có hoa tươi. Hàng ngày. Nhưng hôm đưa tang thì chẳng có ai. Mỗi Robin, người phụ huyệt và tôi. Anh không biết à?! Anh là bạn thân nhất của anh ta kia mà - bà nói.
- Không, cháu không biết. Bác biết cháu â?
- Tất nhiên rồi. Thì chính anh dạy lý cho thằng con của Robin chứ gì. Đấy là con đỡ đầu của tôi đấy.
- Tại sao... Tức là Jim mất như thế nào hả bác?
- Người ta tìm thấy anh ta ở bãi rác trên Khu Pháp. Anh ta bị ba mươi ba vết dao đâm. Đúng bằng tuổi của anh ta. Và mất bàn tay trái. Ai đó đã cắt mất. Ngay dưới khớp cổ tay. Nhưng nó lại không lấy đồng hồ của anh ta.
Bà nói bằng một giọng đều đều, bình thản, luôn miệng cười với anh và chốc chốc lại dừng lại để vuồt ve con chó đang núp sau chân bà và vẫn sủa liên tục.
- Nhưng bây giờ tôi phải đi đây. Maggie nó sợ anh. Tạm biệt.
Bà đột ngột quay lại nói thêm:
- P.J. rất rất thích anh. Hiện giờ cậu ấy đang sống ở Boston với ông bác... tức là với ông bố. Nó chuyển đến đấy cách đây năm năm, hồi Robin bị đưa vào bệnh viện. Thỉnh thoảng nó có đến đây thăm Robin. Tôi sẽ nói với nó là anh đến đây. Chắc là nó mừng lắm.
Anh đứng đấy câm như hến và nhìn người đàn bà bị chú chó trắng đang mừng rỡ sủa kẻo đi xa dần.
Có thể kể được bao nhiêu nỗi buồn và nỗi đau trong vòng chưa đầy hai phút? - anh nghĩ.
Anh bỗng cảm thấy mệt mỏi vô cùng. Anh để mấy cuốn sổ ghi chép mà anh sử dụng trong buổi báo cáo lên bãi cỏ và ngồi lên, tựa lưng vào cái cột nghiêng được buộc đây để bao quanh khu đất.
Jim không còn sống nữa.
Gã đã chết một cách không bình thường như gã đã sinh ra. Chỉ có điều gã đã sống còn bất bình thường hơn nữa.
Bà già chẳng có lý do gì để nói không đúng về gã. Hơn nữa quả thật là Jim đã có tới hai họ. Và cái họ thứ hai quả thật là Alvares-Vargas. Anh biết chắc điều này vì có lần chính Jim đã nói với anh như vậy. Vào cái tối đáng nhớ ấy. Trên con tàu hơi nước chạy trên sông Mississipi…
Họ vẫn tiếp tục đi quyên góp tiền cho cuộc phẫu thuật của Ania. Vào sáng chủ nhật, anh như thường lệ ở Jackson Square trước nhà thờ, còn Jim trên bờ Missisipi, từ đây những toán đông khách du lịch sẽ xuống tàu đi dọc sông hoặc xa hơn, đến vùng đầm lầy cạnh Vịnh đề xem cá sấu. Anh còn nhớ chính anh đã ngạc nhiên như thế nào khi Kim nói với anh rằng không ở đâu trên thế giới này lại có nhiều cá sấu tụ tập vào một chỗ như ở đầm lầy vùng cửa sông Missisipi đổ ra Vịnh Mexico. Chủ nhật ấy Kim mời anh và Jim đi một chuyến ngắn ra đầm lầy bằng tàu vào buổi chiều. Sau khi về vào buổi tối muộn, họ sẽ cùng đến một nhà hàng mới do cô phát hiện ra ở Khu Pháp. Hứa hẹn sẽ có một tối vui vẻ.
Khi lên tàu, Jim đã ngà ngà say. Anh nhận ra ngay qua tình cảm của Jim khi chào Kim, qua giọng nói oang oang và hai con ngươi mắt chạy ra xa nhau của gã Vừa lên đến boong, gã đã lôi ngay họ lên đuôi tàu, sau mấy cái xuồng cứu sinh, được ngăn với phần còn lại đĩa boong bằng một sợi dây xích. Khi họ ngồi xuống những tấm tim loại còn nóng của boong tàu được tấm vải dầu bẩn thỉu màu xanh lá cây dùng để che xuồng cứu sinh che kín, Jim liền móc từ túi áo ra ba "cữ" cần sa Thậm chí không cần hỏi xem họ có muốn không, hắn nhét luôn tất cả vào miệng và châm lửa.
- Hôm nay mình thu được một khoản lớn cho con bé ở bờ sông. Mình muốn ăn mừng, nên đã "cắt một ít cỏ" cho hội mình - gã bắt đầu và đưa cho anh một điếu, rồi tiếp tục: - Jakub, ông nhớ là phải hít chứ không được hút như là hút marlboro dưới vòi hoa sen đâu nhé. Ông phải giữ khói ở phổi và dạ dầy lâu nhất mà ông có thể. Nó sẽ thấm vào tận xương ông đấy.
Cần sa đã tác động lên anh một cách khác thường. Chỉ vài phút sau anh đã rơi vào trạng thái phấn chấn và đê mê rất dễ chịu. Anh có một khoảng cách đối với tất cả. Cảm thấy mình hoàn toàn được thư giãn, giống như sau một buổi tập dưỡng sinh thành công, và anh có thể cười vì bất cứ chuyện gì. Vì con chim đang bay, vì tiếng chuông cửa hay vì tiếng còi của ấm nước đang sôi trong bếp. Đã có lần, hút ở phòng làm việc, đặc biệt trong sự cô đơn tuyệt đối - cần sa giống như rượu con người thích bị nó đầu độc trong bầu không khí bạn hữu - ích đã trải qua trạng thái mà anh nghĩ rằng mình không cần phải thở. Thật khó đề mô tả, cảm giác không bình thường! Một dạng của nhẹ nhõm phởn phơ. Như thể có ai đó bỗng cất cho anh cái ba lô nặng trĩu những chì mà anh phải mang từ Krakow đến Gdansk, mà anh thì đã ở gần Torun. Sau sự kiện ấy anh bắt đầu nghi rằng rau xanh có thể nguy hiểm. Hơn thế nữa, lần đầu tiên trong đời anh hiểu, sự thở bình thường nhất có thể là một nỗ lực như thế nào. Lần thứ hai anh ngộ ra điều này, là khi mẹ anh mất.
Anh và Jim ngồi tựa lưng vào xuồng cứu sinh, còn Kim nằm gối đầu lên đùi Jừn. Cô cởi cúc áo và phơi ngực dưới nắng. Cái nịt vú màu vàng viển đăng ten, giống hệt màu của những bông hướng dương khổng lồ trên chiếc váy nâu dài chấm đất, xẻ bên trái. Cô xoay cái váy quanh hông để chỗ xẻ ra phía trước, rồi cô kéo nó lên cao. Jim nhắm mắt, chậm rãi mút cái mẩu của mình được dính vào môi dưới. Bàn tay phải vuốt ve miệng và những sợi tóc để xõa của Kim, trong khi tay trái luồn vào giữa hai đùi để hở và không khép lại của cô những ngón tay nhẹ nhàng lần từ trên xuống dưới dọc theo chiếc quần lót xa tanh cùng màu với váy. Thỉnh thoảng, khi ngón út của gã chạm vào môi Kim, cô hé miệng và khẽ mút nó.
Nghe tiếng rung phát ra từ bánh lái khổng lồ của con tàu, lặng lẽ nhìn bờ sông um tùm của Missisipi từ từ lùi lại phía sau, anh nghĩ đến sex cùng với Kim. Vào lúc ấy Jim ghé sát mặt vào anh và cho anh một "cữ" mới, lần này thì nó chuyền từ miệng sang miệng. Anh nhìn vào mắt gã và chợt nói:
- Cậu biết không Jim, nếu mẹ tớ còn sống, thì hôm nay là sinh nhật của bà đấy. Bao giờ thì sinh nhật mẹ cậu?
- Tôi không biết chính xác - gã trả lời trong sự ngạc nhiên, quay ngoắt đầu lại.
- Sao lại không biết? Cậu không biết mẹ cậu sinh bao giờ à?
- Chính bà cũng không biết chính xác nữa là - gã trả lời có vẻ bực bội và hơi lên giọng.
Kim mở mắt thật to. Cô cảm bàn tay trái của Jim đang ở trên bụng mình, đưa lên miệng hôn đầy tình cảm và thầm thì:
- Anh hãy kể cho anh ấy nghe về mẹ anh đi.
Jim giật mạnh tay ra. Lấy thuốc lá, châm và hít một hơi sâu. Gã đứng phắt dậy, bỏ đi không nói năng gì.
- Anh không muốn làm cậu ấy bị tổn thương. - Anh nói với Kim.
- Anh không làm tổn thương anh ấy đâu. Đơn giản là anh chỉ hỏi về một điều mà anh ấy muốn quên đi thôi. Anh ấy cũng giả vờ với em như vậy. Và trước anh ấy, em cũng vờ như mình cũng quên rồi. Nhưng anh là người mới và anh chưa biết nguyên tắc của trò chơi này. Anh đừng buồn, anh ấy quay lại ngay bây giờ ấy mà. Chắc chắn là bây giờ anh ấy đang hút cocain trong toilet trên mũi tàu.
Họ ngồi lặng im mấy phút, nhìn dòng nước xanh đục của Missisipi. Bỗng nghe thấy tiếng Jim. Gã đứng phía trên hai dựa vào lan can. Tay phải cầm một chai vang đỏ chỉ còn một nửa.
- Mình định mua whisky, những tay phục vụ trên cái thuyền này chỉ có giấy phép bán bia và rượu vang - gã bắt đầu. - Jakub này, tôi quay lại để kể cho ông nghe lịch sử ngắn ngủi và thầm kín của Hợp chủng quốc. Ông phải nghe cho thật kỹ nhé, vì điều này không có trong bất cứ một cuốn sách nào ở cái đất nước bị lừa dối này đâu.
Tháng sáu năm một ngàn chín trăm ba mươi tư, ông chủ nhà in lớn nhất ở khu riêng biệt của Georgetown ở Washington mới hỏi người con trai duy nhất, lúc đó đã bốn mươi nhăm tuổi, là tại sao lại chưa có con. Ông chủ có cả một đế chế thực thụ nên rất buồn phiền về những người thừa kế mình, nhất là vì ông coi người con trai như một thất bại lớn nhất trong cuộc đời. Mà cũng đúng vậy. Ông con trai này không học xong bất cứ một trường nào. Mà ông ta đã học chính xác tới mười bốn trường khác nhau, không kể quãng thời gian ngắn ở ký túc xá tại Thụy Sĩ, mà chỉ sau ba tuần ông đã rời bỏ nó.
Từ hơn chục năm ông ta chẳng làm gì có thể gợi là có ích và đam mê duy nhất của ông là chơi golf và đàn bà. Theo đúng thứ tự này. Suy cho cùng thì ông cũng xuất phát từ lập luận rằng golf và tình dục có rất nhiều điểm chung. Trong những lĩnh vực này không cần phải giỏi giang lắm mà vẫn có thể thu hoạch được sự dễ chịu, thoải mái.
Năm ba mươi chín tuổi ông cưới con gái một viên chức cao cấp ở Bộ Ngoại giao, làm việc ngay cạnh Nhà Trắng, hoàn toàn do phục tùng ý nguyện của cha. Vị viên chức này không được yên tâm lắm về chàng hôn phu già của cô con gái một của mình, bèn bảo đảm bằng "danh dự" và một hợp đồng thích hợp, để cho chắc, rằng trong trường hợp tiến tới hôn nhân, tất cả những gì có thể in trong Nhà Trắng, sẽ được in trong nhà in của con rể tương lai của ông ta.
Đương nhiên là ông biết, có bao nhiêu giấy tờ cần phải in trong Nhà Trắng và việc này có thể nói lên một khoản tiền như thế nào, đúng không Jakub? Nhất là trong thời gian ấy, tổng thống là một ông Franklin Delano Rooseyelt nào đấy. Một tổng thống Mỹ đích thực: gắn bó với những nhà chính trị đi nghỉ hè với gia đình ở Sycylia, xin tư vấn của các nhà chiêm tinh học trước mỗi một quyết định quan trọng, là người đàn ông quan trọng nhất của ít nhất là ba phụ nữ - hai người tình song song và một bà vợ nghiêm chỉnh. Lúc nào cũng ngà ngà bởi tám chín ly martini uống suốt ngày. Mặc dù hút hết điếu thuốc này đến điếu thuốc khác, song Roosevelt vẫn nổi tiếng vì có giọng nói rất chi là gợi tình, nó giúp ông thu phục được thậm chí cả những cô phục vụ Mexico không hề biết tiếng Anh ở các bang miền Nam. Ngoài ra, ông còn là một tổng thống muốn tất cả phải nằm trong tầm kiểm soát của mình, đó chính là điều dẫn tới nạn quan liêu chưa từng thấy cho đến thời bấy giờ.
Đương nhiên là ông biết, Jakub ơi, rằng với một ông chủ nhà in thì chẳng có gì tuyệt vời hơn một bộ máy quan liêu đang hăng hái hoạt động.
Con gái của vị công chức lo xa và dễ bí mua chuộc của Bộ Ngoại giao là một phụ nữ đặc biệt biết nghe lời cha, thông minh, tình cảm, tinh tế và hiểu biết. Nàng có thể ngâm thuộc lòng những bài thơ của Edgar Poe, có thể đọc những bản luận văn của các nhà triết học Pháp và Đức, biết chơi piano. Nhưng nàng lại có một sắc đẹp rất trung bình.
Đã thế nàng lại bị tật. Bẩm sinh.
Con trai của ông chủ nhà in không bao giờ đòi hỏi nàng và chỉ ngủ với nàng đúng một lần.
Điều đó xảy ra sau ngày cưới ba năm. Khi đó ông ta đang mụ mẫm hoàn toàn vì rượu sau bữa tiệc sinh nhật của ông bố vợ. Với cô nàng, đây hoàn toàn là lần đầu tiên. Cô ta còn nhớ mãi cảm giác đau kinh khủng ở chỗ gần "cửa sau" bị rách, cú va đầu vào chân cái giường kim loại mà cô ta đã có một cuộc đi trốn không thành ở dưới đó, rồi cái mùi nước tiểu ghê tởm của ông ta, nó lại còn dây cả vào cái đoạn chân giả bằng da của cô ta nữa và nhiều tháng sau nó còn nhắc với cô ta về cái đau không thể diễn tả nổi và cảm giác nhục nhã mà cô ta phải chịu đựng vào buổi tối hôm ấy.
Ngoài ra, cô ta vẫn còn trinh, ít nhất thì cũng về mặt sinh học, chính lần ấy ông ta đã đổ bệnh giang mai cho cô ta.
Kể từ hôm đó, không bao giờ họ cùng đi dự tiệc, và cũng từ dạo ấy, có thể thấy rõ là họ sẽ không thể có con. Còn ông thì phải biết rằng mãi đến năm một ngàn chín trăm bốn mươi ba thì Florey và Chain mới cứu những người bị bệnh hoa liễu bằng penicilin. Ông biết điều đó, phải không Jakub? - gã hỏi, nhìn vào mắt anh và không đợi trả lời, nói tiếp luôn:
- Sự khát khao có một đứa cháu nội của người ông cũng lớn như nỗi sợ bị mất quyền thừa kế và rơi vào nỗi nhục nhã của người con trai. Vậy nên anh ta đã hứa với bố là sẽ làm tất cả để có người nối dõi. Thế là anh ta hủy bỏ tất cả các cuộc thi golf mùa hè và cùng cô vợ tật nguyền của mình đến Grenada trên một con tàu thủy sang trọng. Anh ta chọn Grenada không phải vì nó có gì đặc biệt so với những hòn đảo Caribbean khác mà anh ta thường đến chơi golf, mà là vì người quản lý khu vực quanh Grenviiie - một trong hai thành phố lớn nhất trên đảo này - là con trai của một nhà cung cấp giấy người Anh cho nhà in của họ. Grenville, ngoài những bãi tắm đẹp không nơi nào có được, ngoài rượu rum rất rẻ và sự nghèo đói hiếm thấy, còn nổi tiếng vì quyền tự do cực kỳ trong vấn đề nhận con nuôi. Tại các làng quanh Grenville có thể nhận con nuôi mà không cần những thủ tục cần thiết. Chỉ cần nói tiếng Anh, là người da trắng và trả từ ba trăm đến tám trăm đôla, tùy thuộc vào việc người cho con nuôi nghèo ở mức độ nào và đứa trẻ trắng đen ra sao. Càng trắng càng đắt, đương nhiên.
Trẻ em gái bao giờ cũng rẻ, không phụ thuộc vào màu da, và đều có giá là ba trăm đôla.
Khó khăn duy nhất là quyền chính thức đưa đứa trẻ ra khỏi đảo. Và tay con trai người cung cấp giấy giải quyết chính là vấn đề này tiện thể với việc nhận lệnh giải quyết giấy cho ông bố trong vòng ít nhất là năm năm.
Kim, em yêu, em có thể lên quán bar trên mũi tàu được không? Chẳng phải là em đã được biết chuyện này rồi sao? Em có thấy là vang hết rồi không - gã quay lại Kim, chỉ vào cái chai rỗng. - Trước khi em quay lại đây, anh sẽ ở phần kết rồi.
Kim đứng lên, rầu rầu nhìn gã, sửa lại mái tóc rối và đi ra, không nói. Jim kể tiếp:
- Có hai đứa trẻ sinh đôi được giới thiệu để cho làm con nuôi, Juan và Juanita Alvarez-Vargas. Là con thứ sáu và thứ bảy của chị giúp việc cho người quản lý khu vực Grenville. Nhận con nuôi là một cơ hội đặc biệt, bởi mặc dù không có ai nói một cách chính thức, nhưng tất cả đều biết rằng cha của hai đứa trẻ sinh đôi hoàn toàn không phải là cha của sáu đứa còn lại. Ông ta không thể làm bố được vì đang ngồi tù ở St. George s, thủ phủ của đảo này từ hai năm nay. Ông bố là một người Scotland da trắng nào đấy, đã có một kỳ nghỉ hè ngắn ở Grenville theo lời mời của người quản lý. Một người Scotland với bộ dạng đế quốc - Grenada là thuộc địa của Anh cho tới một ngàn chín trăm bảy mươi tư - ông ta cho rằng mình không chỉ uống rum trong hầm rượu của gia chủ, mà còn được sử dụng thoải mái đám người phục vụ của ông ta nữa. Và cơ hội đặc biệt là từ đó. Tụi trẻ đặc biệt trắng và chỉ mang trong lĩnh duy nhất bộ gien đế quốc.
Cho dù giá là quá bèo bọt và bà mẹ của hai đứa trẻ sinh đôi hết lời van xin, cũng như bỏ mặc lời đề nghị của cô vợ tật nguyền, đương nhiên là họ chỉ nhận mỗi đứa bé trai. Trong hồ sơ nhận con nuôi, ngoài họ tên thật ra, thằng bé còn có cả họ của họ và tên đổi thành William. Ông của nó cũng có tên đúng như vậy. Cuối cùng thì họ làm thế cũng là vì nó. Điều duy nhất thiếu trong hồ sơ là ngày sinh. Vị công chức quẫn trí của chính quyền tự trị ở Grenville đơn giản là đã quên điền vào mục này.
Mãi trên đường về trên con tàu chở họ đến Filadelfia họ mới phát hiện ra điều này. Để tránh rắc rối ở cơ quan nhập cư, bố của William, không cho ai biết, đã tự mình viết ngày sinh vào hồ sơ. Ông ta chọn ngày và tháng sinh của bố mình.
Còn gì có thể cảm động hơn đối với một người ông khi thằng cháu mang tên lính, sẽ tổ chức sinh nhật cùng ngày với mình?
Vị viên chức quên ngày sinh, nhưng lại. không quên đính kèm một hóa đơn về việc nhận con nuôi với giá bốn trăm tám mươi đôla.
Để thanh toán thuế.
Gần như đúng mười tám năm sau, Wiuiam tìm giấy khai sinh của mình trong đống giấy tờ cũ của gia đình, để kẹp vào đơn xin vào học khoa sư phạm của Đại học Tổng hợp Columbia ở New Jork. Không tìm thấy giấy khai sinh, nhưng cậu ta lại trên thấy giấy nhận con nuôi đã ố vàng cùng với tờ hóa đơn đính kèm có đóng dấu "Đã thanh toán" của Phòng Tài chính huyện Columbia.
William là một cậu bé kín đáo, lặng lẽ và mơ ước sẽ trở thành thầy giáo. Ngoài ra từ năm mười sáu tuổi, cậu tập đá bóng và - giấu bố - tập đấm bốc. Khát vọng lớn nhất của cậu là trở thành một người mạnh mẽ để có thể chống lại ông bố những khi trong cơn thịnh nộ ông ta tấn công mẹ một cách rất vũ phu. Cậu căm thù bố mãnh liệt bao nhiêu thì lại tôn thờ mẹ mãnh liệt và vô hạn bấy nhiêu.
Buổi tối hôm cậu tìm thấy giấy tờ, mẹ đã nói cho cậu biết tất cả.
Cậu quỳ trước mặt mẹ vừa nghe vừa khóc, nhưng cuối cùng thì cậu cười và nói rằng: "Mẹ không thể tưởng tượng được con cảm thấy nhẹ nhõm như thế nào khi biết được cái đồ cặn bã hôi thối ấy, cái gã đã mua con với giá bốn trăm tám mươi đôla ấy không phải là bố đẻ của con. Cho dù hắn có là ai đi nữa thì cũng không thể xấu xa hơn được".
Ông nghĩ sao, hả Jakub, làm thế nào mà tôi lại biết được tất cả những chi tiết ấy?
Với lại Kim có thể mang rượu vang quay lại ngay bây giờ, bởi tôi thấy tỉnh táo và buồn kinh khủng. Mà rồi đây mới thật là buồn cơ.
Thế đấy, tôi biết được mọi chuyện chính xác như vậy từ mẹ tôi, Juanita Alvares-vargas, người không được họ chấp nhận, bởi bà vẫn là thiếu nữ.
Sáu tháng sau William đón cô em gái từ một tàu khách lớn chạy từ Grenada đến New York. Mặc dù trước đó chưa bao giờ nhìn thấy con bé, nhưng cậu không hề nghi ngờ rằng con bé, khi cậu nhìn thấy, một đứa con gái bé tí tẹo đang hoảng hốt, con ngươi mắt màu xanh đen giống hệt như của cậu rụt rè bước xuống cầu tầu. Bởi nó chính là đứa em gái sinh đôi của cậu. Nhỏ hơn mười phút. Chắc chắn cả hai đều biết điều này. Nhưng ngày sinh của chúng chính thức lại cách nhau hàng tháng. Do đó không đứa nào biết chắc được mình sinh ra lúc nào.
Người ông, nhân viên của Bộ Ngoại giao đã nghỉ hưu, đã dùng tất cả số tiền tiết kiệm được để mua vé cho con bé, và xin cậu giải quyết cho nó một chân tạp vụ trong công ty của mình trước đây. Ở đấy họ sẵn sàng nhận bất cứ ai vào làm tạp vụ miễn là rẻ và không biết tiếng Anh, để không nghe lỏm được bất cứ chuyện quan trọng nào, ngoài ra còn được "đảm bảo". Trong thời kỳ chiến tranh lạnh của Truman và săn lùng những mụ thầy bói đỏ do McCarthy chỉ đạo, thì điều này là đặc biệt quan trọng. Tiết kiệm khoản "chụp X-quang" đắt tiền và kéo dài. Được "ông bạn" có công lao xứng đáng giới thiệu, đương nhiên là họ không kiểm tra Joanita và bàng cách đó, mặc dù không có giấy chấp nhận cho làm việc và không có viza trong hộ chiếu, tháng hai năm năm mươi hai, cô em bắt đầu làm tạp vụ ở phòng thư ký của phó phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao. Một trong những Ban được bảo vệ cẩn mật nhất ở Mỹ.
Gã dừng lại, vì đúng lúc đó Kim xuất hiện. Cô mang về một cái túi vải và rút ra một chai whisky, đưa cho Jim, không nói gì. Thoạt tiên, không bình luận gì, gã vội mở cái nắp chai kim loại rồi tu lấy tu để.
- Bé cưng, chốc nữa phải kể xem em đã làm thế nào mà cái gã bán bar ấy lại dám liều tính đến vậy để bán cho em cái này? - gã bỏ chai ra khỏi miệng và hỏi.
- Anh ta không bán, mà chỉ cho thôi. Và em sẽ không kể. Em sẽ phải kể rất xấu về mẹ em. Anh kể xấu về mẹ anh là quá đủ rồi.
- Anh chưa kể điều gì xấu cả! Hơn nữa anh cảm thấy cái gã bán bar ấy giống với tay matxa của mẹ em - gã cười cáu kỉnh.
Gã đặt cái chai xuống và quay lại câu chuyện.
- Phó phát ngôn viên là một công chức cần mẫn đã lên men, là người leo lên được vị trí của mình chủ yếu là do hắn không bao giờ phản đối, bao giờ cũng có thời gian để ở lại sau giờ làm việc, hắn sẵn sàng làm mọi việc hèn hạ chỉ cất để không bị coi là kẻ không trung thành.
Hắn cũng đòi hỏi các thuộc hạ của mình lòng trung thành ấy. Do đó mà điều đầu tiên hắn kiểm tra, đó là lòng trung thành của Juanita Alvares-vargas, cô tạp vụ trê mới. Ở Grenada, đối với người Mỹ không có quá khứ cơ bản, vậy nên điều duy nhất mà hắn phát hiện ra là Juanita chưa đầy mười tám tuổi và rằng cô bé làm việc không hợp pháp.
Trong âm mưu tội lỗi của hắn, cô bé sẽ phải dùng giẻ chùi tấm ván toilet bị dây đầy nước tiểu của cái nhà vệ sinh cá nhân tao nhã của hắn và với ý đồ, mặc dù đây là điều không được phép, cô bé sẽ phải quỳ và kiên nhẫn cạo tất cả những vết mù tạt dính mỡ mà ngày nào cũng rơi xuống thảm từ cái món hot dog khoái khẩu của hắn.
Trong cử chỉ của lòng tốt vĩ đại, hắn quyết định cho cô bé cơ hội cuối cùng để "chuộc mình".
Điều này đã nảy ra trong đầu hắn vào một tối thứ tư nào đấy.
Đã thành lệ từ ba năm nay cứ tối thử tư là hắn dùng bữa với ông sếp của hắn và vợ của ông ta. Vì nhà hàng Washington Old Ebbitt Grill có tiếng dành riêng cho người giàu ở gần công ty của hắn, nên hắn không đi taxi ngay về nhà, mà quay lại văn phòng để uống martini với ôliu. Hắn bắt đầu làm vậy từ buổi thứ ba, khi nhận thấy rằng hễ cứ nghĩ đến làn môi của cô vợ thứ ba trẻ trung của sếp là hắn lại toát mồ hôi và hưng phấn.
Một lần, trong chính trạng thái hưng phấn ấy hắn quay về phòng làm việc vắng vẻ chuẩn bị cho mình một ly martini extra dry với ôliu ưa thích, đặt nó lên bàn để thư cạnh cửa sổ nhìn ra phố, mở bản concerto số ba C-dur của Haydn mà hắn yêu thích, mở cái cửa sổ lớn, tụt quần dài và cái quần sịp ố vàng vì nước tiểu rồi đứng trong niềm hân hoan của một kẻ thích khoe "của quí" với niềm tín rằng thế giới đang ngắm nhìn cái biểu tượng bé cỡ phân tử đang nửa cương cứng của hắn đầy ngạc nhiên và ngưỡng mộ. Khi cái sự bán cương cứng ấy, trái với ý muốn của hắn, biến mất, thì hắn gọi nó lại bằng cách nghĩ rằng hắn căm thù lão sếp kia thật lòng và sâu sắc biết bao, cái thằng có tất cả những gì hắn không có được: phòng làm việc rộng hơn, được tổng thống bắt tay và đã có đến đời vợ thứ ba. Càng vợ sau lại càng trẻ hơn.
Hắn, một kẻ tội nghiệp, chỉ có độc một mụ vợ già hơn sáu tuổi và kể từ khi hắn không ngủ với mụ ta nữa thì mụ phát phì ra đến nỗi hắn không dám đi đâu với mụ - vì xấu hổ - thậm chí chỉ là đến chỗ ông thợ làm bánh mì ở góc phố. Trong mối căm hờn của hắn đối với lão sếp, hắn trả thù lão bằng cách tưởng tượng ra rằng cô vợ trẻ trung của lão, trong niềm hoan hỉ với hình ảnh đầy tính đàn ông của hắn và âm nhạc của Haydn, sẽ quỳ xuống trước hắn và đưa vào miệng cái mà hắn khoe với thế giới qua cửa sổ nhìn ra phố một cách kiêu hãnh đến thế.
Mụ vợ hắn thì chẳng bao giờ chịu đưa vào miệng. Đã có lần hắn phát tín hiệu để mụ hiểu rằng hắn muốn điều đó. Mụ ta liền phản ứng bằng một sự kinh sợ như thể phải nuốt một con gián.
Một lần vào thứ tư, hắn quay về phòng làm việc trong trạng thái hưng phấn như thường lệ, bắt gặp cô tạp vụ "không trung thành" vẫn còn ở đó, đang quỳ và kiên nhẫn cạo những vết mù tạt mà hắn để dây ra thảm.
Jim ngừng kể. Nóng nảy quay người lại. Tìm thấy chai whisky gã hèn tu ừng ực. Gã châm thuốc và hơi lùi lại. Lúc này không thể nhìn thấy mặt gã đã bị bóng của cái máy nâng xuống che khuất Giọng gã, khi trở lại câu chuyện, đã khác đi.
- Và khi đó hắn nảy ra ý nghĩ là hắn có thể làm một điều gì để để cứu rỗi phẩm giá cho Juamta Aivares-vargas.
Hắn chuẩn bị martini. Mở Haydn. Mở cửa sổ nhìn ra phố. Hắn quay lại chỗ cái máy chữ, kéo tờ giấy ở đó ra và viết bằng chữ in: "VISA → GRENADA". Hắn đến chỗ cô tạp vụ đang quỳ, đặt tờ giấy xuống trước mặt cô ta, không nói năng gì, đi ra chỗ cửa sổ.
Một phút sau, bằng cái công-tắc trên bàn thư, hắn tắt hết điện trong phòng làm việc. Hắn tụt quần và đợi, cảm giác rằng hôm nay cái sự bán cương cứng của hắn sẽ tốt hơn.
Hắn quay lưng ra cửa sổ. Hôm nay, cái thế giới phải sững ra vì ngưỡng mộ sẽ nằm trọn trong phòng của hắn.
Cô bé thừa hiểu hắn muốn gì. Nó biết rằng rồi sẽ đến lúc việc này lộ diện. Nó hoàn toàn không nghi ngờ gì việc nó không được phép quay lại Grenada. Đã một lần nó thất bại, vì nó là đàn bà. Giờ đây có thể nó thắng được một cái gì đó, bởi nó là đàn bà. Với lại, có gì khác nhau đâu nhỉ. Đằng nào thì cũng sẽ đến lúc nó phải làm vậy với một du khách nào đấy.
Không nhấc gối, nó nhúng tay sâu vào xô nước pha nước giặt thảm. Nó thích cái mùi này. Nó lau mũi và miệng bằng nước đó và vẫn không nhấc gối, nó lết đến chỗ hắn. Nó tập trung vào âm nhạc. Không nghĩ đến việc mình đang làm.
Nó nghĩ về một tuần trước đây, William dẫn nó đi ăn sushi trong một nhà hàng Nhật Bản. Thật ghê tởm. Cái món sushi ấy. Lúc này cảm giác của nó cũng y như vậy: giống như thể liếm chỗ cặn sushi ở cái lỗ thoát nước bẩn thỉu bị tắc vì tóc trong bên nhà tắm của ai đó nặng mùi nước tiểu.
Sau chưa đầy một phút, mọi chuyện đã kết thúc. Nó đứng dậy và chạy thẳng đến toilet của hắn. Đầu tiên nó khạc, sau đấy thì nôn; lúc ấy nó nghĩ rằng đấy không phải lại là cái giá quá cao cho tương lai của nó. Trên tàu đi từ Grenada, nó nôn liên tục. Và toilet ở đấy làm sao mà đẹp được bằng ở đây.
Sáu tuần sau, cũng vào thứ tư, Truman thông báo sẽ không ứng cử vào nhiệm kỳ sau.
Đó là một trong những ngày hạnh phúc nhất trong cuộc đời của vị phó phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao. Trong cuộc bầu cử tiếp theo, chỉ có Eisenhower là có thể thắng. Sau tất cả những gì mà sếp của gã nói về Eisenhower của phe cộng hòa với các nhà báo, thì việc thay đổi phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao là hiển nhiên. Thứ tư ấy, đi taxi từ chỗ ăn tối về, hắn đã chiến thắng. Người phát ngôn mới chỉ có thể là hắn: Fitzgerald Douglas McManus Jr.
Khi hắn rạng rỡ bước vào phòng, Juanita như thường lệ đang cạo vết mù tạt mà hắn làm dây ra thảm. Hôm ấy hắn không mở Haydn, không mở cửa sổ để lại một lần nữa khiến cho thiên hạ phải mê mẩn với hình ảnh "cái ấy" của mình. Hắn quá hưng phấn để nhớ hết mọi việc. Cái tối thứ tư đặc biệt ấy, hẳn đi thẳng đến chỗ nó. Hắn nhấc nó đứng dậy rồi kéo đến chỗ bàn làm việc. Hắn đẩy cái máy chữ ra, xoay lưng nó vế phía hắn và hổn hển, dãi dớt, hắn kéo váy nó lên và xé quần lót của nó.
Lẩn đầu tiên trong vòng tám năm, hắn cương cứng nghiêm chỉnh. Nhờ Eisenhower.
Chính xác hai trăm bảy mươi tám ngày sau đó, ngày mười bốn tháng chín năm một ngàn chín trăm năm mươi ba, trong một bệnh viện dành riêng cho người giầu thuộc Đại học Georgetown, tôi, James Fitzgeraid Douglas McManus thuộc gia tộc Alvares-Vargas ra đời.
Cũng tại chính bệnh viện này với lòng tự trọng, Jacquline Bouvier đã để sẩy đứa con đầu lòng của mình, được biết đến rộng rãi là Kennedy, để sau đấy cho ra đời cũng tại đó Kennedy Junior. Người còn đẹp hơn cả bố.
Gã im lặng một lúc rồi với chai rượu.
- Đó là một ngày cực kỳ xui xẻo cho sinh nhật của đứa con không giá thú - gã kể tiếp. - Ngày hôm ấy cả nước Mỹ bị chấn động bởi bản báo cáo thứ hai của Kinsey.
Tôi không biết, Jakub ạ, liệu ở Ba Lan của các ông những cuốn bách khoa toàn thư có viết về toàn bộ cuộc điều tra nhà nghiên cứu sâu bọ khiêm nhường và tò mò có tên Alfred Charles Kinsey không. Rất may là cái việc cay đắng ấy không phải là chế tạo bom nguyên tử, bởi nếu không McCarthy đã ninh nhừ ông ta như đã từng làm với Oppenheimer.
Kinsey thay vì nghiên cứu tiếng kêu vo ve của một loài côn trùng có cánh nào đấy thuộc họ Cynipidae, là loài mà ông ta thích nhất, lại bắt đầu đi nghiên cứu đời sống tình dục của người Mỹ theo yêu cầu của hiệu trưởng Indiana Đại học Tổng hợp Indiana. Ông viết hai bản báo cáo đầy dâm ô về vấn đề này. Tôi sinh vào ngày cái bản thứ hai ấy được công bố. Về đời sống tình dục của phụ nữ.
Từ sáng sớm, tất cả các tờ báo ở Washington dưới những hàng tít dài lê thê đều rên rỉ trước sự sụp đổ của đạo đức và sự đồi bại của các nữ công dân, sự phẫn nộ giả tạo của các nhà chính trị, các nhà sư phạm và các vị linh mục cùng với cả một dàn đồng ca những lời chỉ trích Kinsey. Nước Mỹ khắt khe vừa mới liếm láp vết thương sau cú sốc của bản báo cáo thứ nhất lại buộc phải biết rằng, một nửa số phụ nữ Mỹ theo đạo trên ba mươi tuổi thường xuyên thủ dâm với niềm thích thú cứ ba phụ nữ Mỹ thì có một tưởng tượng về những cuộc ngoại tình với cảm giác dễ chịu, còn một phần tư ít nhất cũng từng một lần ước ao được làm tình cùng lúc với nhiều hơn một người đàn ông, và cả điều này nữa, rằng so với năm năm trước thì số trẻ em được sinh ra từ những mối quan hệ ngoài vợ chồng tăng hai trăm lần.
Những người Mỹ đích thực bị chấn động và nguyền rủa tự do ngôn luận, thứ tự do đã cho phép Kinsey đăng tải những điều vu khống kia. Những người Mỹ thực thụ hơn nữa, chủ yếu là những người rất công giáo không thể không hành động. Vì rất khó để bắt quả tang một phụ nữ Mỹ đang thủ dâm, còn đang nghĩ đến chuyện làm tình cùng lúc với cả anh thợ chữa ống nước lẫn ông đưa thư lại càng khó, nên vài người trong số họ từ sáng sớm đã quyết định đột nhập vào bệnh viện phụ sản ở Georgetown. Thể hiện sự phẫn nộ của mình và tình đoàn kết vời tất cả những phụ nữ đúng đắn của đất nước này, trên các cửa phòng mà các bà mẹ sinh con không giá thú đang nằm, họ lấy máu đựng trong xô lấy từ lò mổ gia súc ra và viết từ "đồ đĩ". Thực ra thì cái hành vi khôi hài ấy chưa phải là tồi tệ nhất. Trong hành động căm thù Kinsey và sự thật mà ông đã dũng cảm nói ra, họ còn xông vào phòng sơ sinh, giật vòng ghi tên ra khỏi cổ tay tất cả những đứa sinh vào ngày hôm ấy rồi chuyển những đứa bé đã được hoài thai trong tội lỗi từ giường này sang giường khác.
Ông hãy thử hình dung xem, Jakub, trong cái bệnh viện ấy mọi việc sẽ diễn ra như thế nào vào buổi sáng ngày hôm sau?
Song tôi đã cực kỳ may mắn. Mẹ tôi, vì không thể dấu được việc người ta đưa con của bà đi ngay sau khi sinh, nên buổi tối đã lẻn vào phòng sơ sinh và đưa tôi về giường mình. Không đầy nửa tiếng sau thì những người công giáo phẫn nộ với Kinsey đã ùa vào bệnh viện với những xô máu.
Bố tôi trả séc cho bệnh viện với điều kiện đứa trẻ sẽ phải mang họ ông. Do đó mà tôi vẫn liên tục mang họ McManus. Đó là cái séc cuối cùng, cũng là việc cuối cùng mà ông ta làm cho tôi. Đúng sáu ngày sau khi rời viện, mẹ tôi đến chỗ anh trai của bà ở New York.
Tôi không bao giờ biết vế bố. Cũng không bao giờ muốn.
Gã ra khỏi bóng tối cạnh lan can. Mắt đỏ hoe vì lấy tay lau. Gã ngồi xuống cạnh Kim, cầm tay cô đưa lên. môi, hôn khẽ. Thậm chí gã không định lau chỗ nước mắt đọng lại trên cái sẹo to trên má. Gã bỗng nói khẽ:
- Do đó mà tôi không biết chính xác ngày sinh của mẹ tôi, Jakub ạ.
Mặc dù lúc đó gã ngồi im lặng, đúng hơn là không nói, thì vẫn có một giọng nào đó từ bên trong gã, thét lên hết sức: "Tại sao lại như vậy chứ, mẹ kiếp, một số người đã không may bị coi rẻ ngay từ khi chưa lọt lòng?"
Chuyện xảy ra đã lâu lắm rồi, vậy mà anh nhớ từng chi tiết từng lời nói, đặc biệt là sự giận dữ của Jim lúc kết thúc.
Anh mở mắt, đứng dậy, thu mấy tờ giấy nhàu nhĩ mà anh lót để ngồi. Cho chúng vào cái cặp có logo của hội thảo mà ban tổ chức phát cho anh. Tiếc là, cũng như lần ở Missisipi, lúc này anh không có "cữ" nào, hoặc là chỉ một chai whisky . Anh sẽ có thể xua đuổi ngay được cái nỗi buồn chết tiệt này.
Anh nhìn quanh rồi đi về phía St. Charles Avenue. Mấy phút sau anh đã ngồi trong taxi để đến cái nghĩa trang duy nhất trong thể loại của mình: City of Dead, tức là Thành phố của Những người đã khuất ở New Orleans.
CÔ : Xe khách đi Paris xuất phát từ bến xe cạnh Ga Trung tâm. Alicja và Asia đã ở đó khi cô ra khỏi ôtô mà ông chồng đưa cô đi. Chồng cô đỗ khựng lại cạnh lối vào bến và đơn giản là để cô xuống. Như một lái xe taxi. Thành thật mà nói, thì cô dửng dưng với chuyện đó. Sau những gì anh ấy đã làm với cô vào đêm cuối cùng, cô hoàn toàn không còn muốn bất cứ một thứ tình cảm nào khi chia tay. Nhưng anh ấy cũng có thể giúp cô lấy cái vali nặng từ cốp xe xuống chứ. Cô thậm chí không ngoảnh đầu lại khi anh ấy đi khỏi với tiếng rít của lốp xe. Anh ấy có thể đi khỏi với tiếng rít của lốp xe bằng cỗ xe tuần lộc. Đơn giản là anh ấy có cáitính ấy. Nhưng bây giờ thì hoàn toàn không quan trọng.
Cô đến với Jakub! Đến Paris!
Thực ra thì việc cô đi đâu là ít quan trọng nhất. Cô có thể đi Ulan Bator.
Asia nhận ra cô ngay và chạy lại chỗ cô để giúp cô kéo cái vali đến chỗ người lái xe đang xếp hành lý vào khoang đựng hành lý. Alicja thì đã kịp "cắt đứt với thế giới": cô nàng đang nói chuyện với một thanh niên đang đeo tai nghe.
- Lần cuối cùng tụi mình đi Pháp, chồng cậu cũng đưa cậu đến Ga Trung tâm, nhớ không? - Asia nói khi hai người đang cùng kéo cái vali qua những chỗ lồi lõm của mặt đường nhựa đang mềm ra vì nóng.
Và nói thêm, bực tức:
- Nhưng hồi đó anh ấy còn sẵn sàng bế cậu trên tay. Bây giờ thì thậm chí xách cho cậu cái vali cũng không muốn: Nhưng anh ấy có lý. Đàn ông giống như một số các nguyên tố phóng xạ: có thời gian phân rã từng phần rất ngắn. Sau đó chỉ còn phát sáng theo dấu vết. Và chủ yếu là trong các phòng thí nghiệm khác. Cho dù không nhất thiết chỉ cần thí nghiệm viên là một cô gái lạ và trẻ.
Cô ta buông vali, ưỡn thẳng lưng và thở dài:
- Cậu nói cho mình xem nào, tại sao cậu lại cáu kỉnh với anh ấy thế? - cô ta bất ngờ hỏi, nhìn thẳng vào mắt cô.
- Mình không muốn nói về chuyện này. Hôm nay lại càng không - cô trả lời.
Asia nghiêng người và nói nhỏ:
- Mình có kế hoạch cho từng phút. Cậu biết là trong thời gian mà chúng mình ở đấy, ở d Orsay có triển lãm gần như là về tất cả những gì Renoir đã vẽ? Cậu không thể chọn được thời điểm tốt hơn đâu. Mình hưng phấn gần như cái hồi tụi mình đi Nimes ấy. Cậu đã bị Paris làm cho lóa mắt.
Đúng thế, cô không thể chọn được thời điềm tốt hơn. Mặc dù không phải là Renoir, mà cô có thể nhân tiện xem không biết chán, nhưng một người đàn ông hoàn toàn khác đã quyết định khi nào thì cô có mặt ở Paris. Về điều này thì Asia - cho tới bây giờ - chưa biết.
Vậy mà chỉ mười ngày trước đây thôi, cô không thể nghĩ rằng nói chung, điều này là có thể. Có một hôm anh viết email cho cô:
Munich ngày 28 tháng sáu
Anh sẽ bay đi New Orleans để dự hội thảo. Đến New Orleans của anh. Anh sẽ về qua New York và hãng hàng không TWA muốn anh từ đó đến Munich qua Lon don hoặc Paris.
Em có thể đến đâu được?
Jakub.
Anh đã làm cô ngạc nhiên bằng những thông tin về những chuyến đi của mình. Ở bên anh, dường như thế giới trở nên nhỏ hơn rất nhiều. Boston, San Francisco, Lon don, Geneve, Berlin, rồi lại San Francisco. Còn bây giờ là New Orleans. Cô biết với anh, thành phố này có ý nghĩa như thế nào.
Mấy hôm sau, trên đường về nhà qua khu Krakowskie Przedmiescie, cô để ý thấy một văn phòng du lịch trưng biển quảng cáo về một chuyến du lịch ngắn ngày đi Paris. Bình thường thì cô đã bỏ qua, nhưng đúng hôm ấy ngay lập tức cô liên tưởng Paris với Jakub của cô. Nhìn thấy ngày ở Paris trùng khớp với ngày mà Anh có thể đến đó, cô bèn vào, đã hơi hơi hưng phấn, văn phòng vắng vẻ, có điều hoà nên rất dễ chịu trong cái nóng này. Một thanh niên trẻ, có lẽ là tập sự, đứng phắt dậy khi thấy cô bước vào, và sau khi mời cô ly nước khoáng mát lạnh cậu ta mới ngồi xuống. Khi cô ngoan cố và không chút hy vọng xin một lát chanh - hầu như bao giờ cô cũng uống nước khoáng với chanh - cậu ta cười và đưa cho cô tờ giới thiệu về văn phòng của họ, rồi đi vào phòng trong. Một lát sau cậu ta đi ra với một cái đĩa sứ, trong đó là những lát chanh đã gọt vỏ, hai lá cờ Pháp và Ba Lan nhỏ xíu trên những cái que nhựa được cắm vào những lát chanh. Cậu ta cười với cô. Cậu ta có cặp mắt rất to mâu nâu, hai bàn tay mảnh mai và dài một cách đặc biệt, người thơm mùi nước cạo râu đắt tiền. Cô sửng sốt nhận thấy kể từ khi quen biết với Jakub, những người đàn ông mà cô gặp lại có màu mắt, lại thơm tho theo cách rất khác biệt và điều gần đây khiến cô xúc động là họ có cặp mông rất hấp dẫn hoặc hoàn toàn không đáng để quan tâm. Cô lấy một lát chanh rồi chỉ vào lá cờ Pháp trên cái que, hỏi nhỏ:
- Làm sao mà cậu biết được tôi muốn đi Paris?
Sau khi kiểm tra trong máy tính, cậu ta chắc chắn với cô rằng họ còn vài chỗ đi bằng xe khách, nhưng chỉ còn hai chỗ trong khách sạn ở Paris. Cô hỏi cậu ta có thể gọi điện được không. Cô bấm số di động của Alicja.
- Ala, cậu đừng có kế hoạch gì vào chủ nhật mười bốn tháng bảy nhé. Cậu sẽ đi Paris với mình. Chính cậu nói với mình là từ bé đã mơ ước được nhìn thấy Paris, đúng không?
Im lặng một lúc. Cô nghe thấy Alicja nói với ai đó.
- Tuyệt lắm, vì cậu đã nói với mình từ hôm nay. Còn ba ngày nữa mới đến chủ nhật cơ mà. Tất nhiên là mình sẽ đi, nhưng với một điều kiện: Asia sẽ cùng đi với tụi mình. Nó đang ở đây với mình đây này.
Cô cười. Chỉ có Ala và Asia mới có thể phản ứng như vậy. Phải nói thật là, đôi khi cô hình dung ra một thế giới không có đàn ông, nhưng thế giới mà thiếu hai đứa bạn này thì cô chịu, không thể tưởng tượng nổi. Họ đã hiện hữu trong cuộc đời cô "từ thuở cha sinh mẹ đẻ". Và mặc dù, mà cũng có thể do vậy là họ khác nhau và khác cô đến thế, cô vẫn cảm thấy nếu thế giới của cô mà thiếu hai đứa ấy thì giống như một thế giới bị mất đi một chiều. Phẳng.
Alicja...
Một nửa trái tim lang thang đi trên nửa thứ hai không ngưng nghỉ. Một cô gái tóc vàng sẫm với cặp mắt gần đây có màu thay đổi tùy thuộc vào màu của kính áp tròng. Chủ nhân của bộ ngực tuyệt hảo, trưng ra hoặc giấu đi tây thuộc vào chỉ số trên cái cân điện tử trong phòng tắm của nó. Khi vô cùng bất hạnh vì sự cô đơn cửa mình, cái chân váy ngắn của nó trở nên ngắn hơn, trang điểm đậm hơn, còn bản thân nó thì gầy đi với tốc độ đáng sợ - bao giờ cô cũng ghen với nó về điều này - nhưng dẫu thế thì bộ ngực của nó vẫn nhô lên đầy quyến rũ dưới lần áo sơ-mi hoặc áo len ngày một chật hơn. Khi có một chàng nào đó, nó béo ra với nụ cười trên môi và che cơ thể ngày một mảnh mai nhưng hạnh phúc vì được đàn ông chạm vào của mình bằng nhũng chiếc áo len bó sát mà nó tự đan.
Nó mơ một tình yêu lớn như đứa trẻ mơ ước những gói quà dưới cây Noel. Nó đi tìm tình yêu ấy ở khắp nơi và không mệt mỏi. Ngay trong lần hò hẹn đầu tiên nó đã nghĩ mình sẽ mặc chiếc váy cưới như thế nào, còn đến buổi thứ hai, khi chàng nghĩ chủ yếu đến việc sẽ về nhà nó hay về nhà anh ta sau bữa tối, thì nó băn khoăn về việc liệu chàng có chắc chắn là một ông bố tốt của những đứa con nó hay không. Hầu như tất cả những người đàn ông của nó đấu đến ở nhà nó sau hai tuần quen biết, nhưng chỉ có một là chịu được quá hai tháng. Trong trí tưởng tượng đầy màu sắc của mình, với anh chàng "duy nhất này", nó cương quyết quên để lại một chỗ ít ỏi cho nỗi buồn. Những người đàn ông, ngoài ưu điểm lớn là quyết định sống cùng nó, còn có rất nhiều những điểm yếu thường tình rất con người: ngáy to về ban đêm, xuất tinh quá sớm, đứng tiểu và phun cả nước tiểu ra phòng tắm sạch đến vô trùng của nó, cạo râu hay đánh răng xong thì để chậu rửa bẩn thỉu và nói chung không hề có ý muốn làm tình một cách khéo léo chỉ vì nó mải lúi húi dưới bếp suốt buổi chiều để chuẩn bị một bữa tối bên những ngọn nến.
Nếu cô là đàn ông, cô sẽ cưới ngay Alicja. Hai lần. Thậm chí cả lần thứ hai tại nhà thờ. Theo cô, Alicja là giải loto to nhất dành cho những anh chàng tình dục khác giới độc thân, đã ly hôn hoặc đang muốn ly hôn. Nó sẵn sàng cho hôn nhân như những nhà leo núi người Đức sẵn sàng leo lên đỉnh Everest. Thậm chí họ còn có cả chúc thư được công chứng viên xác nhận. Alicja chưa có chúc thư, mà trong đó đương nhiên là nó sẽ để lại toàn bộ cho "người chung thân yêu nhất của mình", nhưng một nửa tủ quần áo của nó bao giờ cũng để trống, chờ những cái chổi, những con dao và nước cạo râu cùng với bao cao su của chàng.
Ngoài việc nó là học viên của khóa nấu ăn tốt nhất ở Warszawa, có dạo nó còn học liền một tuần cách pha chế những loại drink ngon nhất từ một ngưòi bán bar mà nó kết thân. Tất cả là dành cho "anh ấy". Nhưng phải nói thật rằng Alicja chưa hoàn toàn tin rằng con đường đến trái tim đàn ông lại đi qua dạ dày. Nó cho rằng có thể đi tắt. Và do đó mà nó đã bỏ ra khối tiền để mua hai tập mới nhất, mà phải là "xịn" của Kamasutra, đọc Cosmopolitan bằng tiếng Anh, bồi hồi ấy còn chưa có bằng tiếng Ba Lan, nhờ đó mà nó biết được, ví dụ như thế nào là "kiểu Hy Lạp", hay tại sao chàng sẽ rên lên vì sướng... Ngoài ra gần đây, nó tập cơ "chỗ kín"với một kỷ luật quân sự thực thụ.
Nhưng ngay cả những cái đó cũng chả giúp được gì nhiều. Cô biết rất rõ, vì Alicja kể cho cô nghe về chuyện này thật tỷ mỷ, nó thất vọng với những người đàn ông của mình chủ yếu ngay sau tuần đầu tiên. Nó đã khẳng định không biết bao nhiêu lần rằng đàn ông, nói chung đó là những tạo vật kỳ dị. Họ sợ bác sĩ chữa răng, sợ rụng tóc và sợ điện thoại di động của họ bị ngoài vùng phủ sóng. Nó nhận thấy, không phải là vô lý, rằng trong tất cả sự lo sợ ấy, thì tiền liệt tuyến đã "bẫy" họ. Thỉnh thoảng, phần lớn là sau tuần thứ ba chung sống, nó sợ rằng bỗng dưng "người duy nhất và trong mơ" của nó, khi nó áp bộ ngực nóng ran dưới lớp áo ngủ đã cởi ra của nó vào chàng, lại nói: "Em yêu, để cho anh yên nào. Em không thấy là hôm nay anh có chu kỳ à?" Bởi nó muốn có lửa hàng đêm. Nó quên mất rằng chỉ có linh cứu hỏa mới có lửa hàng đêm mà thôi.
Chính trong những khoảnh khắc như vậy, Alicja bắt gặp những ý nghĩ kinh hoàng của mình, rằng thực ra thì cái gã đang nằm cạnh nó trên giương đây đã làm xáo trộn cái mà nó thích nhất: nỗi cô đơn hài hòa, được chăm chút cẩn thận và ổn định. Nỗi cô đơn song hành với phòng tắm lúc nào cũng sạch sẽ, bát đĩa xếp ngăn nắp trong máy rửa, túi chườm được đặt lên bụng trong ngày đầu có kinh mà không phải ngại ngùng gì và những tối thứ bảy ngồi trước vô tuyến hay đọc sách trong tiếng hát của Kenny G thay vì những buổi tối chơi bài tẻ nhạt đến ghê người trong làn khói thuốc lá bất tận hoặc những cuộc gặp gỡ điên rồ, đầy thô bỉ bên những chai rượu cùng với những người bạn cùng đơn vị, hay cùng trường kỹ thuật hoặc cùng cơ quan của anh ta.
Nhưng nó chỉ nghĩ thế được một lúc và với cảm giác có lỗi kinh khủng. Bởi cô đơn, đó chẳng phải là dạng đau khổ tồi tệ nhất sao! Phải chăng Tạo hóa đã tạo ra thế giới chính vì Người cảm thấy cô đơn? Cứ để cho anh ấy ngáy, cứ để cho anh ấy vứt những đôi tất bẩn ra giữa phòng và hút thuốc trong phòng ngủ. Chỉ cần anh ấy hiện hữu.
Tất cả "những người đàn ông của nó" không biết - hoặc không muốn - nói chuyện với nó. Cùng sống với nó, cùng ăn tối và ăn sáng với nó, cùng có những cuộc siêu - tình yêu với nó - bởi nó không ngại ngần làm tất cả những gì họ muốn và những gì nó đọc được trong những tờ báo mới nhất dành cho những cô gái muốn tìm kiếm nhiều đỉnh điểm trong một lần với Chính Người ấy - nhưng điều đó không có nghĩa là họ muốn cùng già đi với nó. Còn nó chủ yếu lại muốn nói về chuyện đó và chờ đợi những lời tuyên bố dứt khoát từ phía họ. Những người mà nó gặp cho đến lúc này không quan tâm tâm đến những chuyện về đám cưới, về "cùng" mua một căn hộ rộng hơn và về màu giấy dán tường trong phòng trẻ, nếu sẽ là "con gái". Do đó mà họ chuyển đi chỗ khác phần lớn là sau tháng thứ hai.
Tuy nhiên nói chung chỉ có những người có thể dọn đến ở với nó mới làm vậy. Có cả rất nhiều người không thể đến ở với nó được. Những người này, mặc dù hay nói với nó về tất cả những chuyện lãng mạn mà nó ước ao, hơn những người kia, nhưng lại là những kẻ tồi tệ nhất. Họ có vợ, thường là có con và "không thể làm chúng bị tổn thương", có cả tiểu sử đầy khủng hoảng nội tâm. Với họ thì hoàn toàn không thể nói về giấy dán tường trong phòng trẻ được, đã thế, Alicja lại rất khó phân biệt được những người đàn ông mới chỉ có ý định bỏ vợ với những người đã làm điều đó. Khi cuối cùng nó nhận ra được sự khác nhau đó thì đã quá muộn để tránh và để không phải nhận cú đấm tiếp theo.
Mỗi cuộc chia tay với người đàn ông của cuộc đời đối với Alicja như một cú đụng phải xe tải. Khi đã ổn định trở lại đủ để có thể nghĩ về tương lai, nó lại bắt đầu liếc dọc liếc ngang. Lại gầy đi và ngực lại nhô ra phía trước. Cô cũng ghen với nó về điều này. Khi cô gầy đi thì chính ngực cô lạ nhỏ đi nhanh nhất. Nhiều khi cô tưởng như là chỉ có mỗi ngực là nhỏ đi.
Hiện tại bộ ngực của Alicja, chỉ được che hờ hững bằng những chiếc áo bó sát rộng cổ rất mát trong cái nóng tháng bảy này, lại thông báo với thiên hạ rằng, nó đang tìm kiếm. Hẳn vì vậy mà nó quyết định đi Paris nhanh thế. Đây là một sự trùng hợp ngẫu nhiên đầy may mắn. Nếu đúng lúc Alicja đã có một ai đó, thì đừng có hòng mà nó chịu rời Warszawa. Nhưng may mắn thay, cả cho nó nữa, nó lại đang một mình. Vậy là nó quyết định đi. Thêm vào đó, nó còn kéo theo cả Asia nữa.
Asia...
Là sinh viên toán, mê phân tích toán ngang với thơ của Wojaczek. Tóc nâu đài và cặp giò cực kỳ mảnh mai, thời gian gần đây được khoe ra một cách dũng cảm dưới những cái chân váy ngày một ngắn.
Một cô vợ có kỷ luật của một gã với vô số những mặc cảm và tâm tính của một tay hạ sĩ trong đội hình phạt: Của một gã hay và thích sờ vào thân và lốp của cái xe maluch ba năm tuổi hơn là vào thân thể vợ. Khi lấy chồng, nó đã tin chắc là mình yêu người đàn ông ấy. Với lại hỏi ấy nó còn quá trẻ. Khi anh ta xuất hiện ở cái thị trấn của nó và trong cuộc đời nó thì nó còn chưa đầy mười tám tuổi. Điềm đạm, ăn mặc sạch sẽ, không chín thề cũng không uống rượu. Cái sự không uống này cột nó vào anh ta hơn cả. Khi còn là một cô gái đang lớn, nó không xấu hổ vì đôi chân quá gầy và cong hoặc vì những cái váy tồi tàn mà mẹ nó cử luôn luôn phải chữa và nhuộm lại còn lũ bạn gái cùng lớp thì cười. Nó chỉ xấu hổ vì có ông bố say, thường nằm trên cái ghế dài ngay lối lên cầu thang của nhà tập thể. Bao giờ cũng vậy. Bố nó bao giờ cũng uống. Mẹ nó bao giờ cũng khóc, nó bao giờ cũng xấu hổ. Người chồng tương lai đã giải thoát cho nó khỏi nỗi xấu hổ ấy. Không uống lại cần đưa nó lên Warszawa. Thế thì làm sao mà không yêu anh ta cho được?
Thầm lặng, hơi rụt rè, một kẻ chỉ đi trên cảm xúc và niềm vui trong bản thân mình. Mỗi ngày sống mà không có "trải nghiệm" đều khiến nó buồn phiền. Khi "dứt ra được một lúc cho riêng mình" trong cuộc sống hối hả với công việc ngập đầu ngập cổ và cô con gái cưng Dominika được sinh ra khi nó còn quá trẻ, thì nó lại đi xem các phòng tranh, bảo tàng hay nghe hòa nhạc, nó còn đi nghe cả những bài giảng về vũ trụ học, gien học và tâm lý học. Quay về từ những "phút cho riêng mình" như vậy, nó tràn đầy hưng phấn bằng những gì đã trải qua, nhưng cũng sợ hãi và với cảm giác có lỗi với chồng, người chỉ trong hành vi của lòng tốt bất thường và chỉ một lần trong một tháng đồng ý một mình trông con "tối đa là trong vòng hai giờ", người không thể hiểu được cô vợ "lập dị" của anh thực sự muốn gì.
Nó đã làm anh ta thất vọng. Hoàn toàn thất vọng. Nó chỉ có mỗi việc là yêu anh ta, nuôi dạy đứa con gái cho anh ta và học làm mứt dự trữ cho mùa đông. Trong khi đó thì nó tốt nghiệp khoa toán và mua mứt trong cửa hàng ở góc phố. Nhưng đấy chưa phải là tệ hại nhất. Nó không còn yêu chồng nữa. Sao nó lại có thể vô ơn như vậy được?! Anh ta đã đưa nó từ "vùng sâu vùng xa, nơi không có cả tàu điện" lên Warszawa, gần như là anh ta đã dạy nó "ăn bằng dao và dĩa", thế mà bây giờ nó lại còn "bày đặt làm một bà kỹ sư nhạy cảm".
Mới rất gần đây thôi, trong một bữa tiệc sinh nhật của nó, họ đã đóng cửa trong phòng tắm và Asia đã kể cho cô nghe những chuyện này, những chuyện mà trước đây nó chưa bao giờ kể khi có mặt Alicja.
Nó không biết chính xác từ khi nào nó không còn yêu chồng mình nữa. Có thể từ cái lần, mặc cho nó đã nài nỉ, anh ta vẫn đi trượt tuyết ở Szezyrk, đề nó ở nhà một mình cả một tuần trong khi đang mang bầu ở tháng thứ bảy và đang bị ra huyết. Nó xấu hổ không dám gọi điện cho bố mẹ. Một mình lái xe đến bệnh viện trong bộ đồ ngủ. Đến tận bây giờ nó vẫn còn nhớ - nó run run khi kể đoạn này - vệt máu âm ấm - chảy dọc theo đùi nó và thấm vào cái thảm bọc ghế xe mà chồng nó vừa mới giặt như thế nào. Còn nó thì không biết mình sợ cái gì hơn: mất đứa con hay không biết anh ấy sẽ nói gì khi nhìn thấy những vệt máu trên ghế.
Hay cũng có thể từ cái lần đi làm về, mệt bã người sau một đêm không ngủ, và ở hành lang, ngay trước cửa vào thang máy, nó nhìn thấy con chó của họ nằm trên nền gạch lạnh, trong bãi nước tiểu và những cơn co giật.
Một ai đó trong số những người hàng xóm, không nhất trí với việc họ nuôi chó trong nhà nên đã cho nó ăn bả. Nó quyết định phải cứu con chó. Chăm sóc nó. Chữa cho nó. Nó yêu con chó ấy lắm. Thực ra kể từ khi ở Nimes về mấy năm trước, con chó nào nó cũng yêu. Nó cho con chó uống thuốc mà nó mua bằng tiền tiết kiệm riêng của mình. Mấy ngày gần đây nó không ngủ, để dọn những đống nôn của con chó, thay cái áo khoác cho nó bị thấm nước tiểu và cho nó uống kháng sinh mà bác sĩ thú y kê đơn cho. Chồng nó cho rằng đây là con chó của riêng nó và đơn giản là một hôm anh ta đi làm về trước nó, bèn quẳng con chó ra ngoài cầu thang, vì anh ta "không thể chịu đựng được cái mùi hôi thối ghê tởm ấy hơn nữa". Lần đầu tiên nó bị một cơn kích động. Nghe những lời chửi rủa được hét lên bằng cái giọng the thé của mình mà nó lấy làm ngạc nhiên không hiểu mình lấy đâu ra những từ ấy. Sau sự kiện ấy, chống nó cũng nhận ra rằng có một giới hạn, mà nếu vượt qua nó thì bà vợ vốn hiền lành và nết na của anh ta sẽ trở nên không thể lường trước được và có thể làm mọi thứ.
Hai ngày sau đó thì con chó chết. Về đêm. Con chó bỗng thôi không khò khè. Nó biết rằng thế là hết. Nó ngồi tựa vào cái tủ lạnh ở dưới bếp và khóc. Quyết định sẽ không nói gì với chồng. Sáng ra nó gọi điện cho bố. Họ đến vườn của bố mẹ nó ở Anina và chôn con chó ở cuối hàng cây. Ngay bên cạnh bồn hoa mà cứ mùa xuân đến là những cây hoa cúc lại mọc. Bây giờ thỉnh thoảng, khi đưa con gái đến vườn của ông bà ngoại, nó lại giấu tất cả mọi người đến chỗ đó và ngồi lên bãi cỏ. Nhìn vào chỗ mà họ đã chôn con chó và nghĩ về nó. Có lần đứa con gái lẳng lặng đến chỗ bồn hoa và bắt gặp nó đang khóc. Khi ấy nó không kể với con bé về con chó.Sợ nó buồn.
Hay cũng có thể từ cái lần anh ta đi làm về sớm và bắt gặp nó đang khóc trên một cuốn sách trong phòng ngủ, trong khi cô con gái thì chơi ở trong bếp, bột vãi tung toé và cả cái bô nước tiểu đổ lên người nó. Thực ra thì không thể để xảy ra như vậy được. Đơn giản là nó quên mất xung quanh, chỉ đắm chìm trong những trang sách đang đọc. Nó nhìn anh ta, hoảng sợ khi anh ta sùi bọt mép và gọi nó bằng đủ các từ tồi tệ nhất, và nó phân vân, ở đâu rồi người đàn ông năm nào còn khiến nó xúc động như cuốn sách này.
Sau sự cố ấy, anh ta quyết định phải trừng phạt nó. Anh ta không ngủ với nó nữa. Không phải vì anh ta không cần. Anh ta cần. Thỉnh thoảng khi cho quần áo vào máy giặt, nó nhìn thấy những cái khăn với những vệt tinh dịch đã khô của anh ta hoặc là những vết trắng trên quần lót của anh ta.
Anh ta không ngủ với nó để trừng phạt. Vì tội nó thông minh hơn, nhạy cảm hơn, nó đọc sách và khóc vì những cuốn sách đó.
Thực ra thì đó không còn là bất cứ một hình phạt nào hết. Điều này nó cũng nói với cô lúc họ đóng cửa trong phòng tắm. Gần gũi với chồng không còn là niềm vui sướng của nó nữa, bởi nó nhận thấy thực ra anh ta có cần nó đâu. Chỉ sau một năm, nó đã quen với chuyện anh ta cứ lặng lẽ mà gần gũi với nó. Nó muốn nghe thấy anh ta. Nó muốn anh ta gọi thầm tên nó, nói với nó những lời tình cảm hoặc kể cả anh ta thô bạo cũng được. Đôi khi nó muốn cả điều ấy nữa. Nhưng anh ta chẳng nói gì. Không bao giờ nói gì. Có lần, khi đang "ấy", nó thầm thì tình cảm với anh ta. Anh ta liền rời ra, đẩy nó ra xa và bảo rằng "phải im lặng, vì anh ta không thể tập trung được".
Sự im lặng của anh ta khi chuyển động trên người nó với hàm răng cắn chặt chẳng khác gì một ông thợ mộc trong buổi thi lên bậc nghiêng người trên tấm ván mà ông ta phải cưa thật chính xác! Việc này bao giờ cũng diễn ra nhanh đến mức nó thậm chí chưa kịp ướt. Anh ta kết thúc rất hoan hỉ với chính mình, ra khỏi nó và vào phòng tắm, sau đó thì không quay lại với nó nữa. Anh ta lấy bia trong tủ lạnh, mở vô tuyến và xem cho đến khuya cái chương trình đấm bốc điên rồ trên Eurosport, trong khi nó nằm quay mặt về phía cái lò sưởi gang cũ kỹ và tự hỏi, liệu anh ta có cảm giác cũng như thế khi cho của mình vào lỗ của cái máy hút bụi mới của họ không. Nhưng nó mới chỉ nghĩ như vậy từ cách đây không lâu. Mấy tháng trước, nó còn khóc thầm, cố giấu đi tiếng ngẹn ngào - để anh ta không nghe thấy - bằng chiếc gối đẫm mồ hôi của anh ta.
Khi Asia kể với cô chuyện này, cô liên tưởng ngay đến những gì xảy ra mấy tháng trước đây tại một trong những cuộc gặp ở quán rượu mà chồng Asia cũng có mặt ở đó như một sự hy hữu. Rất hiếm khi anh ta đi cùng nó. Bởi trên nền của người vợ hiểu biết anh ta bao giờ cũng trở nên tầm thường không biết nói gì. Thực ra thì anh ta thậm chí chẳng cần phải "trở nên" - mà là một kẻ tầm thường đích thực và thực sự là không bao giờ nói gì.
Tối hôm ấy Asia, sau khi đã uống mấy ly, với cặp mắt long lanh và mái tóc dài để xõa rối bời, được một anh chàng diễn viên trẻ mà người yêu của Alicja dẫn đến tôn thờ không chút e ngại, bắt đầu kể chuyện cười. Tất cả chăm chú nghe nó kể. Bao giờ Asia cũng kể những mẩu chuyện cười hấp dẫn nhất. Đến một lúc nó chợt hỏi:
- Có ai biết một cuộc làm tình của các cặp vợ chồng ở Warszawa diễn ra trung bình trong bao lâu không?
Tất nhiên là chẳng có ai biết chính xác bằng Asia.
- Khoảng hai mươi ba phút. Tất nhiên là bao gồm cả khâu cởi quần áo, khúc dạo đầu, bản thân sự chung đụng và cả những tin tức của chương trình Toàn cảnh vào nửa đêm nữa.
Khi tất cả thôi không cười nữa nó mới nói thêm:
- Trong một số gia đình thì thay vì Toàn cảnh là tóm tắt tin trong ngày của Eutosport. Bản tin này đài đúng hai mươi phút, dài hơn Toàn cảnh năm phút.
Im lặng. Tất cả những người đang ngồi trong quán này trừ cậu diễn viên trẻ đều biết rằng chồng Asia chỉ xem hầu như mỗi Eurosport. Họ liếcnhìn anh ta. Có tia căm hờn trong mắt anh ta còn miệng thì mím chặt. Một lát sau anh ta đứng dậy và đi ra không tạm biệt ai. Asia không rời kỉoi chỗ. Nó ở lại với mọi người cho đến hết buổi tối. Cậu diễn viên trẻ không để píi thời gian. Kéo ngay cái ghế của mình đến cạnh Asia và tất cả những chuyện cười tiếp theo nó chỉ kể cho cậu ta.
Đêm hôm ấy sau khi từ quán rượu về, không chợp mắt được, vượt qua sự e ngại và lấy một cái cớ nào đấy, cô gọi điện đến nhà Asia để chắc rằng mọi việc vẫn ổn. Cô lo cho nó. Vì cô biết rằng lão chồng nó khó mà lường trước được. Nhưng Asia vẫn chưa về.
Hai tháng sau, Asia gửi cho cô một e-mail, thú nhận rằng đêm hôm ấy, khi cậu diễn viên trẻ đưa nó ra bến taxi qua một công viên vắng vẻ, để "đi tắt", nó bỗng ôm lấy cậu ta và hôn. Nó chỉ muốn hôn cậu ta. Không hơn. Chỉ có thế.
Cô nhớ mình đã cảm thấy một kiểu hưng phấn và ghen, khi đọc tiếp e-mail đó:
Hắn nắm tay mình. Bọn mình biến khỏi con đường trong công viên đằng nào thì cũng vắng vẻ, đến dưới một cái cây khổng lồ cạnh bãi cỏ. Hắn cởi áo comple, trải lên bãi cỏ đẫm sương. Bế nhẹ mình và đặt lên áo comple. Hắn cởi váy và tất của mình. Khi mình đã khỏa thân ở nửa dưới, hắn quỳ xuống trước mình và bắt đầu hôn từ chân mình. Hắn đã hôn chân mình như từ trước tới giờ chưa một ai đã hôn môi mình như vậy. Cậu có hình dung ra không?!?!?!
Hắn chợt quờ thấy đôi giầy của mình. Thế là hắn nhẹ nhàng đỡ mình dậy và xỏ giầy cho mình. Mình lại cao hơn 8 phân. Điều này rất có lợi cho bọn mình sau đó...
Nhưng đó là về sau. Trước đấy... hai ngón tay .. Cậu biết đấy.
Thật tuyệt vời. Hắn nói với mình không dứt. Thậm chí mình không nhớ là hắn đã nói gì nữa. Với lại điều ấy cũng chẳng quan trọng.
Hắn nói.
Mình không gặp hắn thêm một lẳn nào nữa.
Nhưng mình đến công viên. Thường nhất là vào những lúc buồn hay mình đọc được một cuốn sách quan trọng nào đấy.
Lần ấy, mình về nhà vào sáng sớm, ống ấy chỉ đánh mình có mỗi một lần. Khi con bé bị tiếng hét của bố làm thức giấc và khóc mình lấy vali trong tủ ra và bắt đầu gói ghém.
Không biết tại sao mình lại thu đồ của con bé trước tiên, sau đó là những cuốn sách của mình. Khi mình ra khỏi nhà, ông ta quỳ xuống và nức nở. Thế là mình ở lại. Thực ra thì đấy là một người tốt. Anh ấy đã thay đổi. Thôi không xem Eurosport nữa.
Asia
Cô nhớ là lúc đọc xong bức e-mail này và biết rằng việc "anh ta không xem Eurosport" là một động thái đầu hàng. Toàn bộ nỗi buồn và đau khổ của động thái ấy chỉ có Asia mới mô tả được trong một câu ngắn như thế. Dù sao thì sự đầu hàng đó kiểu gì cũng vẫn là chiến thắng của Asia. Nó không còn là một anh lính trơn trong đội trừng phạt của lão chồng mình nữa.
Những chàng lính trơn thì không thể được phép đi Paris!
Người tập sự trẻ cười hỏi đã bứt cô ra khỏi dòng suy nghĩ:
- Vậy tôi sẽ giữ cho chị hai chỗ này chứ?
- Không - cô trả lời quả quyết. - Bao giờ anh có ba chỗ thì tôi sẽ đi.
Anh ta không nói gì, quay lại tủ tài liệu lớn. Anh ta lấy ra một cái cặp và nhìn vào mắt cô hỏi:
- Họ, có nghĩa là cái khách sạn này có trang web của mình trên mạng. Tôi có thể kiểm tra xem có thay đổi gì mới không. Chị có thời gian chờ được không? Anh ta hỏi, vừa rót thêm nước khoáng vào cốc của cô và không cần hỏi, cho thêm vào đó một lát chanh.
- Tất nhiên là có chứ. Tôi có thể ngồi gần chỗ anh được không? Tôi muốn xem anh làm như thế nào.
Kể từ ngày biết Jakub thì tất cả những gì liên quan đến Internet đều khiến cô tự động liên tưởng đến một cái gì đó hết sức đáng chú ý, hấp dẫn và vô cùng bí ẩn.
Không đợi anh ta trả lời, cô dịch cái ghế của mình để nhìn thấy màn hình. Cô chạm vào thành ghế của anh ta và phân vân, không biết anh ta sẽ nghĩ như thế nào về cô, nếu tự nhiên cô hỏi anh ta dùng loại nước cạo râu nào.
Anh ta gõ địa chỉ trang web của khách sạn: www.relais-bosquet.com.
- Chị biết không, khách sạn này nằm ở Quảng trường sao Hỏa và chị có thể ở gần như là ngay cạnh tháp Eiffel.
- Bây giờ thì tôi biết rồi. Nhưng tôi hoàn toàn dửng dưng. Tôi rất muốn có mặt ở Paris vào ngày mười bảy tháng bảy. Tôi có thể ngủ kể cả ngay trên bãi cỏ dưới chân tháp Eiffel cũng được. Nếu mọi việc suôn sẻ, thì nói chung là tôi sẽ không ngủ. Điều cơ bản tôi muốn là các cô bạn tôi sẽ có giường trong khách sạn này. Nếu có cả phòng tắm nữa thì anh đúng là vàng ròng đấy.
Cô nhìn lên màn hình trong khi anh ta lướt các trang web của khách sạn mô tả nội thất các phòng, các dịch vụ của khách sạn và cả bản đồ vị trí của khách sạn nữa. Đúng thật. Khó có thể hình dung lại có một khách sạn nào gần tháp Eiffel hơn. Trên màn hình có sơ đồ của các phòng còn trống.
- Chị muốn phòng đơn hay có thể ngủ chung với các bạn chị? - anh ta hỏi, nhìn vào bàn tay phải của cô có đeo nhẫn cưới.
Khi anh ta hỏi thẳng cô như thế, cô chợt nhận ra rằng tất nhiên là cô muốn ở phòng đơn. Không phụ thuộc vào việc có thể ai đó sẽ nghĩ rằng điều này thật thiếu đạo đức, quyết định của cô là rất quan trọng! Tất nhiên là cô muốn một mình cùng vời anh, chỉ cần anh thắng được tính nhút nhát của mình và đủ can đảm để cùng cô đến khách sạn của cô. Cô chưa biết chính xác cùng anh "mặt đối mặt" trong khách sạn ở Paris, rất gần tháp Eiffel có thể có nghĩa gì, nhưng cô cảm thấy nhất định sẽ rất dễ chịu. Do đó mà khi anh chàng tập sự chỉ vừa mới động đến đề tài này, cô đã nghĩ ngay rằng may quá, kỳ kinh của cô vừa mới bắt đầu, nghĩa là chắc chắn một trăm phần trăm cô sẽ không có vào các ngày từ 16 đến 20 tháng bảy.
Cô sạch sẽ và phòng cô sẽ là phòng đơn - cô nghĩ.
Cô đưa tay lấy cốc nước, vuốt tóc trên trán và không ngước mắt lên, trả lời:
- Một khi chúng ta đã biết rằng tôi không phải ngủ trên bãi cỏ dưới chân tháp, thì tôi rất muốn mình sẽ không quấy rối giấc ngủ của hai cô bạn tốt nhất của mình, nếu như tôi có ý đồ chẳng hạn không ngủ để không bị phí thời gian trong cái thành phố tuyệt vời ấy, hoặc là...
Cô không nói hết vì anh ta cắt ngang lời cô:
- Tôi giữ cho chị phòng nhìn ra vườn. Sân trời ở ngay bên trên nhà hàng ngoài sân. Người Pháp rất ồn ào khi họ uống quá nhiều rượu vang. Điều này thì chắc chắn chị không thích rồi, đúng không? Chị sẽ có thể "không làm phiền giấc ngủ" của bất cứ ai không muốn điều đó.
Anh ta nhìn cô cười.
Chị có thể đặt cọc cả cho các bạn của chị được không? Chỉ mấy ngày nữa là khởi hành nên tôi muốn có một chút đảm bảo, rằng các chị sẽ không đổi ý. Nhất là khách sạn đã kịp xác nhận đăng ký phòng của các chị. Mời chị xem. – Anh ta quay màn hình về phía cô và chỉ vào nội dung bức e-mail quả đã xác nhận việc đặt chỗ của họ.
Cô hơi ngạc nhiên vì lại có xác nhận nhanh thế và lại bằng tiếng Ba Lan, nhưng cô cho qua chuyện đó và nói:
- Tôi không đổi ý đâu, kể cả người ta có rời tháp Eiffel đi chỗ khác. Quan trọng là họ đừng có chuyển khách sạn. Chủ yếu là vì cái vườn. Tôi sẽ đặt cọc cả cho hai cô bạn nữa. Đảm bảo bằng thẻ tín dụng Visa của tôi đã được chưa?
Ra khỏi văn phòng ấy, cô cảm thấy làn sóng bừng bừng đang bao trùm lên toàn bộ cơ thể cô hoàn toàn không phải là hệ quả của cái nóng bức của mùa hè này. Cô thấy nóng, bởi vì cô hiểu rằng quyết định cách đây mấy phút của cô đã thay đổi một cách triệt để, hiện tại chỉ là với cô, hiện trạng của mối quen biết giữa cô và Jakub. Cái ảo, khoảng cách an toàn, sự làm dáng vô tư, những lời thú nhận không lường trước nhưng thực ra không bắt buộc và những riêng tư xen vào nội đung được gõ từ bàn phùn máy tính của họ có thể chóng vánh trở thành kỷ niệm của một cuộc tán tỉnh độc đáo của giai đoạn đầu của một mối quan hệ đáng tin cậy.
Một mối quan hệ nguy hiểm.
Và mặc dù điều này nghe có vẻ lâm ly và đe doạ, như tiêu đề của một bài phóng sự truyền hình nào đó, thì cô biết rằng đó là một tên gọi đúng. Mối quan hệ này trôi một cách nguy hiểm về một hướng. Thế mà, chỉ một lát sau, lúc đợi taxi ở cạnh văn phòng du lịch, cô đỏ mặt nói nhỏ với mình:
-Thôi, kệ...
Cô quyết định dứt khoát phải hỏi Alicja và Asia xem cho tới lúc này, những quyết định kiểu "Thôi, kệ..." của họ có luôn là những quyết định đúng đắn không. Của cô thì đúng. Không có ngoại lệ.
Cô ngồi trong taxi và những ý nghĩ cứ quay cuồng trong đầu cô cần phải đọc gì về Paris trước chuyến đi? Chắc chắn là đằng nào thì rồi cô cũng chẳng đọc được gì. Nhưng Asia thì như thường lệ, sẽ biết tất. Cô sẽ phải mang theo những gì? Liệu cô có kịp đến hiệu làm tóc và trang điểm không? Liệu cô có phải mua thêm đồ lót không? Lại nói về đồ lót... Cô bôi sáp lên chân gần đây nhất là bao giờ nhỉ. Không biết cái mùi mà cô đã ngửi thấy không biết bao nhiêu lần trong các quá bán nước hoa sẽ có mùi như thế nào trên da thịt anh? Lại nói về da thịt anh. Liệu có thể gầy. đi được bao nhiêu trong mấy ngày trước khi anh đến, nếu chỉ ăn toàn măng tây. Gần đây cô đọc thấy là không những măng tây không có một chút calori nào mà nó còn giúp giảm cân một cách tuyệt vời. Mặt khác, tốt hơn không nên thái quá với Cái món măng tây này. Vì kiểu gì thì với chế độ ăn kiêng nào ngực cô cũng nhỏ đi nhiều nhất. Cô biết chắc là mình không muốn khi ở Paris lại có bộ ngực nhỏ hơn bây giờ. Ngược lại là đằng khác. Cô chỉ muốn khi ở Paris ngực cô sẽ to như chưa bao giờ được như vậy.
Cô cũng phân vân mất một lúc, không biết phải nói với ông chồng như thế nào về chuyến đi này. Song lần này thì cô đi taxi quay lại văn phòng, để trước hết báo cho anh, cho Jakub biết chuyện này.
Đã sắp mười bảy giờ ỏ Warszawa - cô nghĩ. - Ở New Orleans là khoảng gần bảy giờ sáng. Anh vào mạng sau bữa sáng. Nếu tay lái taxi này qua được Krakowskie przedmiescie dưới văn phòng mình trong vòng nửa tiếng thì mình phải kịp! Jakub sẽ đọc e-mail với thông tin về chuyến đi của mình trước khi rời khách sạn đến trung tâm hội nghị. Anh sẽ có cả một ngày để nghĩ về chuyện này.
Cô cười. Nhưng lại là mình - cô nghĩ. Mình tự tìm thấy anh, mình kéo anh vào cuộc đời mình, bây giờ mình đi đến chỗ anh.
Tuy nhiên cô không cảm thấy một chút vụng về nào. Jakub, trong tất cả những gì anh viết cho cô hoặc anh làm cho cô, mặc dù có thể rất hay vượt quá - cần phải công nhận rằng với một vẻ phong nhã hiếm thấy - giới hạn của sự riêng tư anh luôn luôn chứng minh rằng, thậm chí đôi khi còn hơi thái quá, anh tôn trọng cô như thế nào. Cho nên việc cô đi đến chỗ anh chứ không phải là anh đến chỗ cô, không thể nào lại bị anh hiểu sai. Hơn nữa, cho đến lúc này họ chưa gặp nhau chỉ là do anh không muốn làm cho cuộc sống của cô thêm phức tạp.
Ngoài ra - cô nghĩ - toàn bộ cái chương trình với Paris này, việc anh ngẫu nhiên ở đấy, việc cô ngẫu nhiên tổ chức một cách bộc phát chuyến đi, tất cả khiến cho cuộc gặp gỡ - nếu nó đi đến kết quả - sẽ đơn giản là hệ quả của một bối cảnh đặc biệt của các sự kiện mà họ chỉ nhượng bộ động lực của chúng.
Cô lấy gương, sửa lại trang điểm và băn khoăn về việc này. Vào cái khoảnh khắc mà "bối cảnh của các sự kiện" chui vào đầu cô, cô bắt buộc, đơn giản là bắt buộc phải cười to với hình ảnh của mình trong gương.
Mình bắt đầu bịa ra những trò vô nghĩa với những ngôn từ rất khoa học này từ bao giờ ấy nhỉ? - cô nghĩ.
Đúng lúc taxi dừng lại trước lối vào tòa nhà của công ty và rõ ràng là điệu cười kia đã diễn tả rất tồi, nên người lái xe quyết định thử vận may. Quay đầu về phía cô, anh ta hỏi:
- Bé cưng, em có muốn anh đưa em đến tận cùng thế giới không? Anh sẽ ngắt máy đếm. Em muốn chứ?
Anh ta nhìn cô, cười rất nịnh hót và vuốt mấy sợi tóc trên trán. Cô kịp nhận thấy khi anh ta nháy mắt và cười, hai chấm xăm to ở giữa má. Cô quyết định không bình luận gì vế câu hỏi trước khi ra khỏi taxi. Không nói, cô tính số tiền trên máy đếm. Trả tiền và khi đã đứng an toàn trên hè phố cô mới nói :
- Không. Tôi không muốn. Với tôi tận cùng thế giới có hơi xa hơn ngôi nhà con con của anh trên mảnh vườn về hướng Plock, Pultusk hoặc là Skiemiewice. Cô sập cửa rồi đi rất nhanh để khỏi nghe thấy phản ứng của hắn ta.
Trong những tình huống như vừa rồi, cô phân vân làm sao Jakub và ví dụ như tay lái taxi như thế này lại có thể thuộc cùng một thể loại được.
Ai là đột biến gien: Jakub hay tay lái taxi kia? Cô quyết định sẽ có khi nào đó hỏi Jakub về chuyện này. Bởi anh là một nhà gien học nổi tiếng cơ mà. Anh phải biết.
Cô chạy vào văn phòng. Có tiếng máy hút bụi của chị tạp vụ trong phòng phía cuối hành lang. Cô quẳng ví xách tay lên cái ghế cạnh cửa sổ, tháo giầy, ấn cái nút tím để mở máy tính lấy ống nghe điện thoại từ hộp nạp ắc-qui và vừa đi ra bếp vừa gõ số của Alicja. - Ala, cậu có thể gói ghém được rồi đấy. Tụi mình sẽ đi vào sáng chủ nhật. Mai gặp nhau ở chỗ cũ, mình sẽ cho các cậu biết tất cả mọi chi tiết. Chúa ơi, mình mời mừng làm sao. Ala, cậu biết không, anh ấy cũng sẽ ở đấy? Trọn một ngày. Và trọn một đêm. Bây giờ mình phải dừng thôi. Cậu gọi cho Asia đi.
Cô lấy nước khoáng trong tủ lạnh, xé cái túi thiếc đựng axit chanh và đổ hết vào cốc. Cô quay lại bàn tính. Bật modem kết nối mạng. Khởi động chương trình lướt web: Cô tìm thấy địa chỉ trang web của sân bay Charles de Gaulle ở Paris. Sau mấy thao tác tìm kiếm, trên màn hình là một sơ đồ màu, cực kỳ chi tiết, một phần của cổng đến mà máy bay của hãng TWA sẽ đến. Bởi anh sẽ bay từ New York bằng TWA. Cô tập trung phân tích sơ đồ một lúc. Rồi cười rất thoải mái.
Máy in trên bàn, cạnh cửa sổ vẫn liên tục đẩy ra những bản in sơ đồ sân bay, trong khi cô khởi động chương trình thư. Và bắt đầu viết đầy hưng phấn :
Warszawa ngày 11 tháng bảy
Jakub, mặc dù điều này là hầu như không thể trong trường hợp của chúng ta, nhưng lần đầu tiên em cảm thấy theo một cách rất khó diễn đạt và bí ẩn nào đấy, rằng anh đang ở rất xa. Em đã đọc gần như tất cả về New Orleans và thậm chí em đã vào cả trang web Dauphine New Orleans của anh nữa. Chẳng ích gì. Chỉ càng nhớ anh nhiều hơn và khác hơn. Cứ như thể việc anh ở New Orleans thì khác với việc anh ở Munich. Nhưng anh sắp về rồi. Chỉ còn một tuần nữa thôi.
Anh sẽ xuống sân bay ở Paris vào sáng thứ năm, mười tám tháng bảy. Anh sẽ ra bằng cửa ở cạnh biển quảng cáo lớn của Air France và rẽ trái, đi qua các phòng. của TWA, còn sau đó qua quầy bán hoa nhỏ liền với kiốt bán báo. Khi qua lối đó, anh hãy đi chậm lại một chút.
Em sẽ đứng chờ anh ở đó.
Em sẽ mặc váy màu xanh lá cây và chắc chắn màu mắt em sẽ là màu xanh lá cây. Khi em hạnh phúc, bao giờ chúng cũng có màu ấy.
Cô gõ địa chỉ của anh và gửi. Rồi gọi taxi qua điện thoại. Rồi tắt máy tính. Chị tạp vụ vẫn ở trong phòng khi cô đi ra. Cô xúc động một cách lạ lùng. Và hơi buồn.
Sao anh lại muộn màng đến thế. Anh xuất hiện trong cuộc đời cô quá muộn - cô nghĩ. - Muộn hơn mất một lời hứa.
Ông xã đón nhận tin về chuyến đi Paris với sự bình thản mà cô không ngờ tới. Thậm chí cô còn có cảm giác là anh ấy sung sướng vì được ở một mình một tuần. Điều này giống như một mũi châm bằng kim. Lẽ ra anh ấy phải, dù chỉ là thoáng chốc thôi, phản đối. Còn sau đó sẽ bị thuyết phục rằng "điều này rất cần cho cô", rằng "đã ba năm nay cô chưa đi đâu" và rằng dù sao đây cũng là "một cơ hội hiếm có, bản chào hàng của văn phòng du lịch ấy", và rằng với Alicja và Asia, mấy bà bao giờ cũng thích những chuyến đi "đàn bà" như thế. Nhưng chẳng có chỗ cho một cái gì kiểu như vậy. Anh ấy không phản đối. Im lặng nghe cô nói, và vẫn chăm chú vào màn hình máy tính, nơi những sơ đồ của dự án mà anh đang làm, thay đổi, anh chỉ trả lời cộc lốc: "okay" rồi lại chúi mũi vào công việc.
Cô biết rằng không khí lạnh nhạt này, gần đây càng rõ ràng giữa họ, đã có từ "trước Jakub". Rất lâu từ trước. Và khi đó anh ấy thậm chí còn đau khổ hơn bây giờ. Có thể chính vì thế mà sự ấm áp mà Jakub đem theo mình đã tác động đến cô khiến cô sẵn sàng cho những việc điên rồ như là chuyến phiêu lưu đến Paris này chẳng hạn. Mặc dầu vậy, thái độ dửng dưng của chồng, cho dù rất thuận lợi trong tình huống này, vẫn làm cô đau đớn.
Có thể đúng là - cô nghĩ - phụ nữ, nếu có cơ hội, bao giờ cũng muốn là người đàn bà quan trọng nhất đối với càng nhiều đàn ông càng tốt. Nhưng chỉ đến một thời điểm nào đấy. Phụ nữ có thể yêu cùng lúc hai người đàn ông cho tới khi mà một trong hai người chưa nhận ra. Điều này thì chắc chắn là cô biết.
Nhưng cô lại không dám chắc rằng liệu mình có vẫn yêu chồng nữa hay không.
Về những gì mà cô cảm thấy với Jakub thì cô không muốn nghĩ tới. Tất cả có thể sẽ thay đổi, khi anh thực sự xuất hiện. Khi có thể nhìn thấy anh, chạm vào anh, nghe thấy giọng nói của anh. Trong những cuộc tự vấn lương tâm, thì "thay đổi" có nghĩa là cô sẽ tỉnh táo theo cách nào đấy khi gặp một Jakub thật sự. Gặp anh, thấy anh bình thường, thậm chí có thể đẹp mê hỏn, nhưng chắc chắn đây sẽ không giống như "cơn điên" trong tranh của Podkowinski mà gần đây cô nhớ lại khi Asia mang nó đến galery sáng hôm chủ nhật.
Sẽ là gì, nếu "thay đổi" lại mang một ý nghĩa nào đấy ngược hẳn lại, điều này thì cô không muốn nghĩ vào lúc này.
Mình sẽ thổ lộ tất cả với Asia - cô nghĩ. Họ sẽ có ối thời gian để nói về chuyện này trên đường sang Paris.
Thế mà lúc này, đã ngồi trong ôtô, nhìn Asia ngồi đối diện đang đắm mình trong cuốn sách mới nhất của Gretkowska, cô lại phân vân, liệu cái ý tưởng thổ lộ kia có ý nghĩa gì không. Một phụ nữ làm toán yêu thi ca, an phận làm vợ của ông bố sinh học của đứa con gái mình thì có thể nói gì với cô? Hoặc nó sẽ chứng minh rằng phương trình này là tuyệt đối vô nghiệm và cần phải bỏ qua, coi như không cần thiết, hoặc nó sẽ bảo Jakub, đó là nghiệm duy nhất. Cho cả hai câu trả lời, cô vẫn chưa chuẩn bị.
Cô nhìn Asia một lúc. Nó đọc cuốn sách bằng toàn bộ con người mình! Thở dài, cười, lắc đầu, nhắm mắt lại và suy nghĩ để rồi ngay sau đó lại đọc. Nó bao giờ cũng trải nghiệm mọi cái như vậy. Một triệu chứng của sự nhạy cảm thái quá đang tiến triển. Lần đầu tiên có để ý thấy thể là cái lần họ cùng đi nghỉ một tháng ở Nimes.
Đã hết tháng tám. Cả bọn tổ chức sinh nhật cô. Asia vào bếp với cô, khi chỉ có hai đứa, nó bảo:
- Ở gần Nimes ở miền nam Pháp có những cánh đồng nho rộng mênh mông. Một tên bạn cùng năm với mình mấy năm nay đều đến đó hái nho. Một vùng rất đẹp và họ trả không đến nỗi tồi. Cậu có đi với mình không? Chỉ có điều cậu phải quyết định ngay hôm nay. Nó đang chờ câu trả lời.
Một tuần sau thì bọn họ đi tàu đến Berlin. Từ Berlin đi Nimes thì họ quyết định đi autostop 1. Tất nhiên là cô không cho bố mẹ biết chuyện này. Các cụ sẽ chẳng bao giờ cho phép đâu. Nhưng cô không đắn đo lấy một miligiây khi Asia nói với cô dự định ấy. Họ có hai người. Làm sao mà có thể xảy ra chuyện gì được?! Chưa bao giờ cô ân hận vì quyết định ấy. Đó là một chuyến phiêu lưu hiếm hoi. Tất cả đều diễn ra tuyệt vời cho đến tận Lyon. Ở đó may mắn đã bỏ rơi họ.
Trên đường cao tốc từ Berlin về phía nam, họ đi nhờ được xe của một người làm bên đường sắt, Asia đã tán tỉnh anh này khi hỏi đường. Anh ta chỉ biết mỗi tiếng Đức, tiếng Pháp thì thậm chí không cả phân biệt được chữ viết và chỉ hiểu được một ít tiếng Anh. Mặc dầu vậy anh ta vẫn cười với Asia, kiên nhẫn giải thích cho nó đến n lần về việc đi qua cả Ber-lin từ ga ZOO ra đường cao tốc Barliner Ring như thế nào. Cứ sau mỗi lần anh ta lại nói chậm hơn một tí vì tin rằng nếu nói chậm thì bọn chúng sẽ dễ hiểu hơn. Anh ta không biết cách giấu việc anh ta thích Asia. Rồi anh ta lấy trong túi ra cái walk-talk và nói điều gì đó rất nhanh bằng tiếng Đức. Anh ta giữ tay Asia và dẫn nó đi nhanh qua đường hầm về hướng thành phố. Cô thì chạy theo họ. Một tiếng sau anh ta để hai đứa xuống ở một cây xăng bên đường cao tốc đi Frankfurt trên Men. Anh ta đợi cho tới lúc chúng tìm được cơ hội đáng tin tưởng để đi Frankfurt. Lúc tạm biệt, anh ta giúi cho Asia một tờ giấy ghi địa chỉ và số điện thoại.
Họ đi với một người Mỹ đến Frankfurt, là một quân nhân trong một đơn vị đặc biệt của quân đội Mỹ đóng gần Frankfurt, người này - là chuyện lạ hiếm thấy - nói tiếng Pháp rất tốt: ông ta rất thích thú nghe Asia nói chuyện bằng tiếng Pháp, còn cô thì bằng tiếng Anh. Cô chưa bao giờ nhìn thấy một người đàn ông nào có nụ cười đẹp như vậy.
Ông ta biết Nimes. Bao giờ ông cũng dừng lại ở đấy trên đường đi Côte d Azur, nơi ông nghỉ hè cùng các con. Cô đã bị chấn động mạnh khi nghe ông nói có bốn đứa con và tự nuôi dạy chúng vì vợ ông, cũng là một quân nhân và đã bị chết trong trận khủng bố đại sứ quán Mỹ ở Tel Aviv. Lúc ấy trong xe bỗng im ắng lạ.
Asia đã phá vỡ sự im lặng khi đề nghị dừng lại ở bãi đỗ xe tiếp theo. Nó xuống và ra cột điện thoại. Khi quay lại xe, nó nói bằng tiếng Ba Lan:
- Nghe này, cái anh chàng đường sắt ấy đã kịp học tiếng Ba Lan rồi đấy! Khi buồn quá, mình thấy cần phải gọi cho anh ta và cám ơn một lần nữa. Anh ta đã làm cho bọn mình một việc phi thường, là chở bọn mình ra đường cao tốc. Cậu có tưởng tượng được không, anh ta gần như là lặng đi khi nghe thấy tiếng mình. Còn cuối cùng thì nói buồn cười quá, như là một đứa trẻ: "Cám ơn chị".
Đến Frankfurt, vị quân nhân cho hai đứa xuống cạnh một văn phòng sinh viên, nơi phối hợp những chuyến đi giá rẻ bằng xe tư nhân đến các thành phố lớn của châu Âu. Chỉ cần trả một khoản tiền nhỏ, đã có thể là hành khách của một xe con đi đến ví dụ như Lyon. Ông người Mỹ chuyển ba lô của họ sang chiếc BMW đỗ trước văn phòng và nói gì đó với người lái xe bằng tiếng Đức và bảo chúng chuyển sang chiếc BMW. Cả hai thậm chí không kịp tạm biệt ông vì người lái xe nổ máy quá đột ngột. Cô nhìn người lính Mỹ và nghĩ tới vợ ông ta, người đã chết ở Tel Aviv.
Họ đến Lyon vào sáng sớm, nhưng đường tắc kinh khủng, cho đến tận chiều mới thoát ra được. Nóng tới 35 độ. Người lái xe luôn miệng chửi thề. Bọn chúng chửi theo. Sau đó, chán quá, chúng dạy anh ta chửi bằng tiếng Ba Lan. Khi xuống xe ở một trạm thu phí giao thông, bọn chúng rất hãnh diện về mình. Lái xe, một thanh niên Đức tóc nâu trong bộ comple lịch sự được may bởi bàn tay của những người thợ may giỏi nhất, chửi thề trong sự tập trung cao độ trong chiếc BMW có điều hòa và nội thất tồi tàn hệt như một thằng du côn chính hiệu nhất bên những bom bia ở Wola. Ngoài ra, trong những quãng nghỉ, khi hầu như không thể nhúc nhích gì trên đường cao tốc, anh ta ghi vào sổ phiên âm tất cả những gì chúng dạy. Thật là một con người chăm chỉ! Hay cũng có thể người Đức vốn dĩ vẫn thế, cái gì cũng ghi vào sổ.
Trời tối đần. Sáng hôm sau họ phải có mặt ở nông trang gần Nimes để nhận việc. Qua Lyon, vào chiều muộn, một xe tải Tây Ban Nha chở chúng đi tiếp. Người lái xe dừng lại ở Nimes!
Khi nhìn thấy biển chỉ đường chỉ về Avignon, Asia hỏi lái xe đấy có phải là "Avignon với cây cầu" không. Khi người này bảo rằng thậm chí anh ta không thống nhất việc này với Asia, nó bèn đề nghị anh ta rời đường cao tốc để đi về thành phố này và thả chúng ở đó.
- Mình không thể tha thứ cho bản thân nếu đi qua ngay cạnh mà không được nhìn thấy cây cầu này. Cậu cũng chưa được nhìn thấy phải không? - nó nói. - Tụi mình chỉ nhìn cây cầu, ăn một chút gì đó rồi đi tiếp bằng tàu. Cậu đồng ý đi - nó nói theo cái cách không chấp nhận phản đối của mình.
Tất nhiên là cô muốn được nhìn cây câu này. Hơn nữa chưa bao giờ cô thấy đói như lúc ấy. Kể từ lúc rời Frankfurt, họ chưa ăn gì.
Cây cầu rất bình thường. Hoàn toàn không xứng với tiếng tăm của nó. Bi Kịch của nó chỉ là nó dừng lại bất ngờ và không tới được bờ sông bên kia. Điều này có thể kích thích trí tưởng tượng. Nhưng chỉ của những ai chưa biết câu chuyện thực về sự hủy hoại của nó. Asia biết đến từng chi tiết và đã không còn chỗ cho trí tưởng tượng.
Họ ra tận đoạn cuối cùng, xa nhất có thể và nhập vào đoàn khách du lịch đã ở sẵn đó. Hai đứa ngồi lên balô, cởi áo và bắt đầu phơi nắng.
Sau một khoảng thời gian nào đấy, lúc quay ra ga họ mới biết rằng không còn bất cứ một chuyến nào đi Nimes cách đó 100 km nữa. Họ quay ra chân cầu, hạ lều mà Asia để "cho chắc" đã cõng theo. Mặc dù điều này là không hợp pháp nhưng hai đứa đã qua đêm dưới chân cầu ở Avignon - với cả lều họ đã giấu mình sau một chiếc xe tải đỗ ở bãi đỗ xe.
Họ đến nông trang chậm mất nửa ngày. Công việc hái nho đã được phân cho người khác. Một người Angiêri trẻ giữ vai trò nhân sự chỉ giang tay và giả vờ lấy làm tiếc. Cô nhớ là cô đã khóc đã nguyền rủa Avignon, Asia, cô gái Đan Mạch đã hát về cây cầu điên rồ kia, và cái thằng cha người Angiêri đã chẳng giải quyết được gì. Thế rồi có một người đàn ông không lồ đi vào phòng thử nho, cũng là nơi làm việc của thằng cha người Angiêri. Anh ta mặc một cái áo may-ô trắng dính máu và cái tạp-dề treo trên cổ bằng những sợi dây sờn và quấn quanh hông một cái thắt lưng to. Mặc dù trời nóng anh ta vẫn đi giầy cao su. Hai chân cũng đỏ những máu. Trông anh ta thật khủng khiếp. Tay người Angiêri chào anh ta như một người quen, không mảy may để ý đến bộ dạng của anh ta. Khi người khổng lồ đi đến chỗ máy lạnh và quay lưng lại phía chúng để kéo thùng nước khoáng, chúng mới nhìn thấy trên lưng áo may-ô có dòng chữ đã mờ Đại học Tổng hợp Warszawa. Tay người Angiêri bắt đầu chỉ vào họ và kể gì đó với anh này. Một lát sau người khổng lồ đi đến chỗ chúng nó, mặt đỏ lên như một cậu trai và nói bằng tiếng Ba Lan:
- Cạnh đây có một nông trang nữa. Ở đó họ trong súp-lơ. Đúng lúc đang cần người làm. Họ không trả nhiều như bên hái nho, nhưng có thể làm ở bên ấy lâu hơn hai tuần. Nếu các bạn muốn, anh ta sẽ gọi điện hỏi xem họ có nhận không.
Chúng muốn. Thậm chí rất muốn.
Từ ngày hôm sau, chúng dậy từ năm giờ sáng và đi cùng với gia đình chủ nông trang ra đồng. Công việc là che nắng cho súp-lơ Chúng phải đeo vài trăm cái dây chun mỏng đủ màu sắc bên tay trái suất từ cổ tay cho đến cánh tay và đến chỗ những cây súp-lơ đang lớn - nó không thể tưởng tượng nổi chúng lại có thể to đến thế - túm lá lại để bọc lấy hoa của chúng, sau cùng là dùng dây chun để quấn lại để che nắng cho súp-lơ, nhờ đó mà hoa lơ không bị thâm và bán được giá hơn.
Vào năm giờ sáng, những cây súp-lơ vẫn còn ướt đẫm sương lạnh buốt. Cánh đồng nơi chúng làm việc có chiều dài 6 km. Vậy là phải đi 6 km, cúi xuống từng cây súp-lơ trên đường đi, ôm nó như ôm đứa trẻ con và quấn dây chun. Ôm được vài cây là người đã ướt sạch và rét run. Mà buổi trưa nóng vẫn cứ ướt. Nhưng là do mồ hôi; không có chỗ nào để tránh cái nóng, bởi trên đồng súp-lơ không có cây to. Khi đi đến cuối cánh đồng lại phải quay lại. Cũng 6 km. Cô biết điều này rõ nhất khi ôm cây súp-lơ đầu tiên của kilômét đầu tiên.
Sau ngày đầu tiên thì cô căm thù mọi cây súp-lơ trong vũ trụ này và cái người đã tha chúng về châu Âu. Sau ngày thứ hai cả cánh tay trái của cô toàn một màu xanh tím vì những lằn chun trong suốt mười giờ đồng hồ. Sau ngày thứ ba họ được nhận tiền công của ba ngày đầu tiên và nỗi hận đối với bọn súp-lơ cũng giảm đi rõ rệt, và cả cánh tay cũng không đến nỗi thâm tím quá như vậy nữa. Ngày hôm ấy chúng quyết định đến thăm người khổng lồ mặc chiếc áo có dòng chữ Đại học Tổng hợp Warszawa. Mặc dù chỉ biết mỗi anh ta tên là Andrzeí, nhưng chúng vẫntin là sẽ tìm thấy. Bởi chúng cho rằng có lẽ rất ít những người to lớn như Andrzej của chúng làm việc trên các cánh đồng nho ở Pháp và người Ba Lan thì lại càng hiếm hơn.
Chúng lấy tiền làm thêm được mua mấy lon bia và đi tắt qua cánh đồng súp-lơ đến phòng thử nho mà chúng đã biết. Hai đứa đang trong tâm trạng vui vẻ tuyệt vời. Đến nửa đường chúng mở bia uống, nói chuyện tếu và cười hết cỡ. Đã hết cánh đồng súp-lơ và từ con đường ngang bỗng có một ai đó phóng xe đạp ra. Chúng hỏi về Andrzej. Có vẻ như là ở đây ai cũng biết anh ta. Chúng được biết rằng anh ta làm việc trong một khu trại cách phòng thử vài trăm mét. Khi đến gần, chúng nghe thấy những tiếng rống to của lũ bò sữa.
Chúng phải mất một lúc nhịn thở vì mùi hôi kinh khủng để đi hết khu chuồng bò dài trát vữa trắng. Qua được chuồng bò, với những lon bia trong tay, tươi cười và hớn hở chúng đến một chỗ giống như bãi chăn gia súc.
Những gì mà chúng nhìn thấy, cho đến hết đời cũng không thể quên được.
Từ các cửa chuồng bò đi về hướng cánh đồng, là một kiểu hành lang hẹp được định giới bằng cọc sắt đã lên màu nâu vì han rỉ. Nhiều chỗ, những mối hàn đã bong ra làm cho các cọc nghiêng vào phía trong hành lang. Ngay cạnh các cửa, một người đàn ông trẻ đứng trên một cái bục được dựng từ những khúc gỗ, một tay cầm một chai bia, còn tay kia cầm một điện cực dài giống như của những người thợ hàn vẫn dùng. Anh ta đẩy điện cực qua khe cọc rào và gí vào cổ những con bò bị một người trong trại lùa ra. Hoảng sợ và đau bởi dòng điện, những con bò chạy lồng lên và bị những cái cọc nhô ra đâm vào người. Ở đoạn cuối, hành lang đột ngột đổi hướng, thêm vào đó còn hẹp lại. Để lách qua được chỗ hẹp đó những con bò buộc phải chậm lại. Qua chỗ hẹp này, chúng đi ra một cái bãi bê-tông tròn nhỏ. Andrzej đứng ở giữa cái bãi ấy, mặc cái tạp dề da mà chúng đã nhìn thấy. Anh ta đi đôi găng tay đen dài đến khuỷu. Tay phải cầm một cái búa to, loại mà người ta vẫn dùng để đóng cọc hoặc để đập gạch. Khi con bò ra đến bãi bê-tông sau đoạn hành lang hẹp, Andrzej dùng búa nện một nhát vào giữa hai mắt nó. Con bò rống lên và ngã lăn ra nền bê-tông. Máu từ tai, đôi khi máu trộn lẫn với dịch và giêlatin từ những con ngươi bị đập nát từ những hốc mắt rỗng tứa ra. Một cái xe chạy bằng ắc qui, giống như loại xe chở rơm đi đến, thò cái chĩa khổng lỗ bằng kim loại vẫn còn dính đầy lông bê bết máu ra nâng con bò vẫn còn co giật lên và chở đến dãy nhà bên cạnh. Một con bò tiếp theo vào bãi.
Cô nhớ là mình đã đột ngột quay đầu chạy, sững sờ vì sự man rợ của hành động tàn bạo kia. Asia đã không còn ở cạnh cô nữa; vừa chạy cô vừa liếc thấy nó đang quỳ trên một bãi cỏ mọc cao và nôn. Lúc ấy thì cô dửng dưng với chuyện đó. Cô chỉ muốn làm sao nhanh chóng rời càng xa cái chỗ kia càng tốt. Ra đến tận cánh đồng súp-lơ cô mới dừng lại. Cô ngồi trên rãnh giữa hai luống súp-lơ và căm phẫn nghĩ về sự tàn bạo không giới hạn của con người.
Mãi đến khi nghe thấy tiếng kêu của Asia cô mới bừng tỉnh. Nó quay về, và giật mình khi nhìn thấy cô ngồi giữa đám súp-lơ.
Nó đến bên cô và ngồi xuống. Cả hai im lặng một lúc lâu. Mãi cô mới đứng lên, phủi cát ở quần và nói đầy căm thù:
- Nếu quả thật có sự đầu thai lại, thì mình cầu cho cái thằng chó đẻ mang búa kia ở kiếp sau sẽ đầu thai thành bò. Và nó sẽ chào đời ở gần Nimes.
Sau một tuần thì bọn chúng đã quen với đám súp-lơ. Chúng ở ngoài đồng súp-lơ hầu như cả ngày. Sau đó chúng quay về ngôi nhà nhỏ mà ngườí chủ nông trang đã ngăn ra thành nhiều phòng cho những người làm công. Và chúng lại cùng nhau. Chuẩn bị bữa tối và nói chuyện tiếp. Chúng giống như là một đôi vợ chồng làm cùng một chỗ. Không đề tài nào mà chúng không nói đến. Cả hai đều cảm thấy cứ mỗi ngày qua đi, tình bạn của chúng lại thắm thiết hơn. Cho dù có nhiều điểm bất đồng, nhưng chúng tôn trọng sự khác biệt của nhau và lắng nghe nhau.
Thời gian trôi mau. Chúng đi trên đồng suốt tám tiếng, nhiều khi lâu hơn và ôm những cây súp-lơ vào lòng. Những khi ấy chúng kể biết bao chuyện lạ, chúng hát và nhẩm tính số tiền kiếm được.
Chuyện này xảy ra đúng một tuần trước ngày dự định về Ba Lan.
Đó là một ngày thứ bảy nóng chưa từng thấy và hôm ấy cả gia đình ông cho nông trang đều ra đồng. Khi tất cả người lớn làm việc, thì cậu con trai bốn tuổi Francois, một cậu bé tóc vàng vui vẻ có khuôn mặt con gái và anh trai tám tuổi Theodore - cậu con cưng của ông bố - chơi trong bóng râm của một cái cây ven đường. Trông nom hai đứa trẻ là Golden retrtever Brownie, một con chó lông vàng. Nó không rời hai cậu bé một bước. Asia nhìn nó như bị bỏ bùa mê. Asia, người yêu tất cả động vật, từ nhện đến ngựa, cho rằng chó là người bạn duy nhất mà nó có thể mua cho mình. Còn Brownie thì là con chó mà nó có thể mua bằng "tất cả số tiền mà nó đang có và cả số tiền mà nó sẽ có".
Đã gần hết ngày làm việc. Họ để những thùng súp-lơ lên rơ-moóc của cái xe tải cũ chevrolet và chuẩn bị về nhà. Bé Theodore xin bố mẹ cho nó đi phía trước họ bằng cái xe đạp trẻ con.
Mặt đất khô nứt nẻ và bị phủ một lớp bụi nâu sáng. Khi xe chạy, bụi bốc lên quanh bánh xe và không thề nhìn thấy gì cách xa hơn một mét. Rồi con Brownie xuất hiện. Dáng vẻ rất lạ lùng. Nó sủa to dữ dội và cố cắn vào lốp trước của chiếc chevrolet. Nó đột ngột lao vào dưới bánh phải xe ôtô.
Chevrolet lăn qua nó rồi dừng lại.
Bụi rơi xuống. Cách ôtô chưa đầy hai mét về phía trước, Theodore nằm dưới một cái ổ gà sâu, bị chiếc xe đạp đè lên và đang khóc một cách tuyệt vọng: Chỉ cần hai giây nữa là chiếc Chevrolet sẽ đè lên nó.
Asia ngồi ở đằng trước giữa các thùng súp-lơ nên nhìn rõ tất cả. Nó nhảy xuống, bò vào gầm chiếc chevrolet và kéo Brownie ra.
Brownie đã chết.
Theodore đứng dậy và đạp xe tiếp như không hề có chuyện gì xảy ra. Asia quỳ bên Brownie, vuốt ve mõm nó. Run lên với ý nghĩ điều gì sẽ xảy ra nếu không phải là Brownie. Trong sự im lặng bao trùm, ai cũng phải nghĩ về điều đó. Cả bố của Theodore cũng thế. Chính ông đã lái chiếc chevrolet. Nếu không có con chó, thì ông đã đè nát chính đứa con của mình. Cô nhìn ông ta. Mặt tái nhợt như bức tường, những ngón tay run lẩy bẩy đang cố rút điếu thuốc từ trong bao ra. Vợ ông, ngồi ở ghế bên cạnh, lúc nào cũng để tay lên mặt và lẩm bẩm điều gì không rõ.
Rồi bố của Theodore xuống xe. Đi đến chỗ Brownie, nâng nó lên khỏi mặt đất, hôn lên gáy nó, bế nó sát vào người và đi qua cánh đồng về nhà. Không ai giữ ông lại.
Thậm chí lúc này, trong xe khách đi Paris sau ngần ấy năm, khi nhớ lại sự kiện ấy cô vẫn băn khoăn, không biết lúc đó Asia có cảm nhận một nỗi xấu hổ.
Xấu hổ phải làm người.
Cô đã có cảm nhận như vậy. Sự anh hùng của loài vật và sự tàn bạo của con người đã gặp nhau trên cánh đồng ở Nimes gần như là trực diện. Từ chỗ mà Brownie lao vào dưới bánh xe chevrolet , có thể nhìn thấy rất rõ những dãy nhà nuôi bò sữa.
Có lần cô nói với Jakub về đề tài này trên ICQ. Thoạt đầu, tất nhiên là mọi cái anh đều đưa về gien học như thường lệ. Bản đồ gien của chó khác bản đồ gien người ở mức độ rất nhỏ các nhà thống kê học có thể nói là rất cẩu thả. Đơn giản là có một nhóm động vật có vú hai chân được gọi là người trong quá trình tiến hóa đã may mắn gặp được nhiều đột biến đến hơn một chút. Ở Darwin cũng vậy, trên cái cây nổi tiếng của ông, thì nhánh cây mà loài chó ngồi trên đó thấp hơn rất nhiều so với cái nhánh mà con người đã hạ trại với sự ngạo mạn đến thế. Từ cái nhánh cao nhất của mình, họ nhìn xuống với sự khinh rẻ tất cả mọi thứ ở dưới kia. Họ quá đỗi-tự hào về bản thân. Bởi, chính họ chứ không phải là một loài cao cấp nào khác đã tiến hóa xa một cách kỳ lạ như vậy, rằng họ là loại duy nhất biết nói.
Khi đó ở Nimes - và giờ đây cũng vậy - cô chỉ dám chắc duy nhất một điều: nếu như hành tinh chọn một kịch bản tiến hóa khác, ví dụ như cho tất cả các loài cùng một số lượng đột biến gien và nếu như loài chó cũng biết nói, thì chúng sẽ không bao giờ thèm hạ mình đến mức đi chuyện trò với con người.
Trong câu chuyện về người và chó ấy, tất nhiên là cô đã kể cho Jakub nghe chuyện về Brownie. Cô đã cảm thấy thất vọng đến đau đớn khi anh không hề chia sẻ với cô cả sự ngạc nhiên, cả nỗi xúc động đã tích tụ trong cô từ bấy đến nay. Anh cho rằng cái điều mà Brownie đã làm, không phải vì tình yêu hay sự gắn bó với cậu bé Theodore, mà là vì "cảm giác về nhiệm vụ", thêm vào đó không hề có chút gì liên quan tới cảm giác về trách nhiệm có khả năng biết trước tương lai của con người. "Cảm giác về nhiệm vụ của Brownie" là có điều kiện, cũng giống như "cảm giác về nhiệm vụ có điều kiện của những nhân viên quá sợ hãi sếp, sẵn sàng làm tất cả chỉ cốt sao để không bị sa thải. Browrnie, do kết quả của huấn luyện, nó sợ bị phạt vì không trông coi Theodore, còn là một con chó không có kinh nghiệm phán đoán, nó không thể biết điều gì sẽ xảy ra khi chiếc xe tải đè qua nó. Do đó mà khi tất cả những cái khác không được như ý, đơn giản là nó lao vào gầm xe.
Cô nhớ là khi đọc cách giải thích rất logic được lôi ra từ cảm xúc ấy của anh, cô đã cảm thấy như thể sự kiện với con Brownie trong mắt cô được lấy từ những câu chuyện cổ tích. Cô nghĩ rằng cứ cho là anh có lý, thì anh vẫn không nên đưa ra những lý lẽ đó. Đúng là một nhà khoa học! Anh có thể biết gì về Brownie ngoài việc nó có bộ gien giống như tất cả những con chó khác? Cái ánh mắt của Brownie khi nhìn Theodore thì không một chương trình sắp xếp chuỗi gien nào có thể đưa ra được. Không bao giờ.
Mấy tuần sau, hoàn toàn tình cờ họ quay lại sự kiện ở Nimes. Jakub có khả năng dẫn dắt câu chuyện của họ trên ICQ đến nỗi đề tài Chúa rất hay xuất hiện trong những câu chuyện đó. Cô không tin vào Chúa; mối liên hệ của cô với Nhà thờ chấm dứt ngay sau lễ đặt tên mà bố mẹ cô bày ra chỉ cốt để được yên với hàng xóm.
Ở giai đoạn đầu của mối quen biết của họ, thì việc Jakub với cách tiếp cận thế giới hết sức khoa học và tuyệt đối lý trí, rất hay viện dẫn Chúa, đã phần nào khiến cô bị tổn thương. Trong trường hợp một người, giống như Jakub, nghi ngờ hầu như tất cả các tiên đề và những sự thật đã được biết đến rộng rãi, thì sự hấp dẫn về một cái gì đó được dựa vững chắc vào đức tin và vào bản ngã của mình trên chủ nghĩa lý tưởng phi lý, sẽ giống như một nghịch lý. Sau đó, chăm chú đọc những gì anh viết về tôn giáo, về thần học và về đức tin của mình, cô bắt đầu giảm thiểu cái nghịch lý kia. Và nó hoàn toàn biến mất vào một ngày nào đó, khi cô đọc bức email anh gửi:
Cho dù anh có biết đại loại điều gì đã xảy ra trong vòng vài chục giây sau sự Khởi Đầu Vĩ Đại và biết rằng cái vũ trụ chết này được khởi thủy từ plasma của các hạt quác và gluon như thế nào, thì anh vẫn cứ không thể tin vào ấn tượng rằng toàn bộ cải dự án này có thể được hình thành trong trí tuệ vô biên của một Nhà Xây Dựng nào đó. Anh cũng chưa bao giờ được nghe về bất kỳ một cuộc hội thảo nào mà tại đó người ta thuyết trình về sự tồn tại hoặc không tồn tại của Chúa. Những cuộc hội thảo như vậy thì ngay cả Stalin cũng không tổ chức, mà ông ta thì không ngần ngại gì mà không sửa đổi cả cái ngành di truyền học - chắc hẳn em đã nghe về nhà di truyền học dòng dõi triều thần của Stalin, một người hói - để các nhà mác-xít không thể di chúc vũ khí được thừa hưởng từ các bậc tiền bối quí tộc lại cho Chúa. Tuyệt đối không có bất cứ một lý do nào, ngoài những lý do về tâm lý, có thể khiến anh mất lòng tin vào Chúa chỉ vì có những hố đen và lý thuyết chuỗi quá thông minh. Tư tưởng của Đấng Tạo hóa càng lôi cuốn hơn khi bạn đi từ những hạt quác đến cuộc sống. Cái thực tế là trên cái mảng vật chất là Trái Đất này đã xuất hiện sự sống, đã chứng minh rằng những sự kiện tưởng như không thể xảy ra vẫn xảy ra. Còn khó xảy ra hơn nữa, từ góc nhìn của mô hình xác suất, sự tồn tại của con người, mà cho dù không tính đến trí tuệ thì chỉ riêng cơ thể đã là một hệ thống phức tạp đến mức sự tồn tại của Nhà Lập Trình Vĩ Đại đã tự nó xuất hiện. Một số người cho rằng Chúa đã khởi động chương trình và vai trò của Người chấm dứt ở đó. Chương trình tự chạy, không cần đến sự tham gia cũng như can thiệp của Chúa. Các nhà thần học nghĩ vậy. Đôi khi, nhìn những cái xấu ở xung quanh mình, anh nghĩ rằng họ có lý.
Nhân nói về cơ thể. Hôm nay hãy nói cho anh biết điều gì đó về cơ thể em đi. Em có thể bỏ qua lá lách và ruột thừa. Hãy tập trung vào ngực và sau đó chuyển qua miệng. Đừng nói gì với anh về bụng dưới của em. Anh chưa chuẩn bị cho điếu đó...
Jakub còn là thế nữa đấy! Anh có thể từ những hạt quác, gluon và tư tưởng của Nhà Lập Trình chuyển qua tình ái thông thường không một chút dao động. Đã vậy lại còn tự nhiên đến mức cô không thể nổi cáu một cách thuyết phục được.
Cô còn nhớ rằng khi đó thì đó không phải là "sự khiêu khích của một kẻ vô thần đang tranh đấu". Cô hỏi thuần túy vì tò mò. Có một hôm, cô đã nhớ lại cái cảnh giết bò tàn bạo ở Nimes. Chuyện này bao giờ cũng khiến cô phẫn nộ. Cô đã kể với anh rất chi tiết. Những kỷ niệm lại khiến cô giận sôi lên. Và cô bị rơi vào trạng thái thích châm biếm cay độc. Cô đã viết cho anh:
CÔ : Như thế là thế nào nhỉ, Nhà thờ cơ đốc giáo, bởi không chỉ thiên chúa giáo, lại chấp nhận việc giết hại động vật? Chẳng lẽ những đau đớn của chúng không có ý nghĩa gì đối với Chúa?
Chẳng phải chính Người đã tự mình tạo ra tất cả các loại vật đấy sao. Ngoài ra, loài vật không buộc phải chịu khổ vì tội tổ tông, bởi chúng đâu có phạm phải. Không phải cụ ky của chúng hái quả từ cây kiến thức để có được kiến thức và biết đến một chút sung sướng. Không có bất cứ một con ngựa đực và bất cứ một con ngựa cái nào cần phải lùa khỏi thiên đàng. Loài vật không liên quan tới, điều này thì em biết tốt hơn anh, bất cứ một trách nhiệm tập thể nào - đây là điều đẩy tôn giáo ra xa anh nhất, cái trách nhiệm tập thể vô nghĩa ấy - đối với hành vi của một người đàn bà tội lỗi, người đã dụ dỗ ông chồng yếu đuối ăn táo, để ông này ngay lập tức đi than phiền với Chúa. Loài vật không phải chuộc lỗi.
Đây là em nói thêm. Jakub, anh có thể dẫu chỉ một lần thôi khen cái sự nghiên cứu thần học của em. Em dám chắc rằng, mặc dù không thắp trứng trong Lễ Phục sinh, nhưng em vẫn biết về sự phục sinh của Chrystus nhiều hơn rất nhiều những cô cậu hát ở giáo đường trong nhà thờ nơi em ở Anh có khen không nào?
Mà cũng có thể là sự đau đớn của loài vật tuy nhiên vẫn có ý nghĩa? Có thể chỉ vì Chúa mải bận bịu với việc nghĩ ra những hình thức đau đớn cho những con người tội lỗi, nên đơn giản là Người không có thời gian để xóa bỏ sự đau đớn cho những con vật vô tội và để việc đó lại sau?
Anh đừng có viết cho em rằng đó là logic của thế giới. Đó không phải là sự thật, điều này thì ngay cả cô hàng xóm mới học hết tiểu học của em, một tín đồ thực thụ và ngoan đạo cũng biết, và chính vì vậy mà cô ấy đã ghi tên vào Hội Bảo vệ Động vật.
Em hỏi là vì mới đây em có xem trên vô tuyến một phóng sự về một lò mổ gia súc ở miền nam Ba Lan. Camera đã lấy cảnh rộng và rất chi tiết về những con bò bị treo ngược chân và bị cắt cổ, máu chảy xuống những cái xô. Rất dễ nhận ra một cây thánh giá được treo trên tường phía bên trên cửa vào phòng lạnh. Em đã hơi ngạc nhiên vì cây thánh giá ấy. Nhưng rồi em tự giải thích cho mình rằng đó hẳn phải là một lò mổ tôn giáo.
Theo như em biết về Nhà thờ, thì chắc chắn họ phải có cách giải thích khôn khéo nào đấy đối với những con vật kia. Jakub, nếu anh biết những lời giải thích ấy, thì giải thích cho em nhé. Em xin đấy.
ANH : Không, họ không có. Câu giải thích cực kỳ vụng về và chẳng thuyết phục được mấy người. Nếu em đã kịp bình tĩnh lại sau cuộc tấn công của lòng kiêu hãnh và chiến thắng ấy, rằng "em nghĩ đúng như vậy", và hứa với anh là sẽ cố gắng đọc mà không phải hạ cố, thì anh sẽ viết tất cả những gì anh biết về đề tài này.
CÔ : Em không có cảm nhận chiến thắng. Với em, những con vật quan trọng hơn nhiều so với lợi thế tức thời của chủ nghĩa vô thần vô tâm trước đạo cơ đốc giáo nhân từ. Do đó mà em không khó khăn gì khi phải hứa với anh như anh muốn. Vậy thì những người cơ đốc giáo giải thích như thế nào về việc Chúa cho phép được làm những con vật phải đau đớn?
ANH : Rất khác nhau và rắc rối, tùy thuộc vào mức độ của đức tín. Một số người cho rằng cảm nhận, tức là cả đau và đau khổ đều diễn ra trong tâm hồn. Bởi vì theo họ, loài vật không có tâm hỗn, nên không thể đau khổ. Đây là một lý thuyết rất khó tin, nên Nhà thờ thậm chí không muốn nhắc tới nó. Song một số các nhà gien học lại nghiêng về quan điểm này. Việc mổ những con chuột sống với mục đích khoa học, trong khuôn khổ của lý thuyết này đương nhiên là được thanh minh.
Có một cách giải thích khác logíc hơn hẳn. Đau đớn là đau đớn thông qua thực tại diễn ra của nó. Thậm chí nếu Brownie có cảm nhận, thì theo lý thuyết này, cũng không có ý thức. Mà chỉ nhờ có ý thức, mới có thể biết trước được trong một thời điểm nào đó khi đang đau đớn, rằng hình như chỉ một lát nữa thôi, sẽ phải đau đớn. Sự đau đớn diễn ra một cách vô thức sẽ khiến cho con vật ít đau đớn hơn rất nhiều. Nhà triết học người Anh có tên Lewis đã suy ngẫm vế điều này. Ông chưa bao giờ nói cho bất cứ ai biết ông đã có được những thông tin ấy bằng cách nào, nhất là từ tiểu sử của ông ấy có thể thấy rằng ông không cưỡi ngựa, thậm chí cũng không có cả chó.
Lewis cũng không biết đến tận cùng, tại sao loài vật nói chung phải đau đớn mặc dù chúng không hề phạm tội. Vậy là ông đổ mọi cái cho quỉ sứ, là cái đồ hình như đã kích động loài vật cắn xé lẫn nhau. Nói tóm lại, tất cả là tại quỉ sứ Chứ Chúa đâu có muốn điều đó.
Một người Anh khác tên là Geach quả thật đã biến Chúa thành một Nhà Xây dựng Vĩ đại vô lương tâm. Bởi ông ta cho rằng, Chúa, khi sắp đặt toàn bộ thế giới sẽ phải trải qua quá trình tiến hóa này, đã không nghĩ tới chuyện giảm thiểu sự đau đớn cho con người, cho loài vật lại càng không. Không một ai đánh giá Geach là nghiêm túc, bởi làm sao ở đây có thể đống nhất hình ảnh một ông bố vô cùng tốt bụng chia sẻ sự đau đớn với tất cả những gì mình tạo ra, với hình ảnh Chúa do Geach đưa ra như một người phụ trách tuyệt đối dự án mang tên "Tiến hóa". Cho nên tốt hơn nên dừng lại với quỉ sứ của Lewis.
CÔ : Hai người Anh cho là như vậy, lần đầu tiên em được nghe về họ. Còn anh, anh nghĩ thế nào về chuyện này?
ANH : Anh không yên tâm về chuyện này. Anh không giải thích được điều đó. Mỗi sự đau đớn không phải là một hình thức chuộc lỗi nào đó, không phải là hình phạt vì sự phạm tội nào đó, đều khiến người thiên chúa giáo phải hoang mang. Còn Brownie... Brownie là bằng chứng về sự đúng đắn của những lo lắng của anh. Anh xúc động đến ngạt thở khi đọc những gì em viết về Brownie.
Cô bỗng cảm thấy có ai đó chạm khẽ vào vai mình. Asia. Nó cười nói:
- Tỉnh lại đi. Cậu nói mơ đấy. Cái lão ngồi ghế sau thậm chí đã phải nghiêng người để nghe xem cậu nói gì.
Chắc là cô đã thiếp đi. Gần đây cô hay bị như thế. Cô có thể đi từ những suy nghĩ vào giấc ngủ mà không phân biệt được ranh giới.
- Mình đang ở đâu đây? - cô vua dụi mắt vừa hỏi.
- Qua Berlin rồi - Asia trả lời, và đưa cho cô một cốc cà phê nóng rót từ phích ra. Alicja chắc đang lên kế hoạch cho tương lai với anh chàng trẻ tuổi đeo tai nghe. Hai người người ngồi cùng nhau từ Warszawa. Nó đã kịp ngả đầu lên vai anh ta. Một gã đẹp trai. Lại nói về bọn đàn ông. Jakub là ai thế? Ít nhất cậu cũng hai lần gọi tên anh ta trong mơ.
ANH: Nghĩa trang Thành phố của Những người đã khuất St. Louis, bởi tên chính thức của nó là như vậy - mặc dù tất cả đều gọi đơn giản là Thành phố Chết - là một trong những ví dụ ảm đạm nhất về sự vô bổ kiểu Mỹ. Cho dù trong các cuốn hướng dẫn của New Orleans nó được giới thiệu như một trong những điểm độc đáo nhất của thành phố này, anh vẫn cho rằng nghĩa trang "đập nhịp đập của cuộc sống", như một nhà văn tầm tầm nào đó khi đến thăm đã viết về nó như vậy trong một cuốn sách hướng dẫn du lịch, chỉ có thể ở Mỹ một có.
Nghĩa trang trông giống như một thành phố thu nhỏ. Những ngôi mộ, đúng hơn là những lăng mộ được xây cao trên mặt đất khiến người ta không thể không liên tưởng đến nhưng ngôi nhà thu nhỏ. Một số có mặt tiền với cửa ra vào, một số có một mảnh vườn nhỏ có hàng rào bao quanh và cổng, một số có vòi phun nước, một số khác thậm chí có cả hòm thư treo ở cửa vào nhà- mộ hoặc cạnh cổng. Trước phần lớn các lăng mộ đều có các cột cao, trên đó là những lá cờ Mỹ tung bay. Mặc đầu không chỉ có cờ Mỹ. Anh nhìn thấy, bên cạnh nhiều lá cờ Mỹ hoặc Canada là cờ Ý, cờ Ireland và cả cờ Ba Lan.
Anh cũng ngạc nhiên quan sát thấy hầu như không có lăng mộ nào thắp nến hoặc đài lửa. Thay vào đó là là những đèn chiếu halogen, được bật tắt tùy theo thời gian trong ngày nhờ các tế bào quang điện và hướng ra mặt tiên của lăng mộ.
Những gì anh nhìn thấy khi đi qua các lăng mộ đều không được nguyên bản cho lắm. Những người Ai Cập đã có ý tưởng này từ mấy nghìn năm trước đây và họ đã xây nên những Kim tự tháp, còn mãi gần đây người Mỹ mới làm nên Disneyland từ ý tưởng này. Đi chầm chậm dọc theo các hàng cây trong nghĩa trang, anh phân vân, không biết chốc nữa mình có nhìn thấy một tòa nhà đặc trưng cho McDonal hoặc những cột bán coca-cola tự động không.
Qua nhà nguyện, anh đi chậm lại. Cách nhà nguyện chừng hơn chục mét, dưới bóng cây cam, giữa hai lăng mộ lớn có một tấm bia nhỏ bằng đá đen, một bình hoa nhỏ cũng bằng đá được gắn vào đấy.
Trong bình có hơn chục bông hồng trắng.
Trên tấm bia, phản chiếu trong ánh nắng mặt trời là dòng chữ mạ vàng:
Juan ("Jim") Alvares-Vargas
Ngoài họ của Jim, trên tấm bia đá không có thêm một thông tin nào khác.
Không có gì hết. Tuyệt đối không có gì. Sự khiêm nhường của nấm mộ này giữa sự tráng lệ phô trương không thể không gây sự chú ý. Mặc dù tấm bia mộ rất bé, nhưng quanh nó là một đám cỏ tươi xanh, to một cách không cân đối, tạo thành hình chữ thập. Anh bước đến mộ Jim, quỳ xuống và trước tiên là chạm tay lên những cánh hoa hồng trong bình hoa. Sau đó anh đưa tay xuống bia mộ nóng rẫy lên vì nắng. Kể từ ngày bố mẹ anh mất, anh rất hay ra nghĩa trang. Anh không biết phải giải thích như thế nào, nhưng anh có cảm tưởng rằng chạm vào mộ, là anh có mối liên hệ với họ. Khi nói chuyện, mà anh rất hay làm thế, với bố hoặc mẹ, bao giờ anh cũng quỳ và chạm tay vào bia mộ của họ. Ở đây anh cũng làm y như thế.
Jim. Cuối cùng thì anh cũng tìm được gã. Jim là một trong số không nhiều bạn thân của anh. Gã đã thay đổi anh, thay đổi thế giới của anh, dạy anh về tình bạn, cố dạy anh rằng quan trọng nhất là đừng giả vờ điều gì. Chưa bao giờ gã dạy anh điều này đến cùng. Cơ bản là vì anh tiếp nhận cuộc sống khác gã. Theo Jim, cuộc sống chỉ bao gồm những ngày chứa đựng trong mình những ấn tượng. Những ngày khác không được tính và chúng như thể thời gian bị mất đi trong phòng chờ của nha sĩ, mà ở đó ngay cả báo cũng không có, cho dù là báo từ hôm kia hôm kìa.
Gã đi tìm ấn tượng ấy ở mọi nơi và bằng mọi giá: ở đàn bà, những người mà gã có thể đầu tiên là tôn thờ, sùng bái, còn sau đó thì bỏ rơi không một chút đắn đo khi cảm xúc qua đi, trong những cuốn sách mà ngã có thể bỏ ra những đồng xu cuối cùng để mua, thậm chí cả khi biết rằng sau đấy gã không còn đủ tiền để mua thuốc lá, trong rượu mà gã vẫn mượn để xua đi nỗi sợ và trong ma túy, là thứ biết "moi tiềm thức của gã ra ngoài".
Tiềm thức là sở thích của gã. Gã biết về nó có lẽ còn nhiều hơn cả chính Freud. Mà hình như cũng như Freud, gã thử nghiệm với nó theo các kiểu. Có giai đoạn, gã dùng thuốc phiện để suy ngẫm. Có giai đoạn gã chủ tâm tự làm đau mình - trong cái đau vật lý, thật ngược đời, sóng xuất hiện trong điện não đồ giống như tại thời điểm đạt cực khoái – sát thương mình hoặc phủ những hình xăm lên khắp người. Gã đến với cái đau như là một loại ma tuý những khi không còn tiền cho bất cứ thứ gì, để hít, để uống hay để chích. Tuy nhiên gã "moi" tiềm thức của mình ra bên ngoài chủ yếu là nhờ vào các loại hợp chất hóa học. Khi đi xem các triển lãm trong các galery và muốn nhìn thấy nhiều hơn những người khác gã dùng những cái nấm bí ẩn và tạo ảo giác để "giải phóng trí năng của mình". Khi đọc các bài viết về "phân tích tâm lý và muốn nhất thiết phải tự mình phân tích mình" mà không cần đến một nhà tâm lý liệu pháp nào, gã dùng LSD. Khi "thâm nhập vào vũ trụ nội tâm, gã tự điều chỉnh và ngắt mình" bằng amphetamine. Khi không biết phải làm gì với những thất bại và buộc phải thoát khỏi trạng thái trầm cảm, để cảm thấy "vẫn cần buộc mình phải thở", gã dùng cocain. Gã hay có nhu-cầu về hợp chất này hơn cả.
Đến một lúc nào đó, mặc dầu luôn chống lại điều này, gã đã hoàn toàn bị lệ thuộc vào những "hợp chất" đó của mình. Chủ yếu là về tâm lý. Có một lần họ nói chuyện về vũ trụ học, Jim rất thích thú với tất cả những gì liên quan tới câu hỏi run rẩy, khởi đầu, đó là cái gì. Gã có thể tranh luận hàng giờ về các hố đen, về lý thuyết chuỗi, về sự co giãn của vũ trụ về sự nở ra của thời gian và về những cuốn sách của Hawking mà theo gã là một nhà văn đáng sùng bái. Chính thế. Là nhà văn. Như Faulkner, Camus và Miller, chứ không phải là nhà khoa học và vật lý như Einstein hay Planck. Hơn nữa - theo Jim - bên cạnh "sự thông minh và hiểu biết không thể đong đếm được" thì sự khập khiễng và méo mó của mình là chiến thắng to lớn nhất của Harvard trước Hollywood".
- Ông nghe này - gã nói - một số người không biết viết cho ra hồn hướng dẫn sử dụng máy hút bụi mà không dùng đến "bộ chuyển đổi quá áp thứ cấp", còn lão này biết mô tả vũ trụ hình thành như thế nào mà không cần đến một phương trình toán học nào. Đôi khi tôi phân vân, nếu Hawking không "ở môn hóa", liệu có viết những chuyện cười về vũ trụ sơ sinh? Còn nếu có, thì tôi rất muốn biết ở những cấu trúc nào.
Tự gã có thể nghĩ ra lý thuyết của mình rồi thay đổi chúng sau vài chai bia. Một lần, trong câu chuyện, họ đã tiến tới "điểm riêng biệt" trong không gian - thời gian, mà về nguyên tắc thì không chỉ theo Hawking, nó cho phép loại trừ sự cần thiết của điểm khởi đầu của vũ trụ - đơn giản là không nhất thiết phải có điểm khởi đầu để có điểm giữa, bởi cuối cùng rất khó để thiết lập bất cứ cái gì - hắn hăm hở giải thích cho anh một cách hình ảnh bản chất của điểm này mà không sa vào bất cứ sự rối rắm toán học nào. Rồi hắn bảo:
- Ông đừng có giải thích cho tôi chuyện này, tôi cảm thấy rất rõ ông muốn gì. Thỉnh thoảng tôi biết cách bắn vào "điểm riêng biệt" như vậy. Ông ở điểm nối giữa quá khứ và tương lai. Một chân ở quá khứ, một chân ở tương lai. Ông cùng lúc ở trong mấy không gian hoặc ở trong một không gian có nhiều hơn tám hoặc mười tám chiều. Ông không có cảm giác rằng giữa quá khứ và tương lai là một hiện tại nào đó. Hiện tại là thừa. Ông có thể đứng vững trên chân trái trong quá khứ cũng như trên chân phải trong tương lai. Đơn giản là ông ngó nghiêng khắp vũ trụ. Cái thước kẻ của ông trên bàn làm việc được chia ra thành năm ánh sáng chứ không phải thành centimét. Toàn bộ vũ trụ này, nhưng phải mãi ở cuối của "thời điểm xuất phát" và cũng không phải luôn luôn như vậy, tràn ngập âm nhạc của Morrison do dàn nhạc giao hưởng trình tấu và ông cảm thấy như mình nhìn thấy từng nếp nhăn trong não của Hawking. Tôi thường có những điểm riêng biệt như vậy chủ yếu là sau khi dùng cái gì đó thuộc loại dược thảo hay nấm. Không có bất cứ một thứ hóa học nặng nào.
Sau đó hắn nói thêm, và cười thật thà như chỉ có hắn mới có thể:
- Tôi chỉ không biết là Chúa cũng đi hái nấm, khi lang thang bên vũ trụ.
Jim dùng ma túy để hối thúc ý thức và tiềm thức của mình và hắn làm vậy để luôn luôn "cảm thấy". Khi không thành công, hắn bị rơi vào thời kỳ của mình. Tránh xa người thân và khi không chịu đựng nổi sự cô đơn, hắn rơi vào cái hố đen trầm cảm ấy. Hắn có thể nằm ngày này sang ngày khác trên giương, không mở mắt, không nói gì và chỉ phản ứng với cái đau.
Cho dù vậy thì hắn vẫn thích hoàn toàn vắng mặt hơn là đủ hiện hữu trong một phần và những gì còn lại đều là diễn. Do đó mà hắn mới lập dị đến vậy đối với những người biết hắn. Nếu ở gần họ, hắn là chính mình đối với họ. Hoặc là hoàn toàn không có hắn. Nhưng chỉ đối với một số người nhất định. Những người còn lại hắn không để ý. Một số ở đây là những người "tốt". Mà "tốt" nghĩa là thỉnh thoảng dám mạo hiểm dừng lại trong cuộc chạy đua của loài chuột và nhìn quanh.
Hôm sau ngày anh chuyến đến chỗ Robin ngay khi từ New Orleans đến, buổi tối có người gõ cửa. Jim. Hắn hỏi giọng nôn nóng:
- Anh nghe này, tôi tên là Jim ở phòng bên cạnh, bây giờ tôi rất cần đúng một đôla sáu mươi nhăm để mua bia trong Seven-Eleven. Anh có thể cho tôi vay trong hai ngày được không?
Phải sau hai ngày nữa thì học bổng mới đến được tài khoản của anh, trong túi anh chỉ có khoảng hai đôla tiền bán vỏ lon coca và bia mà anh nhặt trong thùng rác trong bếp của Robin. Anh định lấy số tiền đó để sáng mai mua bánh mì cho bữa sáng và đi xe buýt đến trường tổng hợp. Anh nhớ là mình đã không hề đắn đo. Anh móc ví, đổ tất cả ra và đưa cho hắn. Mười lăm phút sau, Jim lại gỏ cửa và hỏi liệu anh có thể uống bia với hắn được không.
Mối quen biết của họ đã bắt đầu như vậy. Chỉ sau một thời gian ngắn, thì không thể chỉ là người quen của Jim được. Bởi rất khó để chỉ là người quen của một người, mà ta biết chắc rằng người đó sẽ sẵn sàng cho đi một quả thận của chính mình nếu như điều đó là cần thiết.
Tình bạn của họ không chỉ có một bắt đầu. Nó bắt đầu nhiều lần và không bao giờ kết thúc. Và mỗi lần mỗi khác. Tuy nhiên kể từ khi họ cứu sống Ania, thì đơn giản là Jim đã trở thành một đoạn trong tiểu sử của anh. Giống như ngày tháng năm sinh, trường học đầu tiên và tên bố mẹ.
- Xin lỗi anh, anh có thể cho tôi biết được không, cái anh Alvarez-Vargas này có cái gì mà tất cả đều hành hương đến mộ của anh ấy thế? - anh chợt nghe thấy một giọng nói từ phía sau.
Anh đứng phắt dậy, hơi xấu hổ vì bị người ta bắt gặp mình đang quỳ. Anh quay người lại và nhìn thấy một người đàn ông đứng tuổi ngồi sau tay lái một chiếc xe chạy điện giống như những cái xe chạy bằng ác-qui dùng cho các sân golf. Ông ta đội một chiếc mũ cao bồi bằng da, điện thoại di động đeo ở thắt lưng quần và máy nhắn tin nằm trong túi ngực của chiếc sơ-mi màu nâu. Da rám nắng và đeo kính râm. Trên tấm biển trước của xe nhìn rõ dòng chữ màu viết tên của nghĩa trang. Anh để ý thấy ngoài số điện thoại và số fax, còn có cả địa chỉ trang web của nghĩa trang.
Bây giờ thì cả các nghĩa trang cũng online - anh nghĩ, có phần ngạc nhiên.
Người đàn ông hẳn phải là nhân viên của nghĩa trang.
- Đương nhiên là tôi có thể kể cho bác, nhưng bác phải xin nghỉ mấy ngày thì mới nghe hết được toàn bộ câu chuyện anh trả lời bằng một giọng mất bình tĩnh. - Tại sao bác lại quan tâm đến chuyện này?
- Có nhiều lý do khác nhau. Xin lỗi, tôi chưa tự giới thiệu với anh. Tôi là người quản lý nghĩa trang này - ông ta nói và giới thiệu họ tên. - Với ngôi mộ này, mặc dù nó là bé nhất ở đây nhưng chúng tôi toàn gặp rắc rối. Từ dạo đầu. Trướctiên là đám tang phải hoãn ba lần vì FBI không muốn trả xác. Sau đấy thì hầu như không có ai đi đưa tang mặc dù tôi đã đặt mấy chiếc Limousine theo tiêu chuẩn. Và đã phải chịu một khoản chi phí đáng sợ vì chẳng có ai muốn trả tiền cho mấy cái xe ấy: Chỉ có hai bà nào đấy đến. Một bà nhìn như thể vừa mới đội một trong những ngôi mộ của tôi ở đây lên, chỉ có điều trang điểm nhẹ hơn là nhân viên của tôi vẫn trang điểm bình thường cho các tử thi. Hút liên lực. Thậm chí cả khi bà ta quỳ xuống để khấn. Bà kia thì nài nỉ để được đi theo quan tài cùng với con chó của mình. Đó là một con chó xù nhỏ và có cài nơ trên đầu. ông ơi, con người hỏng thật mất rồi.
Ông ta hít vào nặng nhọc rồi kể:
-Đám tang do một văn phòng luật nào đó đứng ra tổ chức. Tôi chưa bao giờ biết cặn kẽ ai đã chi trả cho tang lễ. Họ mua một mảnh đất như bình thường người ta mua cho một công trình nghiêm chỉnh với đủ vòi phun nước và nhiều extras. Tôi đã mừng vì tưởng là mình sẽ kiếm được dăm ba xu, ai ngờ ở đây họ chỉ yêu cầu đặt mỗi tấm bia đá cỡ cái danh thiếp và trồng cỏ xung quanh. Ông có tưởng tượng được không? Thưa ông, đây là một sự phung phí tài sản chung. Nếu ai cũng làm thế, mua đến cả A đất rồi trong cỏ thay vì đầu tư vào các công trình xây dựng, thì cái nghĩa trang này đến phải đóng cửa, bồi ở đây sẽ buồn như trong đám tang và những linh hồn sống chẳng có ai qua đây. Cái nghĩa trang này, thưa ông, là điều tốt nhất sau jazz có thể xảy ra cho cái thành phố này.
Ông ta bỏ kính râm và lấy điện thoại cầm tay ra.
- Tôi chưa đọc hết phần chữ viết nhỏ trong hợp đồng này. Thưa ông, đấy là lỗi của tôi. Đá lấy từ Ý hay từ Mexico thì có gì khác nhau? Tôi đặt đá Mexico, vì gần hơn. Sau hai tuần họ phái đến đây một tay chuyên gia nào đấy, thế là tôi phải thay tấm bia. Cả cái bình hoa nữa. Tốn kém khiếp quá. Nhưng đấy mới chỉ là bắt đầu. Lúc mới chôn cất, ông ta tên là McMamus. Ba tháng sau họ bắt tôi đổi tên thành Alvarez-Vargas, Thưa ông, ông đã nghe thấy đổi tên họ cho người chết sau đám tang bao giờ chưa??? Tôi không muốn đổi, nhưng hóa ra là họ đã viết điều này trong hợp đồng. Vẫn còn dấu vết của cái tên trước. Mài cũng chẳng ăn thua gì. Thế là tôi lại phải nhập đá từ Ý về. May mà cái bình hoa còn để lại được. Cái bình này, thưa ông, đắt không kém gì tấm bia này.
Ông ta im lặng một lúc.
- Tôi hút được chứ? - ông ta vừa lôi hộp thuốc bằng kim loại ra vừa hỏi. Ông ta quay lại xe và dùng một con dao xén giấy đặc biệt để cắt đầu dầy của điếu xì-gà. - Tôi hỏi, thưa ông, vì một số người không thích hút thuốc cạnh mộ của họ. Thậm chí xì-gà cũng làm phiền họ. Cứ như là làm thế cho những người chết này ấy. Hơn nữa, thưa ông, tôi không hút xì gà dưới 10 đôla một điếu. Thưa ông, đấy chưa phải đã hết đâu Sau đó còn có cả một bài về ngôi mộ này trong tờ The Times- Picayune nữa. Gia đình của khách hàng này, người nằm cạnh - đây, phía bên trái này - đã không để ý, hoặc là đã hoàn toàn bỏ qua vấn đề và đã đổ một cái nền bê tông phía dưới đèn pha, sâu vào bãi cỏ cạnh mộ của Alvarez ba mươi phân. Ba mươi phân! Thưa ông, ở đây thì làm được cái gì. Văn phòng luật đã đệ đơn lên tòa án ba ngày sau khi người bảo vệ của họ, là người cứ ba tuần một lần lại mang máy ảnh đến đây, báo cho biết về chuyện này. Họ bắt phạt đủ mọi thứ có thể. Kể cả việc luôn phiền gia đình khách hàng của họ. Khách hàng ở đây là Alvarez, người nằm đây. Thưa ông, anh ta làm gì có gia đình nào! Đã có lần họ nói tới một người chị nào đấy, những chưa ai nhìn thấy bà ta ở đây. Họ vừa mới thắng được vụ kiện đó, thì ngay sáng ngày hôm sau ở đây đã có một cái máy đào nhỏ. Của riêng họ. Họ không tin tôi. Họ tự bẩy cái tấm bê tông ấy lên và trồng cỏ vào đó. Những người thua kiện phải trả mọi chi phí. Như vậy là tốt cho họ, nếu thật thà mà nói. Tối đã nhìn thấy nhiều trong cái thành phố nhỏ này, nhưng đúng là họ biến cái ngôi mộ này thành một khu vui chơi.
Anh nghe rất chăm chú rồi hỏi:
- Ai yêu cầu bác mua những bông hồng này cắm vào bình?
- Văn phòng. Tôi vẫn liên hệ với họ. Ngày nào cũng phải có mười một bông hồng trắng. Ông có hình dung ra ai đó đã phải mất một khoản lớn cho những bông hoa này? Từ hơn chục năm nay, bao giờ cũng có hoa tươi trên công trình này. Đầu tiên tự tôi đến đây hàng ngày. Rẻ hơn là để cho quầy hoa họ làm. Nhưng sau đó bà vợ tôi bắt đầu làm khó cho tôi vì thứ bẩy, chủ nhật, thậm chí cả vào ngày Lễ Tạ ơn tôi cũng phải đi mua và cắm những bông hồng theo lời nguyền ấy. Ngay từ đầu bà vợ tôi đã bảo là chắc có một phụ nữ nào đứng đằng sau chuyện này. Kể từ khi tôi kể cho bà ấy nghe về những bông hồng này và về ngôi mộ này, thì bà ấy bao giờ cũng đến đây. Trước đây thỉnh thoảng vào ngày lễ, khi bà ấy đưa xe đến đón tôi ở nghĩa trang, thì cũng chỉ đến nhà nguyện, còn bây giờ thì lần nào cũng đến tận ngôi mộ này để xem. Thưa ông, tôi hết sức ngạc nhiên vì tất cả những chuyện này - ông ta hạ giọng và nhìn quanh như thể để chắc chắn là không có ai nghe thấy - vì đây là, thưa ông, một người nghiện. Một người nghiện bình thường. Tôi biết được từ thằng cháu. Nó làm ở phòng tự sát của FBI. Khi người ta tìm thấy anh ta trong dịp Mardi Gras – ông biết không, là cái tuần điên rồ ở chỗ chúng tôi trước ngày thứ ba béo, khi cả thế giới đổ về New Orleans - một cái sọt rác, thì cả người anh ta bị đâm thủng lỗ chỗ bằng dao găm như thể một miếng phó mát Thuỵ Sĩ và bị mất bàn tay phải, nhưng chưa hết đâu, anh ta còn bị ai đó, chắc là vô tình, dùng con dao găm ấy mổ bụng anh ta lấy ra những bao cao su chứa đầy cocain. Chắc anh ta đã nuốt chúng trước khi chết. Phải có đến cả ký lô trong dạ dày của anh ta. Anh ta… chết trong một cơn phê khủng khiếp. Thằng cháu tôi bảo là trong thời gian điều tra, họ phải nghe một phụ nữ nào đó. Hình như là một công tố viên quan trọng nào đó ở Luiziana. Nó khẳng định là chính bà ta yêu cầu văn phòng luật về tất cả những chuyện này. Chỉ một lần, một lần duy nhất tôi nhìn thấy một phụ nữ ở đây. Tôi quan sát bà ta rất kỹ, vì bà ta ứng xử rất lạ. Bà ta đứng ngoài đường và không đi đến chỗ ngôi mộ. Nhìn tấm bia mộ của Alvarez. Bà ta đứng cả tiếng và nhìn ngôi mộ. Nhưng chỉ có một lần duy nhất ấy. Khoảng chừng một năm sau khi tôi thay họ tên cho anh ta. Còn ông, xin lỗi, ông là như thế nào với anh ta, nếu như có thể hỏi?
Lúc ấy ông ta nghiêng người, quỳ xuống, chạm tay lên môi mình rồi thả bàn tay xuống mộ Jim. Anh đứng, nhìn vào mắt người thợ đào huyệt và trả lời:
- Tôi à? Chẳng là ai đặc biệt. Chúng tôi cùng hít với nhau. Vậy thôi.
Anh quay người và đi ra cổng nghĩa trang.
CÔ : Đúng giữa trưa thì ôtô dừng lại trước cánh cửa kính lùa của khách sạn Relais Bosquet, chắn toàn bộ con đường hẹp một chiều Champ de Mars. Mặc những tiếng còi tức tối của cánh lái xe đang bị ách lại sau xe khách càng lúc càng đông, anh tài xế vẫn tắt máy, mở khoang đựng hành lý, yêu cầu mọi người chuyển thật nhanh hành lý sang sảnh, còn anh ta thì nhanh chóng lẩn vào khách sạn.
Kéo cái vali nặng của mình, cô đã kịp toát mồ hôi. Ngày hôm ấy Paris nóng 36 oC và không khí đứng im phăng phắc. Cậu thanh niên tập sự ở văn phòng du lịch đã có lý, cái khách sạn này quả thật nằm ở tâm điểm của Paris - cô nghĩ khi đi vào khu vực sảnh có máy lạnh. Cô biết điều này vì anh tài phải vòng vèo mấy lần quanh khu vực này mới tìm thấy khách sạn. Quảng trường sao Hỏa với tháp Eiffel có thể nhìn thấy bằng mắt thường, đến ga tàu điện ngầm Ecole Militaire mất chưa đầy năm phút đi bộ.
Lúc ấy cô thậm chí không có ý định đến gần lễ tân. Cứ để cho cái đám đông kia tản về các phòng trước đã.
Cô tìm được một cái sôpha da đối diện với cửa ra vào. Cô ngồi thoải mái, chân gác lên cái vali mà cô để ở trước sô pha. Alicja ngồi bên cạnh. Asia đứng xếp hàng chỗ lễ tân cùng với mọi người.
- Cậu nghe này. Anh ấy thật tuyệt vời. Anh ấy đến đây để học. Không có vợ, kể cả người yêu cũng không. Dọc đường anh ấy đọc thơ bằng tiếng Pháp cho mình nghe. Ngoài ra anh ấy còn rất ân cần. Cậu nhìn kìa, anh ấy xếp hàng cho mình đấy. Mình hoàn toàn không đám chắc là mình có ngủ lại ở khách sạn này không. Anh ấy mời mình đi ăn tối. Hứa là sẽ đọc cho mình nhiều thơ nữa. Vậy tối nay các cậu đừng có tính đến minh nhé.
Cái câu cuối cùng ấy Alicja nói với đôi chút tự hào. Từ lúc ấy hiển nhiên là Alicja lại béo ra. Và hoàn toàn không phải vì bữa tối ấy.
Độ hơn chục phút sau, khi ở quầy lễ tân không còn ai, cô mới cầm cái túi đựng giấy tờ của mình, đứng dậy khỏi cái sôpha dễ chịu và đi về phía người trực lễ tân trẻ.
- Tôi có đăng ký một phòng đơn phía trên vườn - cô bắt đầu nói bằng tiếng Anh.
Người trực lễ tân ngẩng đầu khỏi cuốn sổ khai báo.
- Vâng, tôi có biết. Chính tôi đã dành phòng này cho chị theo yêu cầu của một ai đó ở Warszawa - anh ta cười và nói bằng tiếng Ba Lan, không có một tí trọng âm nào.
Ngạc nhiên, cô nhìn anh ta kỹ hơn. Anh ta có cặp mắt nâu, to, tóc sẫm được túm lại bằng dây chun. Ở phía sau. Anh ta còn có bàn tay đẹp khác thường, dài, mà mảnh mai và được chăm chút cẩn thận. Cô hay chú ý đến bàn tay đàn ông. Ở đàn ông, cái đầu tiên cô chú ý là bàn tay, sau đó đến giầy của họ, còn sau đấy mới là toàn bộ những cái còn lại. Cô để ý đến bàn tay ấy khi anh ta ghi lại các thông tin từ hộ chiếu của cô.
Viết xong, anh ta quay người lại cái tủ treo chìa khóa phía sau lưng và lấy từ hốc với số phòng của cô chìa khóa và chiếc bì thư màu ôliu-lá cây. Anh ta đưa cho cô và nói:
- Đã có email gửi cho chị.
Cô đỏ mặt, cố giấu niềm vui và sự hưng phấn.
- Nếu chị có gì muốn gửi qua Internet, thì cứ để nội dung ở lễ tân. Bạn gái tôi hoặc là tôi sẽ sẵn sàng gửi cho chị. Đây là dịch vụ miễn phí. Địa chỉ e-mail của chúng tôi chị sẽ tìm thấy trong tờ rơi hướng dẫn ở trên phòng.
Và cứ như là đoán được ý nghĩ của cô, anh ta đứng dậy, đi ra chỗ sơ đồ Paris treo trên tường cạnh bảng thông báo, đeo kính, quay vào tấm bản đồ nói:
- Nếu chị quan tâm, thì gần đây có hai quán cà phê Internet. Một quán mở cửa suốt ngày đêm, cách khách sạn chừng một trăm mét, cạnh hiệu thuốc, ngay cạnh lối rẽ vào phố của chúng ta. Quán này đắt lắm. Chị phải tính đến việc trả khoảng bảy đôla một giờ vào ban ngày và năm vào ban đêm. Quán thứ hai ở bên trong ga tàu điện ngầm Ecole Militaire, chỉ rẻ bằng một nửa nhưng chỉ mở cửa vào ban ngày và ở đấy chỉ có mấy cái máy tính, lại toàn là loại macintosh của hãng Apple.
Nghe anh ta nói, cô phân vân, không biết từ đâu mà anh ta biết được cô đang định hỏi chính về việc này. Cô cất vội cái phong bì màu ôliu vào ví xách tay, cám ơn và đi ra phía thang máy. Khi cửa thang máy chỉ vừa đóng lại và chắc là người trực lễ tân không thể nhìn thấy mình nữa, cô lôi ngay cái phong bì ra và hối hả xé. E-mail của anh, tất nhiên rồi!
New Orleans, ngày 14 tháng bảy.
Ngày hôm nay anh không thể nhớ lại một cách chính xác quãng thời gian khi chưa có em. Em có một tác động huyền bí đối với anh, vậy thì em hãy tác động đến anh một cách tốt nhất mà em có thể. Kể từ lúc bỗng nhiên - thông qua Paris - điều này trở thành có thể, anh khát khao được gặp em một cách tuyệt vọng. Lúc này anh không thể chống chọi được với tâm trạng này. Với sự chờ đợi này. Và với sự căng thẳng này. Nhất là với những cơn cảm xúc này. Liệu có thể có những cơn cảm xúc không nhỉ? Hẳn anh đã đem lại cho trạng thái này vẻ đẹp khi gọi nó theo cách như vậy. Anh cần phải thi sĩ hơn. Nhưng nếu vậy anh sẽ không thật là mình nữa. Đó thực sự là những cơn cảm xúc giống như những cơn hen hay cơn rung tâm nhĩ. Những khi bị lên cơn anh thường nghe nhạc, uống hoặc đọc e-mail của em. Và đã dẫn đến là anh làm tất cả cùng lúc: nghe Van Morrison mà em rất thích, uống bia Mexico Desperado với chanh và thêm một chút tequili và đọc một "mega" e-mail của em. Anh nối tất cả những bức thư của 6 tháng gần nhất lại và đọc như một bức thư khổng lồ.
Em có biết là trong vòng 180 ngày ấy em đã viết cho anh trên 200 lần?!
Có nghĩa là bình quân mỗi ngày hơn một e-mail. Trong đó em đã sử dụng đúng 116 lần từ "hôn" - mặc dù thậm chí anh còn chưa biết miệng em thực sự trông như thế nào. Anh rất mừng vì không phải thêm một lần nữa bắt em phải tả lại nó. Chẳng mấy nữa anh sẽ được nhìn thấy.
Em đã 32 lần dùng từ "chạm" và 81 lần từ "khao khát", nhưng chỉ có 8 lần "em sợ". Anh đã đùng chương trình Word để thống kê nên việc nhầm lẫn hoàn toàn bị loại trừ. Anh đếm đúng những từ mà gần đây anh hay nghĩ tới nhất. Và rút ra kết luận là em khao khát nhiều hơn sợ hãi 10 lần. Mặc dù đó chỉ là thống kê, nhưng anh cảm thấy yên tâm. Thống kê không lừa dối. Chỉ có những người làm thống kê mới lừa dối.
LIỆU EM CÓ BIẾT ĐIỀU GÌ SẼ ĐỀN VỚI CHÚNG MÌNH KHÔNG???
Hẳn vì cái vụ Paris này mà anh có những ý nghĩ như vậy và đã đưa ra câu hỏi bi đát đến thế. Anh có nhu cầu bức thiết phải định nghĩa được mối quan hệ này. Gọi tên nó, cho nó một số khung và giới hạn. Đột nhiên anh muốn biết, từ đâu mà nỗi buồn của anh có ý nghĩa và niềm vui của anh có lý do. Anh cũng muốn biết, trong hy vọng của mình, anh được phép đi đến đâu. Trong trí tưởng tượng thì đằng nào anh cũng đã ở tất cả những chỗ đó, thậm chí cả những điểm riêng tư nhất.
Tuy nhiên, giờ đây anh sẽ khống đến thăm bất cứ một địa điểm nào trong thực tại nữa. Anh đi ngủ đây. Rất mừng vì chỉ vài giấc ngủ nữa thôi, em sẽ lại ở gần.
Thậm chí cả trong thực tại em cũng đã gần hơn rồi. Xin chào Paris! Anh muốn bay đến chỗ em quá.
Hãy chú ý giữ mình nhé. Đặc biệt là lúc này.
Jakub.
Chúa ơi, anh ấy viết gì thế, bởi chính cái sự thống kê ấy đã lừa dối! - cô nghĩ. - Sao mình sợ thế không biết. Nhưng cơ bản là vì mình quá khát khao anh.
Đúng lúc ấy cửa thang máy mở. Cô vẫn cứ đứng đấy với cái phong bì màu ôliu trong tay và xiết nó vào ngực. Người trực lễ tân bước vào thang máy, cười với cô khi nhìn thấy cảnh có một khách cửa khách sạn cũng vào thang máy và hỏi cô lên tầng mấy, cô đã không biết chắc tầng mà mình phải lên, cô đã phải xem chìa khóa để chắc chắn. Cô cảm thấy sự ấm áp là lạ nơi bụng dưới.
Cô ra khỏi thang máy đối diện với phòng 1214. Đưa tấm thẻ từ của chìa khóa vào khe cửa ổ khóa và mở cửa. Lấy chân đẩy chiếc vali qua bậu cửa. Ngoài luồng ánh sáng hẹp lọt qua khe hở của tấm rèm che cửa sổ rơi xuống chiếc giường lớn chiếm phần trung tâm của căn phòng, còn thì trong phòng tối om. Cô đến bên cửa sổ, kéo tấm rèm nhung nặng ra. Cái ấm không tản đi. Nó mạnh hơn lên. Cô mở cửa sổ.
Căn phòng, như họ đã hứa với cô ngay ở Warszawa, đúng là ở trên một khu vườn. Khu vườn được ngăn cách với sân đá của khách sạn bới một hàng rào cây cao đến trên hai mét, giống như một đốm xanh mà một họa sĩ lơ đênh nào đó đã vô ý tạo nên bằng cây cọ của mình trên nền cát. Cô nhìn khu vườn, liếm môi. Phía bên trái, được ngăn cách với phần bên phải bằng một hàng cây nhô ra một cách cầu kỳ, là những mảng dâu tây, những vạt hoa hồng dọc chân tường và những bồn tròn. Phần lớn là màu hồng. Cô rất thích hoa hồng có màu hồng. Giữa bồn hoa và hàng cây là những đám đỗ, khoai tây và một dàn cà chua rạp xuống đất dưới sức nặng của quả. Những đám đỗ giữa trung tâm Paris! Phía bên phải là bãi cỏ. Khu vườn nhắc cô nhớ về cái vườn của bà cô ở Bug. Chỉ khác là khu vườn này ở trung tâm Paris, chỉ cách tháp Eiffeil có mấy trăm mét.
Cô nhấc tung chân lên để cởi giầy. Nhẹ hẳn người. Cô mở phéc-mơ tuya váy, cởi cúc và để nó từ từ rơi xuống sàn nhà. Cô rời một bước khỏi cửa sổ và thả người xuống chiếc giường phủ tấm ga hoa nặng. Căn phòng thơm mùi violet và mát lạnh nhờ có điều hòa không khí đang chạy rì rì khe khẽ. Cô nằm trên giường, nhắm mắt, trong luồng ánh sáng từ cửa sổ trông nó như một sân khấu nhỏ giữa phòng. Bàn tay cô áp bức thư của anh vào ngực. Cô để nó sang bên một lúc. Cô ngồi dậy, cởi chiếc áo len chui đầu mà cô mặc đi đường ra. Rồi chậm rãi cởi cái cài nịt vú, dùng hai tay đẩy nó xuống dưới bụng. Sau đó cô chuyển nó sang tay trái, tay phải luồn vào quần lót và hơi nhấc chân lên, kéo nó xuống dưới đùi. Cô nhấc chân lên cao và kéo quần lót ra, sau đấy cô để nó cùng với nịt vú lên trên bức thư màu ôliu... Một lát sau cô đã thở rất mạnh và gấp gáp.
--------------------------------Hôm qua, lúc từ sân bay về đây, bước ra khỏi taxi và sau ngần ấy năm lại được đứng cùng với cái vali của mình trước cánh cửa lùa màu trắng có tay cầm bằng đồng sáng loáng quen thuộc, anh thấy tim mình đập rộn lên. Khách sạn này, theo một nghĩa nào đấy, là biểu tượng của tất cả những gì đã làm thay đổi cuộc đời anh, thay đổi bản thân anh nhiều đến thế.
Chính tại nơi đây hơn một chục năm về trước, cái hồi làm tiến sĩ, vào ban đêm, anh thường bứt khỏi những cái máy tính, những cuốn sách, những tạp chí khoa học và những ý nghĩ, những ý tưởng, những kế hoạch luôn quay cuồng trong đầu mình. Cùng với những nhà khoa học khác trong nhóm, cũng trẻ, cũng cực kỳ gàn dở như anh, đang đêm gọi taxi đi đến khách sạn này, để uống bia hoặc rượu vang và nghe loại nhạc blues mê hồn của người da đen bên những cái bàn đá trắng ngoài sân trời, tranh luận đầy hưng phấn về tất cả những gì dính dáng đến việc sắp xếp chuỗi gien hoặc tưởng tượng ra những gì họ sẽ làm nếu chuyển được những gien này thành những protein tương ứng, và đến lượt chúng, những protein này thành cảm xúc, hành vi ứng xử hoặc ý nghĩ của con người. Họ gọi những lúc này một cách đầy tưởng tượng, phù hợp với địa điểm và tình huống, là "ADN breaks", mà một số thì giải thích như là "giờ giải lao ban đêm để uống rượu ở Dauphine", còn số khác thì là "đứt gãy ADN".
Khi ấy họ là một nhóm những thanh niên ồn ào và tin tưởng vào sự không thể nhầm lẫn của mình, vào sự khác thường và đặc biệt của cái họ đang làm, và tuyệt đối chắc chắn rằng chính họ sẽ đánh dấu những đường chân trời trong khoa học. Nhưng cái mà anh nhớ nhất trong những ngày ở New Orleans ấy là lòng hăng say đến mức tham lam. Nếu như thời gian có thể trở lại và anh lại được ở đây, thì với những gì giờ đây anh biết, anh sẽ giành nhiều thời gian nhất để học thuộc lòng như học một bài thơ, chính là lòng hăng say ấy. Khi ấy họ như những chú sư tử non. Họ tin rằng thế giới sẽ là của họ, và khi ấy sao họ ở gần các vì sao trên khoảng trời đêm trên sân thượng của khách sạn Dauphine New Orleans đến thế. Cho nên hôm qua, khi lại đứng trước khách sạn này, cho dù mới là buổi sáng và mặt trời còn đang rực rỡ, anh vẫn chói cảm thấy mình ở gần với các vì sao hơn. Có sao đâu, nếu giờ đây chúng không còn sáng lấp lánh giống như những ngày xưa nữa.
Chẳng phải những vì sao cũng cháy đấy thôi.
Anh dừng lại một lát trước khi bước qua cánh cửa quá quen thuộc đối với anh để vào quầy lễ tân. Anh nghĩ nếu phải kể cho cô anh cảm thấy gì khi vào đây - mà anh thừa biết là cô sẽ hỏi - thì anh sẽ nói rằng anh cảm thấy buồn và tự hào xen. lẫn. Tự hào vì khi anh đến thành phố này, nơi anh bắt đầu còn là một nghiên cứu sinh Ba Lan vô danh tiểu tốt, có cái họ mà ít ai đọc nổi, được mời như một gương mặt không cần bàn cãi đến một hội nghị quốc tế quan trọng nhất trong lĩnh vực này, để đọc một bản tham luận mà tất cả những nhân vật quan trọng khác trong lĩnh vực của anh đều muốn nghe. Còn buồn vì anh bỗng hiểu ràng với tất cả những gì anh đã đạt được, tất cả sự thừa nhận và ngưỡng mộ, thì anh vẫn sẽ không bao giờ còn được hưng phấn, tự hào về bản thân mình và toại nguyện như hồi đó, mười mấy năm trước đây khi đang nghiên cứu về sự sắp xếp chuỗi gien của một loại vi khuẩn gây nên bệnh sất Rickettsia, anh đã tin rằng mình đang nhìn vào những con bài của chính Tạo hóa.
Dauphin New Orleans, với sự giản dị và ấm cúng của mình, ở giữa trung tâm phố cổ của New Orleans, có một không khí mà cái khách sạn Hilton cao ngất, là khách sạn mà các nhà tổ chức hội nghị muốn đưa anh tới, chưa bao giờ và sẽ không bao giờ có được. Hôm qua, khi đến đây, nhận chìa khóa phòng từ người phụ nữ ở quay lễ tân tươi cười và đẹp không thể tả được, anh phân vân, không biết trong khách sạn này, các phòng trông như thế nào. Bởi anh chưa bao giờ nghỉ lại ở đây. Nhiều nhất cũng chỉ là những đêm trên sàn thượng. Cho nên khi mở cửa phòng số 409 trên tầng ba, anh đã sững người vì ngạc nhiên. Căn phòng rộng hơn toàn bộ căn hộ của anh ở Munich, có phòng ngủ, phòng khách và khu làm việc cùng với điện thoại, máy tính và máy fax. Trong phòng khách, trên cái giá cạnh vô tuyến là một cái kệ bạc, trong đó là một chai champagne được quấn khăn trắng, và bên cạnh có hai cái ly. Bước vào phòng ngủ, anh nhận thấy ngay là dưới cửa sổ, trên một cái bàn đá đen có một bình thủy tinh tròn với những bông lili. Anh nhớ rất rõ những bông lili này. Anh gọi điện xuống lễ tân hỏi liệu có sự nhầm lẫn nào chăng, vì ở Munich, qua Internet, anh chỉ đặt một phòng đơn bình thường thôi cơ mà. Người phụ nữ ở quầy lễ tân, người đã đưa chìa khóa cho anh chỉ cười mà nói:
- Tôi nhận ra anh ngay khi anh bước vào. Anh chính là người cách đây hơn chục năm đã đi quyên tiền cho một cô bé ở Ba Lan hay Hà Lan gì đó. Tôi không còn nhớ chính xác nữa. Nhưng anh đã cứu sống cô bé, đúng không? Con gái tôi hồi ấy cũng lên tám, đúng như cô bé kia. Hỏi ấy, khi đọc báo nói về cô bé, tôi đã sởn cả gai ốc khi nghĩ rằng mẹ của cô bé sẽ phải kính phục anh như thế nào. Tôi nghĩ là anh sẽ thích căn phòng này. Nó là phòng tốt nhất của chúng tôi đấy. Bao giờ John Lee Hooker cũng ở đúng phòng ấy mỗi khi đến đây để biểu diễn ở Preservation HAll. Anh có biết anh ấy không?
Đặt ống nghe xuống, anh phân vân, làm sao mà ai đó lại có thể còn nhớ những gì mình đã cảm thấy khi đọc một cái gì đó trên báo từ hơn một chục năm trước đây nhỉ. Có thề đến một lúc nào đó anh sẽ có con gái và anh sẽ hiểu dù sao, điều đó là có thể. Nhưng đấy là hôm qua: Hôm nay thì anh không còn nghi ngờ gì là chị lễ tân ấy không là một ngoại lệ.
Nhớ, đó là một chức năng của cảm xúc.
Những cảm xúc, mà lại là đặc biệt khác thường, đã bắt đầu từ sáng sớm. Anh xuống sân trời cạnh bể bơi, mà sáng nào cũng được trang hoàng như một phòng của nhà hàng để ăn sáng. Ngồi uống thứ cà phê Mỹ chẳng ngon lành gì trong tiếng nhạc Mozart được phát ra từ những chiếc loa, anh vừa chờ xuất bánh dù của mình vừa kiểm tra hộp thư điện thử trên server tại Munich. Ông chủ sáng suốt của khách sạn, nắm bắt được tinh thần của thời đại đã cho lắp trên mỗi bàn trong phòng ăn sáng một ổ điện thoại đôi. Hai người có thể đồng thời kết nối latop của mình với Internet. Một sáng kiến đơn giản và hoàn hảo trong bản chất của nó. Liệu còn có gì dễ thương hơn một bức e-mail buổi sáng bên cạnh một tờ báo mới? Tờ báo giấy nằm bên li cà phê, và tờ điện tử yêu thích từ đâu đó: Nhật Bản, Australia, Đức hay Ba Lan.
Anh mở e-mail của cô và bỗng hét toáng lên vì vui sướng. Tất cả mọi người đang ăn sáng ở những bàn bên đều nhìn anh ngạc nhiên, nhưng chỉ một lát sau họ lại quay về với những tờ báo hay hộp thư điện tử của mình.
Anh đọc đoạn này thêm một lần nữa, cho chắc chắn.
Khi đi qua phía ấy, anh hãy đi chậm lại một chút! Em sẽ đứng chờ anh ở đó.
Tin này làm anh choáng váng. Đẹp quá. Không thể tin được. Đầy hưng phấn. Cô ấy sẽ đến Paris! Sẽ chờ anh ở sân bay! Anh phải liên hệ ngay với TWA để hoãn chuyến bay từ Paris đi Munich. Bánh mì đã được đưa đến. Anh phết mứt phúc bồn tử lên bánh mì và gọi chương trình tìm kiếm. Anh vào trang web của hãng hàng không TWA. Anh gõ mật khẩu của mình và số đăng ký chuyến bay từ New York đi Munich qua Paris. Và anh hoãn chuyến bay đi Munich từ Pans một ngày chẳng khó khăn gì. Anh sẽ đến Paris vào khoảng tám giờ sáng ngày 18 tháng bảy, vào thứ năm và sẽ bay đi Munich vào tối thứ sáu. Họ sẽ có cả một ngày giành cho nhau. Và cả một đêm. Đằng nào thì cô cũng quay về Warszawa bằng xe khách vào tối thứ sáu, nên việc kéo dài thời gian ở Paris thêm mấy ngày nữa là vô nghĩa. Anh đã có một kế hoạch đầy đủ và chi tiết cho weekend đầu tiên sau khi trở về từ New Orleans.
Anh viết e-mail cho cô và gửi ngay trước khi ăn xong. Anh viết rằng mình hạnh phúc không thể tả được, rằng anh không dám tin là cô chờ và rằng anh không biết làm thế nào để trải qua sự sốt ruột của mình ở New York. Rồi anh còn tạm biệt cô đầy tình cảm trước chuyến đi Paris này. Đây là lần đầu tiên cô đi xa kể từ khi họ quen biết nhau. Trước đây anh chưa bao giờ có dịp để tạm biệt cô.
Anh tạm biệt cô như thể họ thực sự phải xa nhau. Lại thêm một lần nữa anh phân vân, không biết họ sẽ đi xa tới đâu trong cái thế giới ảo này và không biết họ đã biết đi xa như thế nào để sống trong thế giới ấy giống như trong thế giới thực. Con người ta đôi khi ước ao được xa cách nhau để có thể nhớ nhung, chờ đợi và vui mừng trong ngày gặp lại. Mối quan hệ của họ, chưa được định nghĩa, thậm chí còn chưa được gọi tên, cũng không có gì khác. Họ cũng muốn những điều tương tự. Họ không để ý hoặc vờ như không để ý thấy rằng họ luôn sống trong sự xa cách như vậy và điều này có rất ít cái chung với sự xa cách vật lý được đó bằng khoảng cách. Họ ở cách xa nhau 1.000 hay 10.000 cây số, thì trong trường hợp của họ tuyệt đối không có ý nghĩa gì. Họ không xa nhau theo cái nghĩa thông thường. Nhiều nhất họ cũng chỉ thay đổi vị trí địa lý của cái máy tính kết nối hai người, hoặc thay đổi chương trình gửi những bức e-mail của họ, nhưng họ không ở xa nhau theo nghĩa, những người chia tay nhau sẽ ở cách xa nhau như thế nào. Sự xa cách của họ chỉ có hai trạng thái, thì cũng giống như mọi thứ trong cái thế giới tin học này mà thôi. Hoặc là họ ở bên nhau trong tầm tay, hoặc là ở trên mạng. Họ mới chỉ được ở trong "tầm tay" đúng một lần trong đời: lần ấy, trên chuyến tàu từ Berlin đi Poznan, khi mà họ thậm chí còn chưa biết cả tên nhau, không trao đổi với nhau một câu nào và chỉ có đồng tử của họ đôi lúc gặp nhau trong những cặp mắt tò mò. Còn trên mạng thì sao? Trên mạng tất cả đều xa như nhau hoặc gần như nhau, bởi suy cho cùng thì có gì khác nhau đâu.
Mà họ thì cũng cần phải xa nhau như tất cả mọi người, nhưng khác với tất cả, họ hoàn toàn không vui mừng khi gặp lại. Họ chia tay nhau để cuối cùng lại được gặp lại. Vào thứ sáu, 18 tháng bảy, sáng. Tại sân bay ở Paris. Như cô đã viết, anh thuộc lòng bức e-mail này:
Cạnh quầy cà phê nhỏ liền với kiốt bán báo.
Ngày ở New Orleans bỗng trở nên dài kinh khủng. Vào ngày mà cô đi ôtô khách đến Paris, anh phải trình bày báo cáo tại hội nghị ở đây, ở New Orleans. Bản báo cáo của anh là bản đầu tiên trong buổi sáng. Anh đến trước nửa tiếng, để lắp đặt laptop và nối nó với đèn chiếu từ máy tính lên một màn hình khổng lồ trên bức tường giữa. Trước khi anh lắp đặt xong, phòng hội nghị gần như đã kín người. Khi kéo lon coca Mỹ mang theo lại gần mình, anh chợt phát hiện trên mặt bàn được phủ khăn nhung màu xanh lá cây sát với bục của người thuyết trình có một ổ cắm điện thoại được đánh dấu bằng chữ phát quang trên tấm nhãn plastic như là "kết nối" với Internet. Chỉ còn chưa đầy năm phút nữa là đến giờ thuyết trình của mình, thế mà anh cảm thấy mình chẳng còn nghĩ ngợi gì về cái bài báo cáo ấy nữa. Vì hôm nay là cô phải có mặt ở Paris rồi đây. Nếu tính cả sự chênh lệch thời gian giữa Paris với New Orleans, thì chắc chắn giờ này cô đã viết cho anh. Anh muốn biết chắc điều này. Ngay bây giờ! Chỉ cần biết, cô có viết hay không. Còn viết gì thì anh sẽ đọc sau. Không nhìn những người đang chăm chú theo dõi mình, anh vội cắm các modem của laptop vào cái ổ trên bàn và đã bắt đầu khởi động chương trình thư, nhưng vị giáo sư của Berkeley, người điều khiển chương trình buổi sáng đột ngột đi đến chỗ anh.
Vây là anh không kịp…
Giáo sư đề nghị phiên âm thật chính xác họ tên anh. Ông đọc đi đọc lại trước sự có mặt của anh. Nghe như tiếng bị méo của thư ký người máy, nhưng anh vẫn có thể nhận ra là đang nói về mình. Mấy phút sau, khi giáo sư giới thiệu anh là người thuyết trình đầu tiên với phòng hội nghị đã kín người, và vẫn cứ nhầm tên thành họ của anh, thì tiếng cười vang lên. Điều này như một lời chào, lời chúc mừng. Họ phân biệt được họ và tên anh! Đó là chuyện hiếm hoi trên mảnh đất đầy kiêu căng là cái thế giới khoa học này.
Bản thuyết trình của anh phải kéo dài thêm mười lăm phút. Sự ưu ái này chỉ giành cho một số rất ít người. Trong những trường hợp thông thường thì chủ tọa sẽ cắt ngang câu người thuyết trình không chút ngần ngại sau khi thời gian qui định đã hết và gọi người tiếp theo: Ngày xưa thì cái cách ứng xử ấy khiến anh hết sức ngạc nhiên, nhưng hồi ở Munich, khi bản thân anh phải tổ chức hội nghị và có tới hai ngàn người đọc báo cáo, thì anh hiểu rằng đấy là biện pháp duy nhất.
Về nguyên tắc thì anh kết thúc phần trình bày đúng thời gian. Không thể khác được. Anh đã tập nhiều lần với đồng hồ đếm thời gian ở khách sạn: Chính xác bốn mươi phút, kể cả một vài giai thoại mà bao giờ anh cũng xen vào các bài báo cáo của mình. Anh nhận thấy trong số tất cả các bài báo cáo anh nhớ nhất những bài trội hơn nhờ có những giai thoại hay. Và anh tin rằng những người khác cũng phản xạ như vậy. Phần thời gian còn lại, chính xác là năm phút, anh giành cho các câu hỏi. Bây giờ anh không còn nhớ chính xác là làm thế nào lại dẫn đến lời qua tiếng lại gay gắt giữa anh với một tay ngạo mạn đến từ Đại học Tổng hợp Tybinda một cách rất vô nghĩa. Hội nghị quan sát vấn đề với sự căng thẳng ngày một tăng. Đến một thời điểm, để chứng minh cho lý lẽ của mình, anh cần đến một bảng dữ liệu thống kê. Anh cứ chắc rằng mình đã có nó trong ổ cứng của laptop và bằng bảng này anh sẽ kết thúc cuộc tranh cãi vô bổ kia.
Không có bảng dữ liệu!
Chắc là anh đã quên copy nó từ máy tính trong văn phòng ở Munich ra laptop mà anh mang đến New Orieans. Gã người Đức ngay lập tức nhận thấy điều này và rõ ràng là gã đang hoan hỉ.
Và khi đó trong đầu anh loé lên một sáng kiến bất thường. Chẳng phải máy tính của anh ở Munich lúc nào cũng bật sao. Nếu nó bật, thì nó cũng online trên mạng luôn. Nếu nó ở trên mạng, thì chương trình ICQ của anh ở Munich cũng hoạt động. Còn ở cái laptop trước mặt anh đây cũng có ICQ và nó cũng có thể hoạt động, bởi máy đã được kết nối với Internet. Anh đã kết nối nhờ việc anh gần như nghiện cola light, nhờ cái ổ cắm trên bàn này và nhờ nỗi nhớ cô trong anh.
Cả hội nghị sôi động hẳn lên khi anh nói rằng do "sơ suất" anh đã để bảng dữ liệu trong văn phòng mình ở Đức, nhưng ngay bây giờ anh sẽ lấy nó từ ổ cứng của mình trong máy tính tại văn phòng ở Munich. Trước mắt tất cả những người có mặt - họ có thể quan sát anh đang làm gì trên một màn hình lớn phía sau lưng anh - anh bắt đầu ICQ và khởi động tùy chọn cho phép, sau khi đưa mật khẩu vào, thâm nhập vào các phần của ổ cứng trong máy tính ở văn phòng anh. Bảng dữ liệu phải có ở đó, vì một tuần trước khi lên đường đến hội nghị ở New Orleans, anh đã giúp một anh bạn ở tổng hợp Warszawa sử dụng nó bằng cách này. Mấy phút sau, bảng dữ liệu đã được "lấy" về laptop của anh và có thể chiếu nó lên màn hình ở đây, trong phòng hội nghị tại trung tâm hội nghị ở New Orleans.
Trong một khoảnh khắc nào đấy, anh có cảm giác rằng đối với phần lớn những người trong hội nghị, cái bảng dữ liệu bất hạnh kia, ngành gien học và toàn bộ cuộc tranh luận khoa học ấy giờ đây tuyệt nhiên không có gì quan trọng. Quan trọng là ở chỗ, họ có thể là nhân chứng cho một cái gì đó tuyệt đối khác thường, một cái gì đó có thể gọi là "sự co lại" đột ngột của thế giới. Khoảng cách địa lý bỗng nhiên không còn ý nghĩa gì nữa.
The small planet , hành tinh nhỏ bé...
Đối với phần lớn mọi người trong hội nghị, khẩu hiệu quảng cáo này, một cách hoàn toàn không tính trước, mang một ý nghĩa khác, thực tế.
Với anh thì thế giới đã co lại từ lâu rồi, do đó mà chuyện này không gây cho anh ấn tượng gì đặc biệt. Cái duy nhất trong tất cả những chuyện này đang kích thích anh, nhưng lại là cái mà chắc chắn không một ai trong phòng hội nghị mông mênh chật kín người này nhận thấy, đó là một hình vuông vàng nhỏ xíu đang nhấp nháy phía dưới cửa sổ của chương trình ICQ mà anh bắt buộc phải khởi động để lấy cái bảng dữ liệu bất hạnh kia về. Cái tem nhấp nháy ấy chỉ có thể có nghĩa là: cô đã đến Paris và đương cố liên hệ với anh bằng cách gửi tin! Không có "sự co lại" của thế giới này, hẳn anh không bao giờ biết được điều đó. Anh cười, và tất cả mọi người đang theo dõi anh đều nhầm rằng anh đang cười tham trong cảm nhận "chiến thắng khoa học". Anh cười với "gã kiêu ngạo của Tybinga". Anh biết ơn hắn.
Ngay sau khi thuyết trình, anh từ chối mọi lời mời đi ăn trưa, trốn trong trung tâm hội nghị của khách sạn Hilton rồi đi taxi đến Layota Street. Đi trên St. Charles Avenue, anh phân vân làm thế nào để mô tả trạng thái "trở về quá khứ" này. Liệu những người khác cũng cảm nhận như thế? Một kiểu nuối tiếc rằng đã lâu quá rồi, rằng sẽ không bao giờ còn lặp lại nữa, nhưng cũng có cả sự tò mò rất lạ. Như thể trở về với cuốn sách mà đã có thời ta đọc nó với bao hồi hộp và xúc động.
Ở số 18 chỉ có một bức tường, tựa vào phần còn lại của những cái cọc đã có thời giữ cho toàn bộ kết cấu của ngôi nhà này. Phần còn lại nằm trên một đống gạch vụn đen được bao bằng dây thép gai, ẩn trong đám tầm ma khổng lồ đang nở hoa, chúng che kín nơi mà trước đây có thể là vườn. Một khoảng vuông được đánh dấu bằng dây đóng vào những cọc rào mốc, không tìm thấy lối vào. Mãi ở đoạn cuối của phía nam anh mới nhìn thấy một tấm bảng bị tẩm ma che mất một nửa, thông báo "Bán bất động sản". Ngày viết trên bảng là vào tháng giêng. Bây giờ đã là tháng bảy.
Hơn một chục năm trước đầy, chủ ngôi nhà này là một nữ tiếp viên của PanAm. Chị này chuyển đến đây từ Boston sau vụ ông chồng tự cắt động mạch khi biết rằng bố thực sự của thằng con mười một tuổi duy nhất của mình là anh rể của ông. Bằng khoản bảo hiểm của chồng, chị tiếp viên đã mua ngôi nhà này và trong vòng một đêm đã chuyển đến đây cùng với con trai và không để lại địa chỉ cho bất cứ ai. Sau khi không được bay nữa vì bị đuổi khỏi PanAm vì tội ăn cắp rượu từ các khu vực miễn thuế cho hành khách, chị ta bắt đầu cho thuê phòng. Chị ta chỉ cho đàn ông thuê. Và chỉ là những người da trắng.
Anh tìm được địa chỉ của chị ta ở Student Union ngay sau khi từ Ba Lan đến Đại học Tổng hợp Tuiane thực tập. Bởi đây là địa chỉ duy nhất có thể đến được mà chỉ mất không đầy sáu đôla, và anh cũng chỉ còn có ngần ấy, anh bắt đầu đi tìm từ đây. Mở cổng cho anh là một phụ nữ gầy như kiểu suy dinh dưỡng có khuôn mặt chằng chịt nếp nhăn và mái tóc thưa, muối tiêu, dài ngang vai. Trên cổ là một cái băng chỉnh hình vàng bẩn dính máu. Chị ta mặc một cái áo khoác sờn màu tím, được thắt bằng một sợi dây bện mà người ta vẫn dùng để kéo những tấm rèm cửa sổ nặng. Cái áo có hai túi to bằng vải dầu được khâu thêm vào. Một chai johny waller thò ra từ một bên túi.
Chị ta tên là Robin. Nói năng khẽ khàng và điềm đạm. Chị ta cho anh thuê phòng vì anh là người da trắng, và anh hứa sẽ dạy lý cho con trai chị ta và thỉnh thoảng cuốc vườn hộ chị, mang những thùng rác đi đổ trước bảy giờ sáng thứ hai và vì khi được hỏi có hút thuốc không thì anh đã không nói dối mà trả lời là có. Chị ta hút liên tục, và tất cả đàn ông trong nhà chị cũng hút. Sau này anh để ý thấy khi nào không có thuốc lá trên môi là chị ta nói to một mình, cốt là để chọc tức chính mình.
Phòng của anh ở ngay cạnh phòng của Jim.
Hôm nay anh đến đây là để tìm lại gã.
Anh mất liên lạc với gã khoảng ba năm sau khi về Ba Lan. Đơn giản là những bức thư gửi cho gã bắt đầu bị trả lại.
Đúng lúc anh đang nghiêng người để cạo chỗ rêu xanh phủ lên số điện thoại của công ty bất động sản trên bảng thông báo nằm trong đám tầm ma thì nghe thấy một giọng phụ nữ the thé từ phía sau lưng:
- Đến chuột cũng chẳng muốn sống trong ngôi nhà này. Ông đừng có mà mua. Với lại số điện thoại ấy cũng không còn nữa đâu. Cái công ty ấy chuyển đến Dallas rồi. Cách đây đã hai năm.
Anh quay lại và nhìn thấy một bà có tuổi ăn vận lịch sự, che một cái ô màu vàng. Một con chó xù màu trắng với chiếc nơ đỏ trên đầu, đeo một cái vòng cổ da rộng viền vàng nóng nảy chạy quanh bà ta. Con chó sủa liên tục nhưng sợ lại gần.
- Làm sao mà bác biết? - anh hỏi.
- Tôi sống cách đây không xa, Ở Garden District, và ngày nào tôi cũng đến đây với con Maggie của tôi - bà chỉ vào con chó xù trắng - để đi dạo. Với lại cô Robin, người chủ cuối cùng của ngôi nhà này là bạn của tôi. Chính tôi tìm cho cô ấy cái nhà này ở đây đấy chứ.
- Vậy có thể bác biết Jim McManus? Người cao, rất gầy, có một vết sẹo to trên má. Hơn chục năm trước đây anh ta có thuê phòng của Robin.
- Anh ta chẳng hề tên là McManus. Ít nhất thì cũng không phải lúc nào cũng có tên như vậy. Trên mộ anh ta là họ mẹ. Alvarez-Vargas - bà nhìn thẳng vào mắt anh nói.
Không cố giấu giọng nói run run, anh hỏi:
- Trên mộ anh ấy? Bác có chắc không? Có nghĩa là... anh ấy… Anh ấy mất từ bao giờ?
- Đúng đấy, tôi chắc chứ. Tôi đưa tang anh ấy cùng với Robin mà. Mộ của anh ấy đẹp lắm. Ngay cạnh lối vào Thành phố của Những người đã khuất ở nghĩa trang St. Louis. Ở bên phải, sau nhà nguyện. Ít người có được như thế. Và bao giờ cũng có hoa tươi. Hàng ngày. Nhưng hôm đưa tang thì chẳng có ai. Mỗi Robin, người phụ huyệt và tôi. Anh không biết à?! Anh là bạn thân nhất của anh ta kia mà - bà nói.
- Không, cháu không biết. Bác biết cháu â?
- Tất nhiên rồi. Thì chính anh dạy lý cho thằng con của Robin chứ gì. Đấy là con đỡ đầu của tôi đấy.
- Tại sao... Tức là Jim mất như thế nào hả bác?
- Người ta tìm thấy anh ta ở bãi rác trên Khu Pháp. Anh ta bị ba mươi ba vết dao đâm. Đúng bằng tuổi của anh ta. Và mất bàn tay trái. Ai đó đã cắt mất. Ngay dưới khớp cổ tay. Nhưng nó lại không lấy đồng hồ của anh ta.
Bà nói bằng một giọng đều đều, bình thản, luôn miệng cười với anh và chốc chốc lại dừng lại để vuồt ve con chó đang núp sau chân bà và vẫn sủa liên tục.
- Nhưng bây giờ tôi phải đi đây. Maggie nó sợ anh. Tạm biệt.
Bà đột ngột quay lại nói thêm:
- P.J. rất rất thích anh. Hiện giờ cậu ấy đang sống ở Boston với ông bác... tức là với ông bố. Nó chuyển đến đấy cách đây năm năm, hồi Robin bị đưa vào bệnh viện. Thỉnh thoảng nó có đến đây thăm Robin. Tôi sẽ nói với nó là anh đến đây. Chắc là nó mừng lắm.
Anh đứng đấy câm như hến và nhìn người đàn bà bị chú chó trắng đang mừng rỡ sủa kẻo đi xa dần.
Có thể kể được bao nhiêu nỗi buồn và nỗi đau trong vòng chưa đầy hai phút? - anh nghĩ.
Anh bỗng cảm thấy mệt mỏi vô cùng. Anh để mấy cuốn sổ ghi chép mà anh sử dụng trong buổi báo cáo lên bãi cỏ và ngồi lên, tựa lưng vào cái cột nghiêng được buộc đây để bao quanh khu đất.
Jim không còn sống nữa.
Gã đã chết một cách không bình thường như gã đã sinh ra. Chỉ có điều gã đã sống còn bất bình thường hơn nữa.
Bà già chẳng có lý do gì để nói không đúng về gã. Hơn nữa quả thật là Jim đã có tới hai họ. Và cái họ thứ hai quả thật là Alvares-Vargas. Anh biết chắc điều này vì có lần chính Jim đã nói với anh như vậy. Vào cái tối đáng nhớ ấy. Trên con tàu hơi nước chạy trên sông Mississipi…
Họ vẫn tiếp tục đi quyên góp tiền cho cuộc phẫu thuật của Ania. Vào sáng chủ nhật, anh như thường lệ ở Jackson Square trước nhà thờ, còn Jim trên bờ Missisipi, từ đây những toán đông khách du lịch sẽ xuống tàu đi dọc sông hoặc xa hơn, đến vùng đầm lầy cạnh Vịnh đề xem cá sấu. Anh còn nhớ chính anh đã ngạc nhiên như thế nào khi Kim nói với anh rằng không ở đâu trên thế giới này lại có nhiều cá sấu tụ tập vào một chỗ như ở đầm lầy vùng cửa sông Missisipi đổ ra Vịnh Mexico. Chủ nhật ấy Kim mời anh và Jim đi một chuyến ngắn ra đầm lầy bằng tàu vào buổi chiều. Sau khi về vào buổi tối muộn, họ sẽ cùng đến một nhà hàng mới do cô phát hiện ra ở Khu Pháp. Hứa hẹn sẽ có một tối vui vẻ.
Khi lên tàu, Jim đã ngà ngà say. Anh nhận ra ngay qua tình cảm của Jim khi chào Kim, qua giọng nói oang oang và hai con ngươi mắt chạy ra xa nhau của gã Vừa lên đến boong, gã đã lôi ngay họ lên đuôi tàu, sau mấy cái xuồng cứu sinh, được ngăn với phần còn lại đĩa boong bằng một sợi dây xích. Khi họ ngồi xuống những tấm tim loại còn nóng của boong tàu được tấm vải dầu bẩn thỉu màu xanh lá cây dùng để che xuồng cứu sinh che kín, Jim liền móc từ túi áo ra ba "cữ" cần sa Thậm chí không cần hỏi xem họ có muốn không, hắn nhét luôn tất cả vào miệng và châm lửa.
- Hôm nay mình thu được một khoản lớn cho con bé ở bờ sông. Mình muốn ăn mừng, nên đã "cắt một ít cỏ" cho hội mình - gã bắt đầu và đưa cho anh một điếu, rồi tiếp tục: - Jakub, ông nhớ là phải hít chứ không được hút như là hút marlboro dưới vòi hoa sen đâu nhé. Ông phải giữ khói ở phổi và dạ dầy lâu nhất mà ông có thể. Nó sẽ thấm vào tận xương ông đấy.
Cần sa đã tác động lên anh một cách khác thường. Chỉ vài phút sau anh đã rơi vào trạng thái phấn chấn và đê mê rất dễ chịu. Anh có một khoảng cách đối với tất cả. Cảm thấy mình hoàn toàn được thư giãn, giống như sau một buổi tập dưỡng sinh thành công, và anh có thể cười vì bất cứ chuyện gì. Vì con chim đang bay, vì tiếng chuông cửa hay vì tiếng còi của ấm nước đang sôi trong bếp. Đã có lần, hút ở phòng làm việc, đặc biệt trong sự cô đơn tuyệt đối - cần sa giống như rượu con người thích bị nó đầu độc trong bầu không khí bạn hữu - ích đã trải qua trạng thái mà anh nghĩ rằng mình không cần phải thở. Thật khó đề mô tả, cảm giác không bình thường! Một dạng của nhẹ nhõm phởn phơ. Như thể có ai đó bỗng cất cho anh cái ba lô nặng trĩu những chì mà anh phải mang từ Krakow đến Gdansk, mà anh thì đã ở gần Torun. Sau sự kiện ấy anh bắt đầu nghi rằng rau xanh có thể nguy hiểm. Hơn thế nữa, lần đầu tiên trong đời anh hiểu, sự thở bình thường nhất có thể là một nỗ lực như thế nào. Lần thứ hai anh ngộ ra điều này, là khi mẹ anh mất.
Anh và Jim ngồi tựa lưng vào xuồng cứu sinh, còn Kim nằm gối đầu lên đùi Jừn. Cô cởi cúc áo và phơi ngực dưới nắng. Cái nịt vú màu vàng viển đăng ten, giống hệt màu của những bông hướng dương khổng lồ trên chiếc váy nâu dài chấm đất, xẻ bên trái. Cô xoay cái váy quanh hông để chỗ xẻ ra phía trước, rồi cô kéo nó lên cao. Jim nhắm mắt, chậm rãi mút cái mẩu của mình được dính vào môi dưới. Bàn tay phải vuốt ve miệng và những sợi tóc để xõa của Kim, trong khi tay trái luồn vào giữa hai đùi để hở và không khép lại của cô những ngón tay nhẹ nhàng lần từ trên xuống dưới dọc theo chiếc quần lót xa tanh cùng màu với váy. Thỉnh thoảng, khi ngón út của gã chạm vào môi Kim, cô hé miệng và khẽ mút nó.
Nghe tiếng rung phát ra từ bánh lái khổng lồ của con tàu, lặng lẽ nhìn bờ sông um tùm của Missisipi từ từ lùi lại phía sau, anh nghĩ đến sex cùng với Kim. Vào lúc ấy Jim ghé sát mặt vào anh và cho anh một "cữ" mới, lần này thì nó chuyền từ miệng sang miệng. Anh nhìn vào mắt gã và chợt nói:
- Cậu biết không Jim, nếu mẹ tớ còn sống, thì hôm nay là sinh nhật của bà đấy. Bao giờ thì sinh nhật mẹ cậu?
- Tôi không biết chính xác - gã trả lời trong sự ngạc nhiên, quay ngoắt đầu lại.
- Sao lại không biết? Cậu không biết mẹ cậu sinh bao giờ à?
- Chính bà cũng không biết chính xác nữa là - gã trả lời có vẻ bực bội và hơi lên giọng.
Kim mở mắt thật to. Cô cảm bàn tay trái của Jim đang ở trên bụng mình, đưa lên miệng hôn đầy tình cảm và thầm thì:
- Anh hãy kể cho anh ấy nghe về mẹ anh đi.
Jim giật mạnh tay ra. Lấy thuốc lá, châm và hít một hơi sâu. Gã đứng phắt dậy, bỏ đi không nói năng gì.
- Anh không muốn làm cậu ấy bị tổn thương. - Anh nói với Kim.
- Anh không làm tổn thương anh ấy đâu. Đơn giản là anh chỉ hỏi về một điều mà anh ấy muốn quên đi thôi. Anh ấy cũng giả vờ với em như vậy. Và trước anh ấy, em cũng vờ như mình cũng quên rồi. Nhưng anh là người mới và anh chưa biết nguyên tắc của trò chơi này. Anh đừng buồn, anh ấy quay lại ngay bây giờ ấy mà. Chắc chắn là bây giờ anh ấy đang hút cocain trong toilet trên mũi tàu.
Họ ngồi lặng im mấy phút, nhìn dòng nước xanh đục của Missisipi. Bỗng nghe thấy tiếng Jim. Gã đứng phía trên hai dựa vào lan can. Tay phải cầm một chai vang đỏ chỉ còn một nửa.
- Mình định mua whisky, những tay phục vụ trên cái thuyền này chỉ có giấy phép bán bia và rượu vang - gã bắt đầu. - Jakub này, tôi quay lại để kể cho ông nghe lịch sử ngắn ngủi và thầm kín của Hợp chủng quốc. Ông phải nghe cho thật kỹ nhé, vì điều này không có trong bất cứ một cuốn sách nào ở cái đất nước bị lừa dối này đâu.
Tháng sáu năm một ngàn chín trăm ba mươi tư, ông chủ nhà in lớn nhất ở khu riêng biệt của Georgetown ở Washington mới hỏi người con trai duy nhất, lúc đó đã bốn mươi nhăm tuổi, là tại sao lại chưa có con. Ông chủ có cả một đế chế thực thụ nên rất buồn phiền về những người thừa kế mình, nhất là vì ông coi người con trai như một thất bại lớn nhất trong cuộc đời. Mà cũng đúng vậy. Ông con trai này không học xong bất cứ một trường nào. Mà ông ta đã học chính xác tới mười bốn trường khác nhau, không kể quãng thời gian ngắn ở ký túc xá tại Thụy Sĩ, mà chỉ sau ba tuần ông đã rời bỏ nó.
Từ hơn chục năm ông ta chẳng làm gì có thể gợi là có ích và đam mê duy nhất của ông là chơi golf và đàn bà. Theo đúng thứ tự này. Suy cho cùng thì ông cũng xuất phát từ lập luận rằng golf và tình dục có rất nhiều điểm chung. Trong những lĩnh vực này không cần phải giỏi giang lắm mà vẫn có thể thu hoạch được sự dễ chịu, thoải mái.
Năm ba mươi chín tuổi ông cưới con gái một viên chức cao cấp ở Bộ Ngoại giao, làm việc ngay cạnh Nhà Trắng, hoàn toàn do phục tùng ý nguyện của cha. Vị viên chức này không được yên tâm lắm về chàng hôn phu già của cô con gái một của mình, bèn bảo đảm bằng "danh dự" và một hợp đồng thích hợp, để cho chắc, rằng trong trường hợp tiến tới hôn nhân, tất cả những gì có thể in trong Nhà Trắng, sẽ được in trong nhà in của con rể tương lai của ông ta.
Đương nhiên là ông biết, có bao nhiêu giấy tờ cần phải in trong Nhà Trắng và việc này có thể nói lên một khoản tiền như thế nào, đúng không Jakub? Nhất là trong thời gian ấy, tổng thống là một ông Franklin Delano Rooseyelt nào đấy. Một tổng thống Mỹ đích thực: gắn bó với những nhà chính trị đi nghỉ hè với gia đình ở Sycylia, xin tư vấn của các nhà chiêm tinh học trước mỗi một quyết định quan trọng, là người đàn ông quan trọng nhất của ít nhất là ba phụ nữ - hai người tình song song và một bà vợ nghiêm chỉnh. Lúc nào cũng ngà ngà bởi tám chín ly martini uống suốt ngày. Mặc dù hút hết điếu thuốc này đến điếu thuốc khác, song Roosevelt vẫn nổi tiếng vì có giọng nói rất chi là gợi tình, nó giúp ông thu phục được thậm chí cả những cô phục vụ Mexico không hề biết tiếng Anh ở các bang miền Nam. Ngoài ra, ông còn là một tổng thống muốn tất cả phải nằm trong tầm kiểm soát của mình, đó chính là điều dẫn tới nạn quan liêu chưa từng thấy cho đến thời bấy giờ.
Đương nhiên là ông biết, Jakub ơi, rằng với một ông chủ nhà in thì chẳng có gì tuyệt vời hơn một bộ máy quan liêu đang hăng hái hoạt động.
Con gái của vị công chức lo xa và dễ bí mua chuộc của Bộ Ngoại giao là một phụ nữ đặc biệt biết nghe lời cha, thông minh, tình cảm, tinh tế và hiểu biết. Nàng có thể ngâm thuộc lòng những bài thơ của Edgar Poe, có thể đọc những bản luận văn của các nhà triết học Pháp và Đức, biết chơi piano. Nhưng nàng lại có một sắc đẹp rất trung bình.
Đã thế nàng lại bị tật. Bẩm sinh.
Con trai của ông chủ nhà in không bao giờ đòi hỏi nàng và chỉ ngủ với nàng đúng một lần.
Điều đó xảy ra sau ngày cưới ba năm. Khi đó ông ta đang mụ mẫm hoàn toàn vì rượu sau bữa tiệc sinh nhật của ông bố vợ. Với cô nàng, đây hoàn toàn là lần đầu tiên. Cô ta còn nhớ mãi cảm giác đau kinh khủng ở chỗ gần "cửa sau" bị rách, cú va đầu vào chân cái giường kim loại mà cô ta đã có một cuộc đi trốn không thành ở dưới đó, rồi cái mùi nước tiểu ghê tởm của ông ta, nó lại còn dây cả vào cái đoạn chân giả bằng da của cô ta nữa và nhiều tháng sau nó còn nhắc với cô ta về cái đau không thể diễn tả nổi và cảm giác nhục nhã mà cô ta phải chịu đựng vào buổi tối hôm ấy.
Ngoài ra, cô ta vẫn còn trinh, ít nhất thì cũng về mặt sinh học, chính lần ấy ông ta đã đổ bệnh giang mai cho cô ta.
Kể từ hôm đó, không bao giờ họ cùng đi dự tiệc, và cũng từ dạo ấy, có thể thấy rõ là họ sẽ không thể có con. Còn ông thì phải biết rằng mãi đến năm một ngàn chín trăm bốn mươi ba thì Florey và Chain mới cứu những người bị bệnh hoa liễu bằng penicilin. Ông biết điều đó, phải không Jakub? - gã hỏi, nhìn vào mắt anh và không đợi trả lời, nói tiếp luôn:
- Sự khát khao có một đứa cháu nội của người ông cũng lớn như nỗi sợ bị mất quyền thừa kế và rơi vào nỗi nhục nhã của người con trai. Vậy nên anh ta đã hứa với bố là sẽ làm tất cả để có người nối dõi. Thế là anh ta hủy bỏ tất cả các cuộc thi golf mùa hè và cùng cô vợ tật nguyền của mình đến Grenada trên một con tàu thủy sang trọng. Anh ta chọn Grenada không phải vì nó có gì đặc biệt so với những hòn đảo Caribbean khác mà anh ta thường đến chơi golf, mà là vì người quản lý khu vực quanh Grenviiie - một trong hai thành phố lớn nhất trên đảo này - là con trai của một nhà cung cấp giấy người Anh cho nhà in của họ. Grenville, ngoài những bãi tắm đẹp không nơi nào có được, ngoài rượu rum rất rẻ và sự nghèo đói hiếm thấy, còn nổi tiếng vì quyền tự do cực kỳ trong vấn đề nhận con nuôi. Tại các làng quanh Grenville có thể nhận con nuôi mà không cần những thủ tục cần thiết. Chỉ cần nói tiếng Anh, là người da trắng và trả từ ba trăm đến tám trăm đôla, tùy thuộc vào việc người cho con nuôi nghèo ở mức độ nào và đứa trẻ trắng đen ra sao. Càng trắng càng đắt, đương nhiên.
Trẻ em gái bao giờ cũng rẻ, không phụ thuộc vào màu da, và đều có giá là ba trăm đôla.
Khó khăn duy nhất là quyền chính thức đưa đứa trẻ ra khỏi đảo. Và tay con trai người cung cấp giấy giải quyết chính là vấn đề này tiện thể với việc nhận lệnh giải quyết giấy cho ông bố trong vòng ít nhất là năm năm.
Kim, em yêu, em có thể lên quán bar trên mũi tàu được không? Chẳng phải là em đã được biết chuyện này rồi sao? Em có thấy là vang hết rồi không - gã quay lại Kim, chỉ vào cái chai rỗng. - Trước khi em quay lại đây, anh sẽ ở phần kết rồi.
Kim đứng lên, rầu rầu nhìn gã, sửa lại mái tóc rối và đi ra, không nói. Jim kể tiếp:
- Có hai đứa trẻ sinh đôi được giới thiệu để cho làm con nuôi, Juan và Juanita Alvarez-Vargas. Là con thứ sáu và thứ bảy của chị giúp việc cho người quản lý khu vực Grenville. Nhận con nuôi là một cơ hội đặc biệt, bởi mặc dù không có ai nói một cách chính thức, nhưng tất cả đều biết rằng cha của hai đứa trẻ sinh đôi hoàn toàn không phải là cha của sáu đứa còn lại. Ông ta không thể làm bố được vì đang ngồi tù ở St. George s, thủ phủ của đảo này từ hai năm nay. Ông bố là một người Scotland da trắng nào đấy, đã có một kỳ nghỉ hè ngắn ở Grenville theo lời mời của người quản lý. Một người Scotland với bộ dạng đế quốc - Grenada là thuộc địa của Anh cho tới một ngàn chín trăm bảy mươi tư - ông ta cho rằng mình không chỉ uống rum trong hầm rượu của gia chủ, mà còn được sử dụng thoải mái đám người phục vụ của ông ta nữa. Và cơ hội đặc biệt là từ đó. Tụi trẻ đặc biệt trắng và chỉ mang trong lĩnh duy nhất bộ gien đế quốc.
Cho dù giá là quá bèo bọt và bà mẹ của hai đứa trẻ sinh đôi hết lời van xin, cũng như bỏ mặc lời đề nghị của cô vợ tật nguyền, đương nhiên là họ chỉ nhận mỗi đứa bé trai. Trong hồ sơ nhận con nuôi, ngoài họ tên thật ra, thằng bé còn có cả họ của họ và tên đổi thành William. Ông của nó cũng có tên đúng như vậy. Cuối cùng thì họ làm thế cũng là vì nó. Điều duy nhất thiếu trong hồ sơ là ngày sinh. Vị công chức quẫn trí của chính quyền tự trị ở Grenville đơn giản là đã quên điền vào mục này.
Mãi trên đường về trên con tàu chở họ đến Filadelfia họ mới phát hiện ra điều này. Để tránh rắc rối ở cơ quan nhập cư, bố của William, không cho ai biết, đã tự mình viết ngày sinh vào hồ sơ. Ông ta chọn ngày và tháng sinh của bố mình.
Còn gì có thể cảm động hơn đối với một người ông khi thằng cháu mang tên lính, sẽ tổ chức sinh nhật cùng ngày với mình?
Vị viên chức quên ngày sinh, nhưng lại. không quên đính kèm một hóa đơn về việc nhận con nuôi với giá bốn trăm tám mươi đôla.
Để thanh toán thuế.
Gần như đúng mười tám năm sau, Wiuiam tìm giấy khai sinh của mình trong đống giấy tờ cũ của gia đình, để kẹp vào đơn xin vào học khoa sư phạm của Đại học Tổng hợp Columbia ở New Jork. Không tìm thấy giấy khai sinh, nhưng cậu ta lại trên thấy giấy nhận con nuôi đã ố vàng cùng với tờ hóa đơn đính kèm có đóng dấu "Đã thanh toán" của Phòng Tài chính huyện Columbia.
William là một cậu bé kín đáo, lặng lẽ và mơ ước sẽ trở thành thầy giáo. Ngoài ra từ năm mười sáu tuổi, cậu tập đá bóng và - giấu bố - tập đấm bốc. Khát vọng lớn nhất của cậu là trở thành một người mạnh mẽ để có thể chống lại ông bố những khi trong cơn thịnh nộ ông ta tấn công mẹ một cách rất vũ phu. Cậu căm thù bố mãnh liệt bao nhiêu thì lại tôn thờ mẹ mãnh liệt và vô hạn bấy nhiêu.
Buổi tối hôm cậu tìm thấy giấy tờ, mẹ đã nói cho cậu biết tất cả.
Cậu quỳ trước mặt mẹ vừa nghe vừa khóc, nhưng cuối cùng thì cậu cười và nói rằng: "Mẹ không thể tưởng tượng được con cảm thấy nhẹ nhõm như thế nào khi biết được cái đồ cặn bã hôi thối ấy, cái gã đã mua con với giá bốn trăm tám mươi đôla ấy không phải là bố đẻ của con. Cho dù hắn có là ai đi nữa thì cũng không thể xấu xa hơn được".
Ông nghĩ sao, hả Jakub, làm thế nào mà tôi lại biết được tất cả những chi tiết ấy?
Với lại Kim có thể mang rượu vang quay lại ngay bây giờ, bởi tôi thấy tỉnh táo và buồn kinh khủng. Mà rồi đây mới thật là buồn cơ.
Thế đấy, tôi biết được mọi chuyện chính xác như vậy từ mẹ tôi, Juanita Alvares-vargas, người không được họ chấp nhận, bởi bà vẫn là thiếu nữ.
Sáu tháng sau William đón cô em gái từ một tàu khách lớn chạy từ Grenada đến New York. Mặc dù trước đó chưa bao giờ nhìn thấy con bé, nhưng cậu không hề nghi ngờ rằng con bé, khi cậu nhìn thấy, một đứa con gái bé tí tẹo đang hoảng hốt, con ngươi mắt màu xanh đen giống hệt như của cậu rụt rè bước xuống cầu tầu. Bởi nó chính là đứa em gái sinh đôi của cậu. Nhỏ hơn mười phút. Chắc chắn cả hai đều biết điều này. Nhưng ngày sinh của chúng chính thức lại cách nhau hàng tháng. Do đó không đứa nào biết chắc được mình sinh ra lúc nào.
Người ông, nhân viên của Bộ Ngoại giao đã nghỉ hưu, đã dùng tất cả số tiền tiết kiệm được để mua vé cho con bé, và xin cậu giải quyết cho nó một chân tạp vụ trong công ty của mình trước đây. Ở đấy họ sẵn sàng nhận bất cứ ai vào làm tạp vụ miễn là rẻ và không biết tiếng Anh, để không nghe lỏm được bất cứ chuyện quan trọng nào, ngoài ra còn được "đảm bảo". Trong thời kỳ chiến tranh lạnh của Truman và săn lùng những mụ thầy bói đỏ do McCarthy chỉ đạo, thì điều này là đặc biệt quan trọng. Tiết kiệm khoản "chụp X-quang" đắt tiền và kéo dài. Được "ông bạn" có công lao xứng đáng giới thiệu, đương nhiên là họ không kiểm tra Joanita và bàng cách đó, mặc dù không có giấy chấp nhận cho làm việc và không có viza trong hộ chiếu, tháng hai năm năm mươi hai, cô em bắt đầu làm tạp vụ ở phòng thư ký của phó phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao. Một trong những Ban được bảo vệ cẩn mật nhất ở Mỹ.
Gã dừng lại, vì đúng lúc đó Kim xuất hiện. Cô mang về một cái túi vải và rút ra một chai whisky, đưa cho Jim, không nói gì. Thoạt tiên, không bình luận gì, gã vội mở cái nắp chai kim loại rồi tu lấy tu để.
- Bé cưng, chốc nữa phải kể xem em đã làm thế nào mà cái gã bán bar ấy lại dám liều tính đến vậy để bán cho em cái này? - gã bỏ chai ra khỏi miệng và hỏi.
- Anh ta không bán, mà chỉ cho thôi. Và em sẽ không kể. Em sẽ phải kể rất xấu về mẹ em. Anh kể xấu về mẹ anh là quá đủ rồi.
- Anh chưa kể điều gì xấu cả! Hơn nữa anh cảm thấy cái gã bán bar ấy giống với tay matxa của mẹ em - gã cười cáu kỉnh.
Gã đặt cái chai xuống và quay lại câu chuyện.
- Phó phát ngôn viên là một công chức cần mẫn đã lên men, là người leo lên được vị trí của mình chủ yếu là do hắn không bao giờ phản đối, bao giờ cũng có thời gian để ở lại sau giờ làm việc, hắn sẵn sàng làm mọi việc hèn hạ chỉ cất để không bị coi là kẻ không trung thành.
Hắn cũng đòi hỏi các thuộc hạ của mình lòng trung thành ấy. Do đó mà điều đầu tiên hắn kiểm tra, đó là lòng trung thành của Juanita Alvares-vargas, cô tạp vụ trê mới. Ở Grenada, đối với người Mỹ không có quá khứ cơ bản, vậy nên điều duy nhất mà hắn phát hiện ra là Juanita chưa đầy mười tám tuổi và rằng cô bé làm việc không hợp pháp.
Trong âm mưu tội lỗi của hắn, cô bé sẽ phải dùng giẻ chùi tấm ván toilet bị dây đầy nước tiểu của cái nhà vệ sinh cá nhân tao nhã của hắn và với ý đồ, mặc dù đây là điều không được phép, cô bé sẽ phải quỳ và kiên nhẫn cạo tất cả những vết mù tạt dính mỡ mà ngày nào cũng rơi xuống thảm từ cái món hot dog khoái khẩu của hắn.
Trong cử chỉ của lòng tốt vĩ đại, hắn quyết định cho cô bé cơ hội cuối cùng để "chuộc mình".
Điều này đã nảy ra trong đầu hắn vào một tối thứ tư nào đấy.
Đã thành lệ từ ba năm nay cứ tối thử tư là hắn dùng bữa với ông sếp của hắn và vợ của ông ta. Vì nhà hàng Washington Old Ebbitt Grill có tiếng dành riêng cho người giàu ở gần công ty của hắn, nên hắn không đi taxi ngay về nhà, mà quay lại văn phòng để uống martini với ôliu. Hắn bắt đầu làm vậy từ buổi thứ ba, khi nhận thấy rằng hễ cứ nghĩ đến làn môi của cô vợ thứ ba trẻ trung của sếp là hắn lại toát mồ hôi và hưng phấn.
Một lần, trong chính trạng thái hưng phấn ấy hắn quay về phòng làm việc vắng vẻ chuẩn bị cho mình một ly martini extra dry với ôliu ưa thích, đặt nó lên bàn để thư cạnh cửa sổ nhìn ra phố, mở bản concerto số ba C-dur của Haydn mà hắn yêu thích, mở cái cửa sổ lớn, tụt quần dài và cái quần sịp ố vàng vì nước tiểu rồi đứng trong niềm hân hoan của một kẻ thích khoe "của quí" với niềm tín rằng thế giới đang ngắm nhìn cái biểu tượng bé cỡ phân tử đang nửa cương cứng của hắn đầy ngạc nhiên và ngưỡng mộ. Khi cái sự bán cương cứng ấy, trái với ý muốn của hắn, biến mất, thì hắn gọi nó lại bằng cách nghĩ rằng hắn căm thù lão sếp kia thật lòng và sâu sắc biết bao, cái thằng có tất cả những gì hắn không có được: phòng làm việc rộng hơn, được tổng thống bắt tay và đã có đến đời vợ thứ ba. Càng vợ sau lại càng trẻ hơn.
Hắn, một kẻ tội nghiệp, chỉ có độc một mụ vợ già hơn sáu tuổi và kể từ khi hắn không ngủ với mụ ta nữa thì mụ phát phì ra đến nỗi hắn không dám đi đâu với mụ - vì xấu hổ - thậm chí chỉ là đến chỗ ông thợ làm bánh mì ở góc phố. Trong mối căm hờn của hắn đối với lão sếp, hắn trả thù lão bằng cách tưởng tượng ra rằng cô vợ trẻ trung của lão, trong niềm hoan hỉ với hình ảnh đầy tính đàn ông của hắn và âm nhạc của Haydn, sẽ quỳ xuống trước hắn và đưa vào miệng cái mà hắn khoe với thế giới qua cửa sổ nhìn ra phố một cách kiêu hãnh đến thế.
Mụ vợ hắn thì chẳng bao giờ chịu đưa vào miệng. Đã có lần hắn phát tín hiệu để mụ hiểu rằng hắn muốn điều đó. Mụ ta liền phản ứng bằng một sự kinh sợ như thể phải nuốt một con gián.
Một lần vào thứ tư, hắn quay về phòng làm việc trong trạng thái hưng phấn như thường lệ, bắt gặp cô tạp vụ "không trung thành" vẫn còn ở đó, đang quỳ và kiên nhẫn cạo những vết mù tạt mà hắn để dây ra thảm.
Jim ngừng kể. Nóng nảy quay người lại. Tìm thấy chai whisky gã hèn tu ừng ực. Gã châm thuốc và hơi lùi lại. Lúc này không thể nhìn thấy mặt gã đã bị bóng của cái máy nâng xuống che khuất Giọng gã, khi trở lại câu chuyện, đã khác đi.
- Và khi đó hắn nảy ra ý nghĩ là hắn có thể làm một điều gì để để cứu rỗi phẩm giá cho Juamta Aivares-vargas.
Hắn chuẩn bị martini. Mở Haydn. Mở cửa sổ nhìn ra phố. Hắn quay lại chỗ cái máy chữ, kéo tờ giấy ở đó ra và viết bằng chữ in: "VISA → GRENADA". Hắn đến chỗ cô tạp vụ đang quỳ, đặt tờ giấy xuống trước mặt cô ta, không nói năng gì, đi ra chỗ cửa sổ.
Một phút sau, bằng cái công-tắc trên bàn thư, hắn tắt hết điện trong phòng làm việc. Hắn tụt quần và đợi, cảm giác rằng hôm nay cái sự bán cương cứng của hắn sẽ tốt hơn.
Hắn quay lưng ra cửa sổ. Hôm nay, cái thế giới phải sững ra vì ngưỡng mộ sẽ nằm trọn trong phòng của hắn.
Cô bé thừa hiểu hắn muốn gì. Nó biết rằng rồi sẽ đến lúc việc này lộ diện. Nó hoàn toàn không nghi ngờ gì việc nó không được phép quay lại Grenada. Đã một lần nó thất bại, vì nó là đàn bà. Giờ đây có thể nó thắng được một cái gì đó, bởi nó là đàn bà. Với lại, có gì khác nhau đâu nhỉ. Đằng nào thì cũng sẽ đến lúc nó phải làm vậy với một du khách nào đấy.
Không nhấc gối, nó nhúng tay sâu vào xô nước pha nước giặt thảm. Nó thích cái mùi này. Nó lau mũi và miệng bằng nước đó và vẫn không nhấc gối, nó lết đến chỗ hắn. Nó tập trung vào âm nhạc. Không nghĩ đến việc mình đang làm.
Nó nghĩ về một tuần trước đây, William dẫn nó đi ăn sushi trong một nhà hàng Nhật Bản. Thật ghê tởm. Cái món sushi ấy. Lúc này cảm giác của nó cũng y như vậy: giống như thể liếm chỗ cặn sushi ở cái lỗ thoát nước bẩn thỉu bị tắc vì tóc trong bên nhà tắm của ai đó nặng mùi nước tiểu.
Sau chưa đầy một phút, mọi chuyện đã kết thúc. Nó đứng dậy và chạy thẳng đến toilet của hắn. Đầu tiên nó khạc, sau đấy thì nôn; lúc ấy nó nghĩ rằng đấy không phải lại là cái giá quá cao cho tương lai của nó. Trên tàu đi từ Grenada, nó nôn liên tục. Và toilet ở đấy làm sao mà đẹp được bằng ở đây.
Sáu tuần sau, cũng vào thứ tư, Truman thông báo sẽ không ứng cử vào nhiệm kỳ sau.
Đó là một trong những ngày hạnh phúc nhất trong cuộc đời của vị phó phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao. Trong cuộc bầu cử tiếp theo, chỉ có Eisenhower là có thể thắng. Sau tất cả những gì mà sếp của gã nói về Eisenhower của phe cộng hòa với các nhà báo, thì việc thay đổi phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao là hiển nhiên. Thứ tư ấy, đi taxi từ chỗ ăn tối về, hắn đã chiến thắng. Người phát ngôn mới chỉ có thể là hắn: Fitzgerald Douglas McManus Jr.
Khi hắn rạng rỡ bước vào phòng, Juanita như thường lệ đang cạo vết mù tạt mà hắn làm dây ra thảm. Hôm ấy hắn không mở Haydn, không mở cửa sổ để lại một lần nữa khiến cho thiên hạ phải mê mẩn với hình ảnh "cái ấy" của mình. Hắn quá hưng phấn để nhớ hết mọi việc. Cái tối thứ tư đặc biệt ấy, hẳn đi thẳng đến chỗ nó. Hắn nhấc nó đứng dậy rồi kéo đến chỗ bàn làm việc. Hắn đẩy cái máy chữ ra, xoay lưng nó vế phía hắn và hổn hển, dãi dớt, hắn kéo váy nó lên và xé quần lót của nó.
Lẩn đầu tiên trong vòng tám năm, hắn cương cứng nghiêm chỉnh. Nhờ Eisenhower.
Chính xác hai trăm bảy mươi tám ngày sau đó, ngày mười bốn tháng chín năm một ngàn chín trăm năm mươi ba, trong một bệnh viện dành riêng cho người giầu thuộc Đại học Georgetown, tôi, James Fitzgeraid Douglas McManus thuộc gia tộc Alvares-Vargas ra đời.
Cũng tại chính bệnh viện này với lòng tự trọng, Jacquline Bouvier đã để sẩy đứa con đầu lòng của mình, được biết đến rộng rãi là Kennedy, để sau đấy cho ra đời cũng tại đó Kennedy Junior. Người còn đẹp hơn cả bố.
Gã im lặng một lúc rồi với chai rượu.
- Đó là một ngày cực kỳ xui xẻo cho sinh nhật của đứa con không giá thú - gã kể tiếp. - Ngày hôm ấy cả nước Mỹ bị chấn động bởi bản báo cáo thứ hai của Kinsey.
Tôi không biết, Jakub ạ, liệu ở Ba Lan của các ông những cuốn bách khoa toàn thư có viết về toàn bộ cuộc điều tra nhà nghiên cứu sâu bọ khiêm nhường và tò mò có tên Alfred Charles Kinsey không. Rất may là cái việc cay đắng ấy không phải là chế tạo bom nguyên tử, bởi nếu không McCarthy đã ninh nhừ ông ta như đã từng làm với Oppenheimer.
Kinsey thay vì nghiên cứu tiếng kêu vo ve của một loài côn trùng có cánh nào đấy thuộc họ Cynipidae, là loài mà ông ta thích nhất, lại bắt đầu đi nghiên cứu đời sống tình dục của người Mỹ theo yêu cầu của hiệu trưởng Indiana Đại học Tổng hợp Indiana. Ông viết hai bản báo cáo đầy dâm ô về vấn đề này. Tôi sinh vào ngày cái bản thứ hai ấy được công bố. Về đời sống tình dục của phụ nữ.
Từ sáng sớm, tất cả các tờ báo ở Washington dưới những hàng tít dài lê thê đều rên rỉ trước sự sụp đổ của đạo đức và sự đồi bại của các nữ công dân, sự phẫn nộ giả tạo của các nhà chính trị, các nhà sư phạm và các vị linh mục cùng với cả một dàn đồng ca những lời chỉ trích Kinsey. Nước Mỹ khắt khe vừa mới liếm láp vết thương sau cú sốc của bản báo cáo thứ nhất lại buộc phải biết rằng, một nửa số phụ nữ Mỹ theo đạo trên ba mươi tuổi thường xuyên thủ dâm với niềm thích thú cứ ba phụ nữ Mỹ thì có một tưởng tượng về những cuộc ngoại tình với cảm giác dễ chịu, còn một phần tư ít nhất cũng từng một lần ước ao được làm tình cùng lúc với nhiều hơn một người đàn ông, và cả điều này nữa, rằng so với năm năm trước thì số trẻ em được sinh ra từ những mối quan hệ ngoài vợ chồng tăng hai trăm lần.
Những người Mỹ đích thực bị chấn động và nguyền rủa tự do ngôn luận, thứ tự do đã cho phép Kinsey đăng tải những điều vu khống kia. Những người Mỹ thực thụ hơn nữa, chủ yếu là những người rất công giáo không thể không hành động. Vì rất khó để bắt quả tang một phụ nữ Mỹ đang thủ dâm, còn đang nghĩ đến chuyện làm tình cùng lúc với cả anh thợ chữa ống nước lẫn ông đưa thư lại càng khó, nên vài người trong số họ từ sáng sớm đã quyết định đột nhập vào bệnh viện phụ sản ở Georgetown. Thể hiện sự phẫn nộ của mình và tình đoàn kết vời tất cả những phụ nữ đúng đắn của đất nước này, trên các cửa phòng mà các bà mẹ sinh con không giá thú đang nằm, họ lấy máu đựng trong xô lấy từ lò mổ gia súc ra và viết từ "đồ đĩ". Thực ra thì cái hành vi khôi hài ấy chưa phải là tồi tệ nhất. Trong hành động căm thù Kinsey và sự thật mà ông đã dũng cảm nói ra, họ còn xông vào phòng sơ sinh, giật vòng ghi tên ra khỏi cổ tay tất cả những đứa sinh vào ngày hôm ấy rồi chuyển những đứa bé đã được hoài thai trong tội lỗi từ giường này sang giường khác.
Ông hãy thử hình dung xem, Jakub, trong cái bệnh viện ấy mọi việc sẽ diễn ra như thế nào vào buổi sáng ngày hôm sau?
Song tôi đã cực kỳ may mắn. Mẹ tôi, vì không thể dấu được việc người ta đưa con của bà đi ngay sau khi sinh, nên buổi tối đã lẻn vào phòng sơ sinh và đưa tôi về giường mình. Không đầy nửa tiếng sau thì những người công giáo phẫn nộ với Kinsey đã ùa vào bệnh viện với những xô máu.
Bố tôi trả séc cho bệnh viện với điều kiện đứa trẻ sẽ phải mang họ ông. Do đó mà tôi vẫn liên tục mang họ McManus. Đó là cái séc cuối cùng, cũng là việc cuối cùng mà ông ta làm cho tôi. Đúng sáu ngày sau khi rời viện, mẹ tôi đến chỗ anh trai của bà ở New York.
Tôi không bao giờ biết vế bố. Cũng không bao giờ muốn.
Gã ra khỏi bóng tối cạnh lan can. Mắt đỏ hoe vì lấy tay lau. Gã ngồi xuống cạnh Kim, cầm tay cô đưa lên. môi, hôn khẽ. Thậm chí gã không định lau chỗ nước mắt đọng lại trên cái sẹo to trên má. Gã bỗng nói khẽ:
- Do đó mà tôi không biết chính xác ngày sinh của mẹ tôi, Jakub ạ.
Mặc dù lúc đó gã ngồi im lặng, đúng hơn là không nói, thì vẫn có một giọng nào đó từ bên trong gã, thét lên hết sức: "Tại sao lại như vậy chứ, mẹ kiếp, một số người đã không may bị coi rẻ ngay từ khi chưa lọt lòng?"
Chuyện xảy ra đã lâu lắm rồi, vậy mà anh nhớ từng chi tiết từng lời nói, đặc biệt là sự giận dữ của Jim lúc kết thúc.
Anh mở mắt, đứng dậy, thu mấy tờ giấy nhàu nhĩ mà anh lót để ngồi. Cho chúng vào cái cặp có logo của hội thảo mà ban tổ chức phát cho anh. Tiếc là, cũng như lần ở Missisipi, lúc này anh không có "cữ" nào, hoặc là chỉ một chai whisky . Anh sẽ có thể xua đuổi ngay được cái nỗi buồn chết tiệt này.
Anh nhìn quanh rồi đi về phía St. Charles Avenue. Mấy phút sau anh đã ngồi trong taxi để đến cái nghĩa trang duy nhất trong thể loại của mình: City of Dead, tức là Thành phố của Những người đã khuất ở New Orleans.
CÔ : Xe khách đi Paris xuất phát từ bến xe cạnh Ga Trung tâm. Alicja và Asia đã ở đó khi cô ra khỏi ôtô mà ông chồng đưa cô đi. Chồng cô đỗ khựng lại cạnh lối vào bến và đơn giản là để cô xuống. Như một lái xe taxi. Thành thật mà nói, thì cô dửng dưng với chuyện đó. Sau những gì anh ấy đã làm với cô vào đêm cuối cùng, cô hoàn toàn không còn muốn bất cứ một thứ tình cảm nào khi chia tay. Nhưng anh ấy cũng có thể giúp cô lấy cái vali nặng từ cốp xe xuống chứ. Cô thậm chí không ngoảnh đầu lại khi anh ấy đi khỏi với tiếng rít của lốp xe. Anh ấy có thể đi khỏi với tiếng rít của lốp xe bằng cỗ xe tuần lộc. Đơn giản là anh ấy có cáitính ấy. Nhưng bây giờ thì hoàn toàn không quan trọng.
Cô đến với Jakub! Đến Paris!
Thực ra thì việc cô đi đâu là ít quan trọng nhất. Cô có thể đi Ulan Bator.
Asia nhận ra cô ngay và chạy lại chỗ cô để giúp cô kéo cái vali đến chỗ người lái xe đang xếp hành lý vào khoang đựng hành lý. Alicja thì đã kịp "cắt đứt với thế giới": cô nàng đang nói chuyện với một thanh niên đang đeo tai nghe.
- Lần cuối cùng tụi mình đi Pháp, chồng cậu cũng đưa cậu đến Ga Trung tâm, nhớ không? - Asia nói khi hai người đang cùng kéo cái vali qua những chỗ lồi lõm của mặt đường nhựa đang mềm ra vì nóng.
Và nói thêm, bực tức:
- Nhưng hồi đó anh ấy còn sẵn sàng bế cậu trên tay. Bây giờ thì thậm chí xách cho cậu cái vali cũng không muốn: Nhưng anh ấy có lý. Đàn ông giống như một số các nguyên tố phóng xạ: có thời gian phân rã từng phần rất ngắn. Sau đó chỉ còn phát sáng theo dấu vết. Và chủ yếu là trong các phòng thí nghiệm khác. Cho dù không nhất thiết chỉ cần thí nghiệm viên là một cô gái lạ và trẻ.
Cô ta buông vali, ưỡn thẳng lưng và thở dài:
- Cậu nói cho mình xem nào, tại sao cậu lại cáu kỉnh với anh ấy thế? - cô ta bất ngờ hỏi, nhìn thẳng vào mắt cô.
- Mình không muốn nói về chuyện này. Hôm nay lại càng không - cô trả lời.
Asia nghiêng người và nói nhỏ:
- Mình có kế hoạch cho từng phút. Cậu biết là trong thời gian mà chúng mình ở đấy, ở d Orsay có triển lãm gần như là về tất cả những gì Renoir đã vẽ? Cậu không thể chọn được thời điểm tốt hơn đâu. Mình hưng phấn gần như cái hồi tụi mình đi Nimes ấy. Cậu đã bị Paris làm cho lóa mắt.
Đúng thế, cô không thể chọn được thời điềm tốt hơn. Mặc dù không phải là Renoir, mà cô có thể nhân tiện xem không biết chán, nhưng một người đàn ông hoàn toàn khác đã quyết định khi nào thì cô có mặt ở Paris. Về điều này thì Asia - cho tới bây giờ - chưa biết.
Vậy mà chỉ mười ngày trước đây thôi, cô không thể nghĩ rằng nói chung, điều này là có thể. Có một hôm anh viết email cho cô:
Munich ngày 28 tháng sáu
Anh sẽ bay đi New Orleans để dự hội thảo. Đến New Orleans của anh. Anh sẽ về qua New York và hãng hàng không TWA muốn anh từ đó đến Munich qua Lon don hoặc Paris.
Em có thể đến đâu được?
Jakub.
Anh đã làm cô ngạc nhiên bằng những thông tin về những chuyến đi của mình. Ở bên anh, dường như thế giới trở nên nhỏ hơn rất nhiều. Boston, San Francisco, Lon don, Geneve, Berlin, rồi lại San Francisco. Còn bây giờ là New Orleans. Cô biết với anh, thành phố này có ý nghĩa như thế nào.
Mấy hôm sau, trên đường về nhà qua khu Krakowskie Przedmiescie, cô để ý thấy một văn phòng du lịch trưng biển quảng cáo về một chuyến du lịch ngắn ngày đi Paris. Bình thường thì cô đã bỏ qua, nhưng đúng hôm ấy ngay lập tức cô liên tưởng Paris với Jakub của cô. Nhìn thấy ngày ở Paris trùng khớp với ngày mà Anh có thể đến đó, cô bèn vào, đã hơi hơi hưng phấn, văn phòng vắng vẻ, có điều hoà nên rất dễ chịu trong cái nóng này. Một thanh niên trẻ, có lẽ là tập sự, đứng phắt dậy khi thấy cô bước vào, và sau khi mời cô ly nước khoáng mát lạnh cậu ta mới ngồi xuống. Khi cô ngoan cố và không chút hy vọng xin một lát chanh - hầu như bao giờ cô cũng uống nước khoáng với chanh - cậu ta cười và đưa cho cô tờ giới thiệu về văn phòng của họ, rồi đi vào phòng trong. Một lát sau cậu ta đi ra với một cái đĩa sứ, trong đó là những lát chanh đã gọt vỏ, hai lá cờ Pháp và Ba Lan nhỏ xíu trên những cái que nhựa được cắm vào những lát chanh. Cậu ta cười với cô. Cậu ta có cặp mắt rất to mâu nâu, hai bàn tay mảnh mai và dài một cách đặc biệt, người thơm mùi nước cạo râu đắt tiền. Cô sửng sốt nhận thấy kể từ khi quen biết với Jakub, những người đàn ông mà cô gặp lại có màu mắt, lại thơm tho theo cách rất khác biệt và điều gần đây khiến cô xúc động là họ có cặp mông rất hấp dẫn hoặc hoàn toàn không đáng để quan tâm. Cô lấy một lát chanh rồi chỉ vào lá cờ Pháp trên cái que, hỏi nhỏ:
- Làm sao mà cậu biết được tôi muốn đi Paris?
Sau khi kiểm tra trong máy tính, cậu ta chắc chắn với cô rằng họ còn vài chỗ đi bằng xe khách, nhưng chỉ còn hai chỗ trong khách sạn ở Paris. Cô hỏi cậu ta có thể gọi điện được không. Cô bấm số di động của Alicja.
- Ala, cậu đừng có kế hoạch gì vào chủ nhật mười bốn tháng bảy nhé. Cậu sẽ đi Paris với mình. Chính cậu nói với mình là từ bé đã mơ ước được nhìn thấy Paris, đúng không?
Im lặng một lúc. Cô nghe thấy Alicja nói với ai đó.
- Tuyệt lắm, vì cậu đã nói với mình từ hôm nay. Còn ba ngày nữa mới đến chủ nhật cơ mà. Tất nhiên là mình sẽ đi, nhưng với một điều kiện: Asia sẽ cùng đi với tụi mình. Nó đang ở đây với mình đây này.
Cô cười. Chỉ có Ala và Asia mới có thể phản ứng như vậy. Phải nói thật là, đôi khi cô hình dung ra một thế giới không có đàn ông, nhưng thế giới mà thiếu hai đứa bạn này thì cô chịu, không thể tưởng tượng nổi. Họ đã hiện hữu trong cuộc đời cô "từ thuở cha sinh mẹ đẻ". Và mặc dù, mà cũng có thể do vậy là họ khác nhau và khác cô đến thế, cô vẫn cảm thấy nếu thế giới của cô mà thiếu hai đứa ấy thì giống như một thế giới bị mất đi một chiều. Phẳng.
Alicja...
Một nửa trái tim lang thang đi trên nửa thứ hai không ngưng nghỉ. Một cô gái tóc vàng sẫm với cặp mắt gần đây có màu thay đổi tùy thuộc vào màu của kính áp tròng. Chủ nhân của bộ ngực tuyệt hảo, trưng ra hoặc giấu đi tây thuộc vào chỉ số trên cái cân điện tử trong phòng tắm của nó. Khi vô cùng bất hạnh vì sự cô đơn cửa mình, cái chân váy ngắn của nó trở nên ngắn hơn, trang điểm đậm hơn, còn bản thân nó thì gầy đi với tốc độ đáng sợ - bao giờ cô cũng ghen với nó về điều này - nhưng dẫu thế thì bộ ngực của nó vẫn nhô lên đầy quyến rũ dưới lần áo sơ-mi hoặc áo len ngày một chật hơn. Khi có một chàng nào đó, nó béo ra với nụ cười trên môi và che cơ thể ngày một mảnh mai nhưng hạnh phúc vì được đàn ông chạm vào của mình bằng nhũng chiếc áo len bó sát mà nó tự đan.
Nó mơ một tình yêu lớn như đứa trẻ mơ ước những gói quà dưới cây Noel. Nó đi tìm tình yêu ấy ở khắp nơi và không mệt mỏi. Ngay trong lần hò hẹn đầu tiên nó đã nghĩ mình sẽ mặc chiếc váy cưới như thế nào, còn đến buổi thứ hai, khi chàng nghĩ chủ yếu đến việc sẽ về nhà nó hay về nhà anh ta sau bữa tối, thì nó băn khoăn về việc liệu chàng có chắc chắn là một ông bố tốt của những đứa con nó hay không. Hầu như tất cả những người đàn ông của nó đấu đến ở nhà nó sau hai tuần quen biết, nhưng chỉ có một là chịu được quá hai tháng. Trong trí tưởng tượng đầy màu sắc của mình, với anh chàng "duy nhất này", nó cương quyết quên để lại một chỗ ít ỏi cho nỗi buồn. Những người đàn ông, ngoài ưu điểm lớn là quyết định sống cùng nó, còn có rất nhiều những điểm yếu thường tình rất con người: ngáy to về ban đêm, xuất tinh quá sớm, đứng tiểu và phun cả nước tiểu ra phòng tắm sạch đến vô trùng của nó, cạo râu hay đánh răng xong thì để chậu rửa bẩn thỉu và nói chung không hề có ý muốn làm tình một cách khéo léo chỉ vì nó mải lúi húi dưới bếp suốt buổi chiều để chuẩn bị một bữa tối bên những ngọn nến.
Nếu cô là đàn ông, cô sẽ cưới ngay Alicja. Hai lần. Thậm chí cả lần thứ hai tại nhà thờ. Theo cô, Alicja là giải loto to nhất dành cho những anh chàng tình dục khác giới độc thân, đã ly hôn hoặc đang muốn ly hôn. Nó sẵn sàng cho hôn nhân như những nhà leo núi người Đức sẵn sàng leo lên đỉnh Everest. Thậm chí họ còn có cả chúc thư được công chứng viên xác nhận. Alicja chưa có chúc thư, mà trong đó đương nhiên là nó sẽ để lại toàn bộ cho "người chung thân yêu nhất của mình", nhưng một nửa tủ quần áo của nó bao giờ cũng để trống, chờ những cái chổi, những con dao và nước cạo râu cùng với bao cao su của chàng.
Ngoài việc nó là học viên của khóa nấu ăn tốt nhất ở Warszawa, có dạo nó còn học liền một tuần cách pha chế những loại drink ngon nhất từ một ngưòi bán bar mà nó kết thân. Tất cả là dành cho "anh ấy". Nhưng phải nói thật rằng Alicja chưa hoàn toàn tin rằng con đường đến trái tim đàn ông lại đi qua dạ dày. Nó cho rằng có thể đi tắt. Và do đó mà nó đã bỏ ra khối tiền để mua hai tập mới nhất, mà phải là "xịn" của Kamasutra, đọc Cosmopolitan bằng tiếng Anh, bồi hồi ấy còn chưa có bằng tiếng Ba Lan, nhờ đó mà nó biết được, ví dụ như thế nào là "kiểu Hy Lạp", hay tại sao chàng sẽ rên lên vì sướng... Ngoài ra gần đây, nó tập cơ "chỗ kín"với một kỷ luật quân sự thực thụ.
Nhưng ngay cả những cái đó cũng chả giúp được gì nhiều. Cô biết rất rõ, vì Alicja kể cho cô nghe về chuyện này thật tỷ mỷ, nó thất vọng với những người đàn ông của mình chủ yếu ngay sau tuần đầu tiên. Nó đã khẳng định không biết bao nhiêu lần rằng đàn ông, nói chung đó là những tạo vật kỳ dị. Họ sợ bác sĩ chữa răng, sợ rụng tóc và sợ điện thoại di động của họ bị ngoài vùng phủ sóng. Nó nhận thấy, không phải là vô lý, rằng trong tất cả sự lo sợ ấy, thì tiền liệt tuyến đã "bẫy" họ. Thỉnh thoảng, phần lớn là sau tuần thứ ba chung sống, nó sợ rằng bỗng dưng "người duy nhất và trong mơ" của nó, khi nó áp bộ ngực nóng ran dưới lớp áo ngủ đã cởi ra của nó vào chàng, lại nói: "Em yêu, để cho anh yên nào. Em không thấy là hôm nay anh có chu kỳ à?" Bởi nó muốn có lửa hàng đêm. Nó quên mất rằng chỉ có linh cứu hỏa mới có lửa hàng đêm mà thôi.
Chính trong những khoảnh khắc như vậy, Alicja bắt gặp những ý nghĩ kinh hoàng của mình, rằng thực ra thì cái gã đang nằm cạnh nó trên giương đây đã làm xáo trộn cái mà nó thích nhất: nỗi cô đơn hài hòa, được chăm chút cẩn thận và ổn định. Nỗi cô đơn song hành với phòng tắm lúc nào cũng sạch sẽ, bát đĩa xếp ngăn nắp trong máy rửa, túi chườm được đặt lên bụng trong ngày đầu có kinh mà không phải ngại ngùng gì và những tối thứ bảy ngồi trước vô tuyến hay đọc sách trong tiếng hát của Kenny G thay vì những buổi tối chơi bài tẻ nhạt đến ghê người trong làn khói thuốc lá bất tận hoặc những cuộc gặp gỡ điên rồ, đầy thô bỉ bên những chai rượu cùng với những người bạn cùng đơn vị, hay cùng trường kỹ thuật hoặc cùng cơ quan của anh ta.
Nhưng nó chỉ nghĩ thế được một lúc và với cảm giác có lỗi kinh khủng. Bởi cô đơn, đó chẳng phải là dạng đau khổ tồi tệ nhất sao! Phải chăng Tạo hóa đã tạo ra thế giới chính vì Người cảm thấy cô đơn? Cứ để cho anh ấy ngáy, cứ để cho anh ấy vứt những đôi tất bẩn ra giữa phòng và hút thuốc trong phòng ngủ. Chỉ cần anh ấy hiện hữu.
Tất cả "những người đàn ông của nó" không biết - hoặc không muốn - nói chuyện với nó. Cùng sống với nó, cùng ăn tối và ăn sáng với nó, cùng có những cuộc siêu - tình yêu với nó - bởi nó không ngại ngần làm tất cả những gì họ muốn và những gì nó đọc được trong những tờ báo mới nhất dành cho những cô gái muốn tìm kiếm nhiều đỉnh điểm trong một lần với Chính Người ấy - nhưng điều đó không có nghĩa là họ muốn cùng già đi với nó. Còn nó chủ yếu lại muốn nói về chuyện đó và chờ đợi những lời tuyên bố dứt khoát từ phía họ. Những người mà nó gặp cho đến lúc này không quan tâm tâm đến những chuyện về đám cưới, về "cùng" mua một căn hộ rộng hơn và về màu giấy dán tường trong phòng trẻ, nếu sẽ là "con gái". Do đó mà họ chuyển đi chỗ khác phần lớn là sau tháng thứ hai.
Tuy nhiên nói chung chỉ có những người có thể dọn đến ở với nó mới làm vậy. Có cả rất nhiều người không thể đến ở với nó được. Những người này, mặc dù hay nói với nó về tất cả những chuyện lãng mạn mà nó ước ao, hơn những người kia, nhưng lại là những kẻ tồi tệ nhất. Họ có vợ, thường là có con và "không thể làm chúng bị tổn thương", có cả tiểu sử đầy khủng hoảng nội tâm. Với họ thì hoàn toàn không thể nói về giấy dán tường trong phòng trẻ được, đã thế, Alicja lại rất khó phân biệt được những người đàn ông mới chỉ có ý định bỏ vợ với những người đã làm điều đó. Khi cuối cùng nó nhận ra được sự khác nhau đó thì đã quá muộn để tránh và để không phải nhận cú đấm tiếp theo.
Mỗi cuộc chia tay với người đàn ông của cuộc đời đối với Alicja như một cú đụng phải xe tải. Khi đã ổn định trở lại đủ để có thể nghĩ về tương lai, nó lại bắt đầu liếc dọc liếc ngang. Lại gầy đi và ngực lại nhô ra phía trước. Cô cũng ghen với nó về điều này. Khi cô gầy đi thì chính ngực cô lạ nhỏ đi nhanh nhất. Nhiều khi cô tưởng như là chỉ có mỗi ngực là nhỏ đi.
Hiện tại bộ ngực của Alicja, chỉ được che hờ hững bằng những chiếc áo bó sát rộng cổ rất mát trong cái nóng tháng bảy này, lại thông báo với thiên hạ rằng, nó đang tìm kiếm. Hẳn vì vậy mà nó quyết định đi Paris nhanh thế. Đây là một sự trùng hợp ngẫu nhiên đầy may mắn. Nếu đúng lúc Alicja đã có một ai đó, thì đừng có hòng mà nó chịu rời Warszawa. Nhưng may mắn thay, cả cho nó nữa, nó lại đang một mình. Vậy là nó quyết định đi. Thêm vào đó, nó còn kéo theo cả Asia nữa.
Asia...
Là sinh viên toán, mê phân tích toán ngang với thơ của Wojaczek. Tóc nâu đài và cặp giò cực kỳ mảnh mai, thời gian gần đây được khoe ra một cách dũng cảm dưới những cái chân váy ngày một ngắn.
Một cô vợ có kỷ luật của một gã với vô số những mặc cảm và tâm tính của một tay hạ sĩ trong đội hình phạt: Của một gã hay và thích sờ vào thân và lốp của cái xe maluch ba năm tuổi hơn là vào thân thể vợ. Khi lấy chồng, nó đã tin chắc là mình yêu người đàn ông ấy. Với lại hỏi ấy nó còn quá trẻ. Khi anh ta xuất hiện ở cái thị trấn của nó và trong cuộc đời nó thì nó còn chưa đầy mười tám tuổi. Điềm đạm, ăn mặc sạch sẽ, không chín thề cũng không uống rượu. Cái sự không uống này cột nó vào anh ta hơn cả. Khi còn là một cô gái đang lớn, nó không xấu hổ vì đôi chân quá gầy và cong hoặc vì những cái váy tồi tàn mà mẹ nó cử luôn luôn phải chữa và nhuộm lại còn lũ bạn gái cùng lớp thì cười. Nó chỉ xấu hổ vì có ông bố say, thường nằm trên cái ghế dài ngay lối lên cầu thang của nhà tập thể. Bao giờ cũng vậy. Bố nó bao giờ cũng uống. Mẹ nó bao giờ cũng khóc, nó bao giờ cũng xấu hổ. Người chồng tương lai đã giải thoát cho nó khỏi nỗi xấu hổ ấy. Không uống lại cần đưa nó lên Warszawa. Thế thì làm sao mà không yêu anh ta cho được?
Thầm lặng, hơi rụt rè, một kẻ chỉ đi trên cảm xúc và niềm vui trong bản thân mình. Mỗi ngày sống mà không có "trải nghiệm" đều khiến nó buồn phiền. Khi "dứt ra được một lúc cho riêng mình" trong cuộc sống hối hả với công việc ngập đầu ngập cổ và cô con gái cưng Dominika được sinh ra khi nó còn quá trẻ, thì nó lại đi xem các phòng tranh, bảo tàng hay nghe hòa nhạc, nó còn đi nghe cả những bài giảng về vũ trụ học, gien học và tâm lý học. Quay về từ những "phút cho riêng mình" như vậy, nó tràn đầy hưng phấn bằng những gì đã trải qua, nhưng cũng sợ hãi và với cảm giác có lỗi với chồng, người chỉ trong hành vi của lòng tốt bất thường và chỉ một lần trong một tháng đồng ý một mình trông con "tối đa là trong vòng hai giờ", người không thể hiểu được cô vợ "lập dị" của anh thực sự muốn gì.
Nó đã làm anh ta thất vọng. Hoàn toàn thất vọng. Nó chỉ có mỗi việc là yêu anh ta, nuôi dạy đứa con gái cho anh ta và học làm mứt dự trữ cho mùa đông. Trong khi đó thì nó tốt nghiệp khoa toán và mua mứt trong cửa hàng ở góc phố. Nhưng đấy chưa phải là tệ hại nhất. Nó không còn yêu chồng nữa. Sao nó lại có thể vô ơn như vậy được?! Anh ta đã đưa nó từ "vùng sâu vùng xa, nơi không có cả tàu điện" lên Warszawa, gần như là anh ta đã dạy nó "ăn bằng dao và dĩa", thế mà bây giờ nó lại còn "bày đặt làm một bà kỹ sư nhạy cảm".
Mới rất gần đây thôi, trong một bữa tiệc sinh nhật của nó, họ đã đóng cửa trong phòng tắm và Asia đã kể cho cô nghe những chuyện này, những chuyện mà trước đây nó chưa bao giờ kể khi có mặt Alicja.
Nó không biết chính xác từ khi nào nó không còn yêu chồng mình nữa. Có thể từ cái lần, mặc cho nó đã nài nỉ, anh ta vẫn đi trượt tuyết ở Szezyrk, đề nó ở nhà một mình cả một tuần trong khi đang mang bầu ở tháng thứ bảy và đang bị ra huyết. Nó xấu hổ không dám gọi điện cho bố mẹ. Một mình lái xe đến bệnh viện trong bộ đồ ngủ. Đến tận bây giờ nó vẫn còn nhớ - nó run run khi kể đoạn này - vệt máu âm ấm - chảy dọc theo đùi nó và thấm vào cái thảm bọc ghế xe mà chồng nó vừa mới giặt như thế nào. Còn nó thì không biết mình sợ cái gì hơn: mất đứa con hay không biết anh ấy sẽ nói gì khi nhìn thấy những vệt máu trên ghế.
Hay cũng có thể từ cái lần đi làm về, mệt bã người sau một đêm không ngủ, và ở hành lang, ngay trước cửa vào thang máy, nó nhìn thấy con chó của họ nằm trên nền gạch lạnh, trong bãi nước tiểu và những cơn co giật.
Một ai đó trong số những người hàng xóm, không nhất trí với việc họ nuôi chó trong nhà nên đã cho nó ăn bả. Nó quyết định phải cứu con chó. Chăm sóc nó. Chữa cho nó. Nó yêu con chó ấy lắm. Thực ra kể từ khi ở Nimes về mấy năm trước, con chó nào nó cũng yêu. Nó cho con chó uống thuốc mà nó mua bằng tiền tiết kiệm riêng của mình. Mấy ngày gần đây nó không ngủ, để dọn những đống nôn của con chó, thay cái áo khoác cho nó bị thấm nước tiểu và cho nó uống kháng sinh mà bác sĩ thú y kê đơn cho. Chồng nó cho rằng đây là con chó của riêng nó và đơn giản là một hôm anh ta đi làm về trước nó, bèn quẳng con chó ra ngoài cầu thang, vì anh ta "không thể chịu đựng được cái mùi hôi thối ghê tởm ấy hơn nữa". Lần đầu tiên nó bị một cơn kích động. Nghe những lời chửi rủa được hét lên bằng cái giọng the thé của mình mà nó lấy làm ngạc nhiên không hiểu mình lấy đâu ra những từ ấy. Sau sự kiện ấy, chống nó cũng nhận ra rằng có một giới hạn, mà nếu vượt qua nó thì bà vợ vốn hiền lành và nết na của anh ta sẽ trở nên không thể lường trước được và có thể làm mọi thứ.
Hai ngày sau đó thì con chó chết. Về đêm. Con chó bỗng thôi không khò khè. Nó biết rằng thế là hết. Nó ngồi tựa vào cái tủ lạnh ở dưới bếp và khóc. Quyết định sẽ không nói gì với chồng. Sáng ra nó gọi điện cho bố. Họ đến vườn của bố mẹ nó ở Anina và chôn con chó ở cuối hàng cây. Ngay bên cạnh bồn hoa mà cứ mùa xuân đến là những cây hoa cúc lại mọc. Bây giờ thỉnh thoảng, khi đưa con gái đến vườn của ông bà ngoại, nó lại giấu tất cả mọi người đến chỗ đó và ngồi lên bãi cỏ. Nhìn vào chỗ mà họ đã chôn con chó và nghĩ về nó. Có lần đứa con gái lẳng lặng đến chỗ bồn hoa và bắt gặp nó đang khóc. Khi ấy nó không kể với con bé về con chó.Sợ nó buồn.
Hay cũng có thể từ cái lần anh ta đi làm về sớm và bắt gặp nó đang khóc trên một cuốn sách trong phòng ngủ, trong khi cô con gái thì chơi ở trong bếp, bột vãi tung toé và cả cái bô nước tiểu đổ lên người nó. Thực ra thì không thể để xảy ra như vậy được. Đơn giản là nó quên mất xung quanh, chỉ đắm chìm trong những trang sách đang đọc. Nó nhìn anh ta, hoảng sợ khi anh ta sùi bọt mép và gọi nó bằng đủ các từ tồi tệ nhất, và nó phân vân, ở đâu rồi người đàn ông năm nào còn khiến nó xúc động như cuốn sách này.
Sau sự cố ấy, anh ta quyết định phải trừng phạt nó. Anh ta không ngủ với nó nữa. Không phải vì anh ta không cần. Anh ta cần. Thỉnh thoảng khi cho quần áo vào máy giặt, nó nhìn thấy những cái khăn với những vệt tinh dịch đã khô của anh ta hoặc là những vết trắng trên quần lót của anh ta.
Anh ta không ngủ với nó để trừng phạt. Vì tội nó thông minh hơn, nhạy cảm hơn, nó đọc sách và khóc vì những cuốn sách đó.
Thực ra thì đó không còn là bất cứ một hình phạt nào hết. Điều này nó cũng nói với cô lúc họ đóng cửa trong phòng tắm. Gần gũi với chồng không còn là niềm vui sướng của nó nữa, bởi nó nhận thấy thực ra anh ta có cần nó đâu. Chỉ sau một năm, nó đã quen với chuyện anh ta cứ lặng lẽ mà gần gũi với nó. Nó muốn nghe thấy anh ta. Nó muốn anh ta gọi thầm tên nó, nói với nó những lời tình cảm hoặc kể cả anh ta thô bạo cũng được. Đôi khi nó muốn cả điều ấy nữa. Nhưng anh ta chẳng nói gì. Không bao giờ nói gì. Có lần, khi đang "ấy", nó thầm thì tình cảm với anh ta. Anh ta liền rời ra, đẩy nó ra xa và bảo rằng "phải im lặng, vì anh ta không thể tập trung được".
Sự im lặng của anh ta khi chuyển động trên người nó với hàm răng cắn chặt chẳng khác gì một ông thợ mộc trong buổi thi lên bậc nghiêng người trên tấm ván mà ông ta phải cưa thật chính xác! Việc này bao giờ cũng diễn ra nhanh đến mức nó thậm chí chưa kịp ướt. Anh ta kết thúc rất hoan hỉ với chính mình, ra khỏi nó và vào phòng tắm, sau đó thì không quay lại với nó nữa. Anh ta lấy bia trong tủ lạnh, mở vô tuyến và xem cho đến khuya cái chương trình đấm bốc điên rồ trên Eurosport, trong khi nó nằm quay mặt về phía cái lò sưởi gang cũ kỹ và tự hỏi, liệu anh ta có cảm giác cũng như thế khi cho của mình vào lỗ của cái máy hút bụi mới của họ không. Nhưng nó mới chỉ nghĩ như vậy từ cách đây không lâu. Mấy tháng trước, nó còn khóc thầm, cố giấu đi tiếng ngẹn ngào - để anh ta không nghe thấy - bằng chiếc gối đẫm mồ hôi của anh ta.
Khi Asia kể với cô chuyện này, cô liên tưởng ngay đến những gì xảy ra mấy tháng trước đây tại một trong những cuộc gặp ở quán rượu mà chồng Asia cũng có mặt ở đó như một sự hy hữu. Rất hiếm khi anh ta đi cùng nó. Bởi trên nền của người vợ hiểu biết anh ta bao giờ cũng trở nên tầm thường không biết nói gì. Thực ra thì anh ta thậm chí chẳng cần phải "trở nên" - mà là một kẻ tầm thường đích thực và thực sự là không bao giờ nói gì.
Tối hôm ấy Asia, sau khi đã uống mấy ly, với cặp mắt long lanh và mái tóc dài để xõa rối bời, được một anh chàng diễn viên trẻ mà người yêu của Alicja dẫn đến tôn thờ không chút e ngại, bắt đầu kể chuyện cười. Tất cả chăm chú nghe nó kể. Bao giờ Asia cũng kể những mẩu chuyện cười hấp dẫn nhất. Đến một lúc nó chợt hỏi:
- Có ai biết một cuộc làm tình của các cặp vợ chồng ở Warszawa diễn ra trung bình trong bao lâu không?
Tất nhiên là chẳng có ai biết chính xác bằng Asia.
- Khoảng hai mươi ba phút. Tất nhiên là bao gồm cả khâu cởi quần áo, khúc dạo đầu, bản thân sự chung đụng và cả những tin tức của chương trình Toàn cảnh vào nửa đêm nữa.
Khi tất cả thôi không cười nữa nó mới nói thêm:
- Trong một số gia đình thì thay vì Toàn cảnh là tóm tắt tin trong ngày của Eutosport. Bản tin này đài đúng hai mươi phút, dài hơn Toàn cảnh năm phút.
Im lặng. Tất cả những người đang ngồi trong quán này trừ cậu diễn viên trẻ đều biết rằng chồng Asia chỉ xem hầu như mỗi Eurosport. Họ liếcnhìn anh ta. Có tia căm hờn trong mắt anh ta còn miệng thì mím chặt. Một lát sau anh ta đứng dậy và đi ra không tạm biệt ai. Asia không rời kỉoi chỗ. Nó ở lại với mọi người cho đến hết buổi tối. Cậu diễn viên trẻ không để píi thời gian. Kéo ngay cái ghế của mình đến cạnh Asia và tất cả những chuyện cười tiếp theo nó chỉ kể cho cậu ta.
Đêm hôm ấy sau khi từ quán rượu về, không chợp mắt được, vượt qua sự e ngại và lấy một cái cớ nào đấy, cô gọi điện đến nhà Asia để chắc rằng mọi việc vẫn ổn. Cô lo cho nó. Vì cô biết rằng lão chồng nó khó mà lường trước được. Nhưng Asia vẫn chưa về.
Hai tháng sau, Asia gửi cho cô một e-mail, thú nhận rằng đêm hôm ấy, khi cậu diễn viên trẻ đưa nó ra bến taxi qua một công viên vắng vẻ, để "đi tắt", nó bỗng ôm lấy cậu ta và hôn. Nó chỉ muốn hôn cậu ta. Không hơn. Chỉ có thế.
Cô nhớ mình đã cảm thấy một kiểu hưng phấn và ghen, khi đọc tiếp e-mail đó:
Hắn nắm tay mình. Bọn mình biến khỏi con đường trong công viên đằng nào thì cũng vắng vẻ, đến dưới một cái cây khổng lồ cạnh bãi cỏ. Hắn cởi áo comple, trải lên bãi cỏ đẫm sương. Bế nhẹ mình và đặt lên áo comple. Hắn cởi váy và tất của mình. Khi mình đã khỏa thân ở nửa dưới, hắn quỳ xuống trước mình và bắt đầu hôn từ chân mình. Hắn đã hôn chân mình như từ trước tới giờ chưa một ai đã hôn môi mình như vậy. Cậu có hình dung ra không?!?!?!
Hắn chợt quờ thấy đôi giầy của mình. Thế là hắn nhẹ nhàng đỡ mình dậy và xỏ giầy cho mình. Mình lại cao hơn 8 phân. Điều này rất có lợi cho bọn mình sau đó...
Nhưng đó là về sau. Trước đấy... hai ngón tay .. Cậu biết đấy.
Thật tuyệt vời. Hắn nói với mình không dứt. Thậm chí mình không nhớ là hắn đã nói gì nữa. Với lại điều ấy cũng chẳng quan trọng.
Hắn nói.
Mình không gặp hắn thêm một lẳn nào nữa.
Nhưng mình đến công viên. Thường nhất là vào những lúc buồn hay mình đọc được một cuốn sách quan trọng nào đấy.
Lần ấy, mình về nhà vào sáng sớm, ống ấy chỉ đánh mình có mỗi một lần. Khi con bé bị tiếng hét của bố làm thức giấc và khóc mình lấy vali trong tủ ra và bắt đầu gói ghém.
Không biết tại sao mình lại thu đồ của con bé trước tiên, sau đó là những cuốn sách của mình. Khi mình ra khỏi nhà, ông ta quỳ xuống và nức nở. Thế là mình ở lại. Thực ra thì đấy là một người tốt. Anh ấy đã thay đổi. Thôi không xem Eurosport nữa.
Asia
Cô nhớ là lúc đọc xong bức e-mail này và biết rằng việc "anh ta không xem Eurosport" là một động thái đầu hàng. Toàn bộ nỗi buồn và đau khổ của động thái ấy chỉ có Asia mới mô tả được trong một câu ngắn như thế. Dù sao thì sự đầu hàng đó kiểu gì cũng vẫn là chiến thắng của Asia. Nó không còn là một anh lính trơn trong đội trừng phạt của lão chồng mình nữa.
Những chàng lính trơn thì không thể được phép đi Paris!
Người tập sự trẻ cười hỏi đã bứt cô ra khỏi dòng suy nghĩ:
- Vậy tôi sẽ giữ cho chị hai chỗ này chứ?
- Không - cô trả lời quả quyết. - Bao giờ anh có ba chỗ thì tôi sẽ đi.
Anh ta không nói gì, quay lại tủ tài liệu lớn. Anh ta lấy ra một cái cặp và nhìn vào mắt cô hỏi:
- Họ, có nghĩa là cái khách sạn này có trang web của mình trên mạng. Tôi có thể kiểm tra xem có thay đổi gì mới không. Chị có thời gian chờ được không? Anh ta hỏi, vừa rót thêm nước khoáng vào cốc của cô và không cần hỏi, cho thêm vào đó một lát chanh.
- Tất nhiên là có chứ. Tôi có thể ngồi gần chỗ anh được không? Tôi muốn xem anh làm như thế nào.
Kể từ ngày biết Jakub thì tất cả những gì liên quan đến Internet đều khiến cô tự động liên tưởng đến một cái gì đó hết sức đáng chú ý, hấp dẫn và vô cùng bí ẩn.
Không đợi anh ta trả lời, cô dịch cái ghế của mình để nhìn thấy màn hình. Cô chạm vào thành ghế của anh ta và phân vân, không biết anh ta sẽ nghĩ như thế nào về cô, nếu tự nhiên cô hỏi anh ta dùng loại nước cạo râu nào.
Anh ta gõ địa chỉ trang web của khách sạn: www.relais-bosquet.com.
- Chị biết không, khách sạn này nằm ở Quảng trường sao Hỏa và chị có thể ở gần như là ngay cạnh tháp Eiffel.
- Bây giờ thì tôi biết rồi. Nhưng tôi hoàn toàn dửng dưng. Tôi rất muốn có mặt ở Paris vào ngày mười bảy tháng bảy. Tôi có thể ngủ kể cả ngay trên bãi cỏ dưới chân tháp Eiffel cũng được. Nếu mọi việc suôn sẻ, thì nói chung là tôi sẽ không ngủ. Điều cơ bản tôi muốn là các cô bạn tôi sẽ có giường trong khách sạn này. Nếu có cả phòng tắm nữa thì anh đúng là vàng ròng đấy.
Cô nhìn lên màn hình trong khi anh ta lướt các trang web của khách sạn mô tả nội thất các phòng, các dịch vụ của khách sạn và cả bản đồ vị trí của khách sạn nữa. Đúng thật. Khó có thể hình dung lại có một khách sạn nào gần tháp Eiffel hơn. Trên màn hình có sơ đồ của các phòng còn trống.
- Chị muốn phòng đơn hay có thể ngủ chung với các bạn chị? - anh ta hỏi, nhìn vào bàn tay phải của cô có đeo nhẫn cưới.
Khi anh ta hỏi thẳng cô như thế, cô chợt nhận ra rằng tất nhiên là cô muốn ở phòng đơn. Không phụ thuộc vào việc có thể ai đó sẽ nghĩ rằng điều này thật thiếu đạo đức, quyết định của cô là rất quan trọng! Tất nhiên là cô muốn một mình cùng vời anh, chỉ cần anh thắng được tính nhút nhát của mình và đủ can đảm để cùng cô đến khách sạn của cô. Cô chưa biết chính xác cùng anh "mặt đối mặt" trong khách sạn ở Paris, rất gần tháp Eiffel có thể có nghĩa gì, nhưng cô cảm thấy nhất định sẽ rất dễ chịu. Do đó mà khi anh chàng tập sự chỉ vừa mới động đến đề tài này, cô đã nghĩ ngay rằng may quá, kỳ kinh của cô vừa mới bắt đầu, nghĩa là chắc chắn một trăm phần trăm cô sẽ không có vào các ngày từ 16 đến 20 tháng bảy.
Cô sạch sẽ và phòng cô sẽ là phòng đơn - cô nghĩ.
Cô đưa tay lấy cốc nước, vuốt tóc trên trán và không ngước mắt lên, trả lời:
- Một khi chúng ta đã biết rằng tôi không phải ngủ trên bãi cỏ dưới chân tháp, thì tôi rất muốn mình sẽ không quấy rối giấc ngủ của hai cô bạn tốt nhất của mình, nếu như tôi có ý đồ chẳng hạn không ngủ để không bị phí thời gian trong cái thành phố tuyệt vời ấy, hoặc là...
Cô không nói hết vì anh ta cắt ngang lời cô:
- Tôi giữ cho chị phòng nhìn ra vườn. Sân trời ở ngay bên trên nhà hàng ngoài sân. Người Pháp rất ồn ào khi họ uống quá nhiều rượu vang. Điều này thì chắc chắn chị không thích rồi, đúng không? Chị sẽ có thể "không làm phiền giấc ngủ" của bất cứ ai không muốn điều đó.
Anh ta nhìn cô cười.
Chị có thể đặt cọc cả cho các bạn của chị được không? Chỉ mấy ngày nữa là khởi hành nên tôi muốn có một chút đảm bảo, rằng các chị sẽ không đổi ý. Nhất là khách sạn đã kịp xác nhận đăng ký phòng của các chị. Mời chị xem. – Anh ta quay màn hình về phía cô và chỉ vào nội dung bức e-mail quả đã xác nhận việc đặt chỗ của họ.
Cô hơi ngạc nhiên vì lại có xác nhận nhanh thế và lại bằng tiếng Ba Lan, nhưng cô cho qua chuyện đó và nói:
- Tôi không đổi ý đâu, kể cả người ta có rời tháp Eiffel đi chỗ khác. Quan trọng là họ đừng có chuyển khách sạn. Chủ yếu là vì cái vườn. Tôi sẽ đặt cọc cả cho hai cô bạn nữa. Đảm bảo bằng thẻ tín dụng Visa của tôi đã được chưa?
Ra khỏi văn phòng ấy, cô cảm thấy làn sóng bừng bừng đang bao trùm lên toàn bộ cơ thể cô hoàn toàn không phải là hệ quả của cái nóng bức của mùa hè này. Cô thấy nóng, bởi vì cô hiểu rằng quyết định cách đây mấy phút của cô đã thay đổi một cách triệt để, hiện tại chỉ là với cô, hiện trạng của mối quen biết giữa cô và Jakub. Cái ảo, khoảng cách an toàn, sự làm dáng vô tư, những lời thú nhận không lường trước nhưng thực ra không bắt buộc và những riêng tư xen vào nội đung được gõ từ bàn phùn máy tính của họ có thể chóng vánh trở thành kỷ niệm của một cuộc tán tỉnh độc đáo của giai đoạn đầu của một mối quan hệ đáng tin cậy.
Một mối quan hệ nguy hiểm.
Và mặc dù điều này nghe có vẻ lâm ly và đe doạ, như tiêu đề của một bài phóng sự truyền hình nào đó, thì cô biết rằng đó là một tên gọi đúng. Mối quan hệ này trôi một cách nguy hiểm về một hướng. Thế mà, chỉ một lát sau, lúc đợi taxi ở cạnh văn phòng du lịch, cô đỏ mặt nói nhỏ với mình:
-Thôi, kệ...
Cô quyết định dứt khoát phải hỏi Alicja và Asia xem cho tới lúc này, những quyết định kiểu "Thôi, kệ..." của họ có luôn là những quyết định đúng đắn không. Của cô thì đúng. Không có ngoại lệ.
Cô ngồi trong taxi và những ý nghĩ cứ quay cuồng trong đầu cô cần phải đọc gì về Paris trước chuyến đi? Chắc chắn là đằng nào thì rồi cô cũng chẳng đọc được gì. Nhưng Asia thì như thường lệ, sẽ biết tất. Cô sẽ phải mang theo những gì? Liệu cô có kịp đến hiệu làm tóc và trang điểm không? Liệu cô có phải mua thêm đồ lót không? Lại nói về đồ lót... Cô bôi sáp lên chân gần đây nhất là bao giờ nhỉ. Không biết cái mùi mà cô đã ngửi thấy không biết bao nhiêu lần trong các quá bán nước hoa sẽ có mùi như thế nào trên da thịt anh? Lại nói về da thịt anh. Liệu có thể gầy. đi được bao nhiêu trong mấy ngày trước khi anh đến, nếu chỉ ăn toàn măng tây. Gần đây cô đọc thấy là không những măng tây không có một chút calori nào mà nó còn giúp giảm cân một cách tuyệt vời. Mặt khác, tốt hơn không nên thái quá với Cái món măng tây này. Vì kiểu gì thì với chế độ ăn kiêng nào ngực cô cũng nhỏ đi nhiều nhất. Cô biết chắc là mình không muốn khi ở Paris lại có bộ ngực nhỏ hơn bây giờ. Ngược lại là đằng khác. Cô chỉ muốn khi ở Paris ngực cô sẽ to như chưa bao giờ được như vậy.
Cô cũng phân vân mất một lúc, không biết phải nói với ông chồng như thế nào về chuyến đi này. Song lần này thì cô đi taxi quay lại văn phòng, để trước hết báo cho anh, cho Jakub biết chuyện này.
Đã sắp mười bảy giờ ỏ Warszawa - cô nghĩ. - Ở New Orleans là khoảng gần bảy giờ sáng. Anh vào mạng sau bữa sáng. Nếu tay lái taxi này qua được Krakowskie przedmiescie dưới văn phòng mình trong vòng nửa tiếng thì mình phải kịp! Jakub sẽ đọc e-mail với thông tin về chuyến đi của mình trước khi rời khách sạn đến trung tâm hội nghị. Anh sẽ có cả một ngày để nghĩ về chuyện này.
Cô cười. Nhưng lại là mình - cô nghĩ. Mình tự tìm thấy anh, mình kéo anh vào cuộc đời mình, bây giờ mình đi đến chỗ anh.
Tuy nhiên cô không cảm thấy một chút vụng về nào. Jakub, trong tất cả những gì anh viết cho cô hoặc anh làm cho cô, mặc dù có thể rất hay vượt quá - cần phải công nhận rằng với một vẻ phong nhã hiếm thấy - giới hạn của sự riêng tư anh luôn luôn chứng minh rằng, thậm chí đôi khi còn hơi thái quá, anh tôn trọng cô như thế nào. Cho nên việc cô đi đến chỗ anh chứ không phải là anh đến chỗ cô, không thể nào lại bị anh hiểu sai. Hơn nữa, cho đến lúc này họ chưa gặp nhau chỉ là do anh không muốn làm cho cuộc sống của cô thêm phức tạp.
Ngoài ra - cô nghĩ - toàn bộ cái chương trình với Paris này, việc anh ngẫu nhiên ở đấy, việc cô ngẫu nhiên tổ chức một cách bộc phát chuyến đi, tất cả khiến cho cuộc gặp gỡ - nếu nó đi đến kết quả - sẽ đơn giản là hệ quả của một bối cảnh đặc biệt của các sự kiện mà họ chỉ nhượng bộ động lực của chúng.
Cô lấy gương, sửa lại trang điểm và băn khoăn về việc này. Vào cái khoảnh khắc mà "bối cảnh của các sự kiện" chui vào đầu cô, cô bắt buộc, đơn giản là bắt buộc phải cười to với hình ảnh của mình trong gương.
Mình bắt đầu bịa ra những trò vô nghĩa với những ngôn từ rất khoa học này từ bao giờ ấy nhỉ? - cô nghĩ.
Đúng lúc taxi dừng lại trước lối vào tòa nhà của công ty và rõ ràng là điệu cười kia đã diễn tả rất tồi, nên người lái xe quyết định thử vận may. Quay đầu về phía cô, anh ta hỏi:
- Bé cưng, em có muốn anh đưa em đến tận cùng thế giới không? Anh sẽ ngắt máy đếm. Em muốn chứ?
Anh ta nhìn cô, cười rất nịnh hót và vuốt mấy sợi tóc trên trán. Cô kịp nhận thấy khi anh ta nháy mắt và cười, hai chấm xăm to ở giữa má. Cô quyết định không bình luận gì vế câu hỏi trước khi ra khỏi taxi. Không nói, cô tính số tiền trên máy đếm. Trả tiền và khi đã đứng an toàn trên hè phố cô mới nói :
- Không. Tôi không muốn. Với tôi tận cùng thế giới có hơi xa hơn ngôi nhà con con của anh trên mảnh vườn về hướng Plock, Pultusk hoặc là Skiemiewice. Cô sập cửa rồi đi rất nhanh để khỏi nghe thấy phản ứng của hắn ta.
Trong những tình huống như vừa rồi, cô phân vân làm sao Jakub và ví dụ như tay lái taxi như thế này lại có thể thuộc cùng một thể loại được.
Ai là đột biến gien: Jakub hay tay lái taxi kia? Cô quyết định sẽ có khi nào đó hỏi Jakub về chuyện này. Bởi anh là một nhà gien học nổi tiếng cơ mà. Anh phải biết.
Cô chạy vào văn phòng. Có tiếng máy hút bụi của chị tạp vụ trong phòng phía cuối hành lang. Cô quẳng ví xách tay lên cái ghế cạnh cửa sổ, tháo giầy, ấn cái nút tím để mở máy tính lấy ống nghe điện thoại từ hộp nạp ắc-qui và vừa đi ra bếp vừa gõ số của Alicja. - Ala, cậu có thể gói ghém được rồi đấy. Tụi mình sẽ đi vào sáng chủ nhật. Mai gặp nhau ở chỗ cũ, mình sẽ cho các cậu biết tất cả mọi chi tiết. Chúa ơi, mình mời mừng làm sao. Ala, cậu biết không, anh ấy cũng sẽ ở đấy? Trọn một ngày. Và trọn một đêm. Bây giờ mình phải dừng thôi. Cậu gọi cho Asia đi.
Cô lấy nước khoáng trong tủ lạnh, xé cái túi thiếc đựng axit chanh và đổ hết vào cốc. Cô quay lại bàn tính. Bật modem kết nối mạng. Khởi động chương trình lướt web: Cô tìm thấy địa chỉ trang web của sân bay Charles de Gaulle ở Paris. Sau mấy thao tác tìm kiếm, trên màn hình là một sơ đồ màu, cực kỳ chi tiết, một phần của cổng đến mà máy bay của hãng TWA sẽ đến. Bởi anh sẽ bay từ New York bằng TWA. Cô tập trung phân tích sơ đồ một lúc. Rồi cười rất thoải mái.
Máy in trên bàn, cạnh cửa sổ vẫn liên tục đẩy ra những bản in sơ đồ sân bay, trong khi cô khởi động chương trình thư. Và bắt đầu viết đầy hưng phấn :
Warszawa ngày 11 tháng bảy
Jakub, mặc dù điều này là hầu như không thể trong trường hợp của chúng ta, nhưng lần đầu tiên em cảm thấy theo một cách rất khó diễn đạt và bí ẩn nào đấy, rằng anh đang ở rất xa. Em đã đọc gần như tất cả về New Orleans và thậm chí em đã vào cả trang web Dauphine New Orleans của anh nữa. Chẳng ích gì. Chỉ càng nhớ anh nhiều hơn và khác hơn. Cứ như thể việc anh ở New Orleans thì khác với việc anh ở Munich. Nhưng anh sắp về rồi. Chỉ còn một tuần nữa thôi.
Anh sẽ xuống sân bay ở Paris vào sáng thứ năm, mười tám tháng bảy. Anh sẽ ra bằng cửa ở cạnh biển quảng cáo lớn của Air France và rẽ trái, đi qua các phòng. của TWA, còn sau đó qua quầy bán hoa nhỏ liền với kiốt bán báo. Khi qua lối đó, anh hãy đi chậm lại một chút.
Em sẽ đứng chờ anh ở đó.
Em sẽ mặc váy màu xanh lá cây và chắc chắn màu mắt em sẽ là màu xanh lá cây. Khi em hạnh phúc, bao giờ chúng cũng có màu ấy.
Cô gõ địa chỉ của anh và gửi. Rồi gọi taxi qua điện thoại. Rồi tắt máy tính. Chị tạp vụ vẫn ở trong phòng khi cô đi ra. Cô xúc động một cách lạ lùng. Và hơi buồn.
Sao anh lại muộn màng đến thế. Anh xuất hiện trong cuộc đời cô quá muộn - cô nghĩ. - Muộn hơn mất một lời hứa.
Ông xã đón nhận tin về chuyến đi Paris với sự bình thản mà cô không ngờ tới. Thậm chí cô còn có cảm giác là anh ấy sung sướng vì được ở một mình một tuần. Điều này giống như một mũi châm bằng kim. Lẽ ra anh ấy phải, dù chỉ là thoáng chốc thôi, phản đối. Còn sau đó sẽ bị thuyết phục rằng "điều này rất cần cho cô", rằng "đã ba năm nay cô chưa đi đâu" và rằng dù sao đây cũng là "một cơ hội hiếm có, bản chào hàng của văn phòng du lịch ấy", và rằng với Alicja và Asia, mấy bà bao giờ cũng thích những chuyến đi "đàn bà" như thế. Nhưng chẳng có chỗ cho một cái gì kiểu như vậy. Anh ấy không phản đối. Im lặng nghe cô nói, và vẫn chăm chú vào màn hình máy tính, nơi những sơ đồ của dự án mà anh đang làm, thay đổi, anh chỉ trả lời cộc lốc: "okay" rồi lại chúi mũi vào công việc.
Cô biết rằng không khí lạnh nhạt này, gần đây càng rõ ràng giữa họ, đã có từ "trước Jakub". Rất lâu từ trước. Và khi đó anh ấy thậm chí còn đau khổ hơn bây giờ. Có thể chính vì thế mà sự ấm áp mà Jakub đem theo mình đã tác động đến cô khiến cô sẵn sàng cho những việc điên rồ như là chuyến phiêu lưu đến Paris này chẳng hạn. Mặc dầu vậy, thái độ dửng dưng của chồng, cho dù rất thuận lợi trong tình huống này, vẫn làm cô đau đớn.
Có thể đúng là - cô nghĩ - phụ nữ, nếu có cơ hội, bao giờ cũng muốn là người đàn bà quan trọng nhất đối với càng nhiều đàn ông càng tốt. Nhưng chỉ đến một thời điểm nào đấy. Phụ nữ có thể yêu cùng lúc hai người đàn ông cho tới khi mà một trong hai người chưa nhận ra. Điều này thì chắc chắn là cô biết.
Nhưng cô lại không dám chắc rằng liệu mình có vẫn yêu chồng nữa hay không.
Về những gì mà cô cảm thấy với Jakub thì cô không muốn nghĩ tới. Tất cả có thể sẽ thay đổi, khi anh thực sự xuất hiện. Khi có thể nhìn thấy anh, chạm vào anh, nghe thấy giọng nói của anh. Trong những cuộc tự vấn lương tâm, thì "thay đổi" có nghĩa là cô sẽ tỉnh táo theo cách nào đấy khi gặp một Jakub thật sự. Gặp anh, thấy anh bình thường, thậm chí có thể đẹp mê hỏn, nhưng chắc chắn đây sẽ không giống như "cơn điên" trong tranh của Podkowinski mà gần đây cô nhớ lại khi Asia mang nó đến galery sáng hôm chủ nhật.
Sẽ là gì, nếu "thay đổi" lại mang một ý nghĩa nào đấy ngược hẳn lại, điều này thì cô không muốn nghĩ vào lúc này.
Mình sẽ thổ lộ tất cả với Asia - cô nghĩ. Họ sẽ có ối thời gian để nói về chuyện này trên đường sang Paris.
Thế mà lúc này, đã ngồi trong ôtô, nhìn Asia ngồi đối diện đang đắm mình trong cuốn sách mới nhất của Gretkowska, cô lại phân vân, liệu cái ý tưởng thổ lộ kia có ý nghĩa gì không. Một phụ nữ làm toán yêu thi ca, an phận làm vợ của ông bố sinh học của đứa con gái mình thì có thể nói gì với cô? Hoặc nó sẽ chứng minh rằng phương trình này là tuyệt đối vô nghiệm và cần phải bỏ qua, coi như không cần thiết, hoặc nó sẽ bảo Jakub, đó là nghiệm duy nhất. Cho cả hai câu trả lời, cô vẫn chưa chuẩn bị.
Cô nhìn Asia một lúc. Nó đọc cuốn sách bằng toàn bộ con người mình! Thở dài, cười, lắc đầu, nhắm mắt lại và suy nghĩ để rồi ngay sau đó lại đọc. Nó bao giờ cũng trải nghiệm mọi cái như vậy. Một triệu chứng của sự nhạy cảm thái quá đang tiến triển. Lần đầu tiên có để ý thấy thể là cái lần họ cùng đi nghỉ một tháng ở Nimes.
Đã hết tháng tám. Cả bọn tổ chức sinh nhật cô. Asia vào bếp với cô, khi chỉ có hai đứa, nó bảo:
- Ở gần Nimes ở miền nam Pháp có những cánh đồng nho rộng mênh mông. Một tên bạn cùng năm với mình mấy năm nay đều đến đó hái nho. Một vùng rất đẹp và họ trả không đến nỗi tồi. Cậu có đi với mình không? Chỉ có điều cậu phải quyết định ngay hôm nay. Nó đang chờ câu trả lời.
Một tuần sau thì bọn họ đi tàu đến Berlin. Từ Berlin đi Nimes thì họ quyết định đi autostop 1. Tất nhiên là cô không cho bố mẹ biết chuyện này. Các cụ sẽ chẳng bao giờ cho phép đâu. Nhưng cô không đắn đo lấy một miligiây khi Asia nói với cô dự định ấy. Họ có hai người. Làm sao mà có thể xảy ra chuyện gì được?! Chưa bao giờ cô ân hận vì quyết định ấy. Đó là một chuyến phiêu lưu hiếm hoi. Tất cả đều diễn ra tuyệt vời cho đến tận Lyon. Ở đó may mắn đã bỏ rơi họ.
Trên đường cao tốc từ Berlin về phía nam, họ đi nhờ được xe của một người làm bên đường sắt, Asia đã tán tỉnh anh này khi hỏi đường. Anh ta chỉ biết mỗi tiếng Đức, tiếng Pháp thì thậm chí không cả phân biệt được chữ viết và chỉ hiểu được một ít tiếng Anh. Mặc dầu vậy anh ta vẫn cười với Asia, kiên nhẫn giải thích cho nó đến n lần về việc đi qua cả Ber-lin từ ga ZOO ra đường cao tốc Barliner Ring như thế nào. Cứ sau mỗi lần anh ta lại nói chậm hơn một tí vì tin rằng nếu nói chậm thì bọn chúng sẽ dễ hiểu hơn. Anh ta không biết cách giấu việc anh ta thích Asia. Rồi anh ta lấy trong túi ra cái walk-talk và nói điều gì đó rất nhanh bằng tiếng Đức. Anh ta giữ tay Asia và dẫn nó đi nhanh qua đường hầm về hướng thành phố. Cô thì chạy theo họ. Một tiếng sau anh ta để hai đứa xuống ở một cây xăng bên đường cao tốc đi Frankfurt trên Men. Anh ta đợi cho tới lúc chúng tìm được cơ hội đáng tin tưởng để đi Frankfurt. Lúc tạm biệt, anh ta giúi cho Asia một tờ giấy ghi địa chỉ và số điện thoại.
Họ đi với một người Mỹ đến Frankfurt, là một quân nhân trong một đơn vị đặc biệt của quân đội Mỹ đóng gần Frankfurt, người này - là chuyện lạ hiếm thấy - nói tiếng Pháp rất tốt: ông ta rất thích thú nghe Asia nói chuyện bằng tiếng Pháp, còn cô thì bằng tiếng Anh. Cô chưa bao giờ nhìn thấy một người đàn ông nào có nụ cười đẹp như vậy.
Ông ta biết Nimes. Bao giờ ông cũng dừng lại ở đấy trên đường đi Côte d Azur, nơi ông nghỉ hè cùng các con. Cô đã bị chấn động mạnh khi nghe ông nói có bốn đứa con và tự nuôi dạy chúng vì vợ ông, cũng là một quân nhân và đã bị chết trong trận khủng bố đại sứ quán Mỹ ở Tel Aviv. Lúc ấy trong xe bỗng im ắng lạ.
Asia đã phá vỡ sự im lặng khi đề nghị dừng lại ở bãi đỗ xe tiếp theo. Nó xuống và ra cột điện thoại. Khi quay lại xe, nó nói bằng tiếng Ba Lan:
- Nghe này, cái anh chàng đường sắt ấy đã kịp học tiếng Ba Lan rồi đấy! Khi buồn quá, mình thấy cần phải gọi cho anh ta và cám ơn một lần nữa. Anh ta đã làm cho bọn mình một việc phi thường, là chở bọn mình ra đường cao tốc. Cậu có tưởng tượng được không, anh ta gần như là lặng đi khi nghe thấy tiếng mình. Còn cuối cùng thì nói buồn cười quá, như là một đứa trẻ: "Cám ơn chị".
Đến Frankfurt, vị quân nhân cho hai đứa xuống cạnh một văn phòng sinh viên, nơi phối hợp những chuyến đi giá rẻ bằng xe tư nhân đến các thành phố lớn của châu Âu. Chỉ cần trả một khoản tiền nhỏ, đã có thể là hành khách của một xe con đi đến ví dụ như Lyon. Ông người Mỹ chuyển ba lô của họ sang chiếc BMW đỗ trước văn phòng và nói gì đó với người lái xe bằng tiếng Đức và bảo chúng chuyển sang chiếc BMW. Cả hai thậm chí không kịp tạm biệt ông vì người lái xe nổ máy quá đột ngột. Cô nhìn người lính Mỹ và nghĩ tới vợ ông ta, người đã chết ở Tel Aviv.
Họ đến Lyon vào sáng sớm, nhưng đường tắc kinh khủng, cho đến tận chiều mới thoát ra được. Nóng tới 35 độ. Người lái xe luôn miệng chửi thề. Bọn chúng chửi theo. Sau đó, chán quá, chúng dạy anh ta chửi bằng tiếng Ba Lan. Khi xuống xe ở một trạm thu phí giao thông, bọn chúng rất hãnh diện về mình. Lái xe, một thanh niên Đức tóc nâu trong bộ comple lịch sự được may bởi bàn tay của những người thợ may giỏi nhất, chửi thề trong sự tập trung cao độ trong chiếc BMW có điều hòa và nội thất tồi tàn hệt như một thằng du côn chính hiệu nhất bên những bom bia ở Wola. Ngoài ra, trong những quãng nghỉ, khi hầu như không thể nhúc nhích gì trên đường cao tốc, anh ta ghi vào sổ phiên âm tất cả những gì chúng dạy. Thật là một con người chăm chỉ! Hay cũng có thể người Đức vốn dĩ vẫn thế, cái gì cũng ghi vào sổ.
Trời tối đần. Sáng hôm sau họ phải có mặt ở nông trang gần Nimes để nhận việc. Qua Lyon, vào chiều muộn, một xe tải Tây Ban Nha chở chúng đi tiếp. Người lái xe dừng lại ở Nimes!
Khi nhìn thấy biển chỉ đường chỉ về Avignon, Asia hỏi lái xe đấy có phải là "Avignon với cây cầu" không. Khi người này bảo rằng thậm chí anh ta không thống nhất việc này với Asia, nó bèn đề nghị anh ta rời đường cao tốc để đi về thành phố này và thả chúng ở đó.
- Mình không thể tha thứ cho bản thân nếu đi qua ngay cạnh mà không được nhìn thấy cây cầu này. Cậu cũng chưa được nhìn thấy phải không? - nó nói. - Tụi mình chỉ nhìn cây cầu, ăn một chút gì đó rồi đi tiếp bằng tàu. Cậu đồng ý đi - nó nói theo cái cách không chấp nhận phản đối của mình.
Tất nhiên là cô muốn được nhìn cây câu này. Hơn nữa chưa bao giờ cô thấy đói như lúc ấy. Kể từ lúc rời Frankfurt, họ chưa ăn gì.
Cây cầu rất bình thường. Hoàn toàn không xứng với tiếng tăm của nó. Bi Kịch của nó chỉ là nó dừng lại bất ngờ và không tới được bờ sông bên kia. Điều này có thể kích thích trí tưởng tượng. Nhưng chỉ của những ai chưa biết câu chuyện thực về sự hủy hoại của nó. Asia biết đến từng chi tiết và đã không còn chỗ cho trí tưởng tượng.
Họ ra tận đoạn cuối cùng, xa nhất có thể và nhập vào đoàn khách du lịch đã ở sẵn đó. Hai đứa ngồi lên balô, cởi áo và bắt đầu phơi nắng.
Sau một khoảng thời gian nào đấy, lúc quay ra ga họ mới biết rằng không còn bất cứ một chuyến nào đi Nimes cách đó 100 km nữa. Họ quay ra chân cầu, hạ lều mà Asia để "cho chắc" đã cõng theo. Mặc dù điều này là không hợp pháp nhưng hai đứa đã qua đêm dưới chân cầu ở Avignon - với cả lều họ đã giấu mình sau một chiếc xe tải đỗ ở bãi đỗ xe.
Họ đến nông trang chậm mất nửa ngày. Công việc hái nho đã được phân cho người khác. Một người Angiêri trẻ giữ vai trò nhân sự chỉ giang tay và giả vờ lấy làm tiếc. Cô nhớ là cô đã khóc đã nguyền rủa Avignon, Asia, cô gái Đan Mạch đã hát về cây cầu điên rồ kia, và cái thằng cha người Angiêri đã chẳng giải quyết được gì. Thế rồi có một người đàn ông không lồ đi vào phòng thử nho, cũng là nơi làm việc của thằng cha người Angiêri. Anh ta mặc một cái áo may-ô trắng dính máu và cái tạp-dề treo trên cổ bằng những sợi dây sờn và quấn quanh hông một cái thắt lưng to. Mặc dù trời nóng anh ta vẫn đi giầy cao su. Hai chân cũng đỏ những máu. Trông anh ta thật khủng khiếp. Tay người Angiêri chào anh ta như một người quen, không mảy may để ý đến bộ dạng của anh ta. Khi người khổng lồ đi đến chỗ máy lạnh và quay lưng lại phía chúng để kéo thùng nước khoáng, chúng mới nhìn thấy trên lưng áo may-ô có dòng chữ đã mờ Đại học Tổng hợp Warszawa. Tay người Angiêri bắt đầu chỉ vào họ và kể gì đó với anh này. Một lát sau người khổng lồ đi đến chỗ chúng nó, mặt đỏ lên như một cậu trai và nói bằng tiếng Ba Lan:
- Cạnh đây có một nông trang nữa. Ở đó họ trong súp-lơ. Đúng lúc đang cần người làm. Họ không trả nhiều như bên hái nho, nhưng có thể làm ở bên ấy lâu hơn hai tuần. Nếu các bạn muốn, anh ta sẽ gọi điện hỏi xem họ có nhận không.
Chúng muốn. Thậm chí rất muốn.
Từ ngày hôm sau, chúng dậy từ năm giờ sáng và đi cùng với gia đình chủ nông trang ra đồng. Công việc là che nắng cho súp-lơ Chúng phải đeo vài trăm cái dây chun mỏng đủ màu sắc bên tay trái suất từ cổ tay cho đến cánh tay và đến chỗ những cây súp-lơ đang lớn - nó không thể tưởng tượng nổi chúng lại có thể to đến thế - túm lá lại để bọc lấy hoa của chúng, sau cùng là dùng dây chun để quấn lại để che nắng cho súp-lơ, nhờ đó mà hoa lơ không bị thâm và bán được giá hơn.
Vào năm giờ sáng, những cây súp-lơ vẫn còn ướt đẫm sương lạnh buốt. Cánh đồng nơi chúng làm việc có chiều dài 6 km. Vậy là phải đi 6 km, cúi xuống từng cây súp-lơ trên đường đi, ôm nó như ôm đứa trẻ con và quấn dây chun. Ôm được vài cây là người đã ướt sạch và rét run. Mà buổi trưa nóng vẫn cứ ướt. Nhưng là do mồ hôi; không có chỗ nào để tránh cái nóng, bởi trên đồng súp-lơ không có cây to. Khi đi đến cuối cánh đồng lại phải quay lại. Cũng 6 km. Cô biết điều này rõ nhất khi ôm cây súp-lơ đầu tiên của kilômét đầu tiên.
Sau ngày đầu tiên thì cô căm thù mọi cây súp-lơ trong vũ trụ này và cái người đã tha chúng về châu Âu. Sau ngày thứ hai cả cánh tay trái của cô toàn một màu xanh tím vì những lằn chun trong suốt mười giờ đồng hồ. Sau ngày thứ ba họ được nhận tiền công của ba ngày đầu tiên và nỗi hận đối với bọn súp-lơ cũng giảm đi rõ rệt, và cả cánh tay cũng không đến nỗi thâm tím quá như vậy nữa. Ngày hôm ấy chúng quyết định đến thăm người khổng lồ mặc chiếc áo có dòng chữ Đại học Tổng hợp Warszawa. Mặc dù chỉ biết mỗi anh ta tên là Andrzeí, nhưng chúng vẫntin là sẽ tìm thấy. Bởi chúng cho rằng có lẽ rất ít những người to lớn như Andrzej của chúng làm việc trên các cánh đồng nho ở Pháp và người Ba Lan thì lại càng hiếm hơn.
Chúng lấy tiền làm thêm được mua mấy lon bia và đi tắt qua cánh đồng súp-lơ đến phòng thử nho mà chúng đã biết. Hai đứa đang trong tâm trạng vui vẻ tuyệt vời. Đến nửa đường chúng mở bia uống, nói chuyện tếu và cười hết cỡ. Đã hết cánh đồng súp-lơ và từ con đường ngang bỗng có một ai đó phóng xe đạp ra. Chúng hỏi về Andrzej. Có vẻ như là ở đây ai cũng biết anh ta. Chúng được biết rằng anh ta làm việc trong một khu trại cách phòng thử vài trăm mét. Khi đến gần, chúng nghe thấy những tiếng rống to của lũ bò sữa.
Chúng phải mất một lúc nhịn thở vì mùi hôi kinh khủng để đi hết khu chuồng bò dài trát vữa trắng. Qua được chuồng bò, với những lon bia trong tay, tươi cười và hớn hở chúng đến một chỗ giống như bãi chăn gia súc.
Những gì mà chúng nhìn thấy, cho đến hết đời cũng không thể quên được.
Từ các cửa chuồng bò đi về hướng cánh đồng, là một kiểu hành lang hẹp được định giới bằng cọc sắt đã lên màu nâu vì han rỉ. Nhiều chỗ, những mối hàn đã bong ra làm cho các cọc nghiêng vào phía trong hành lang. Ngay cạnh các cửa, một người đàn ông trẻ đứng trên một cái bục được dựng từ những khúc gỗ, một tay cầm một chai bia, còn tay kia cầm một điện cực dài giống như của những người thợ hàn vẫn dùng. Anh ta đẩy điện cực qua khe cọc rào và gí vào cổ những con bò bị một người trong trại lùa ra. Hoảng sợ và đau bởi dòng điện, những con bò chạy lồng lên và bị những cái cọc nhô ra đâm vào người. Ở đoạn cuối, hành lang đột ngột đổi hướng, thêm vào đó còn hẹp lại. Để lách qua được chỗ hẹp đó những con bò buộc phải chậm lại. Qua chỗ hẹp này, chúng đi ra một cái bãi bê-tông tròn nhỏ. Andrzej đứng ở giữa cái bãi ấy, mặc cái tạp dề da mà chúng đã nhìn thấy. Anh ta đi đôi găng tay đen dài đến khuỷu. Tay phải cầm một cái búa to, loại mà người ta vẫn dùng để đóng cọc hoặc để đập gạch. Khi con bò ra đến bãi bê-tông sau đoạn hành lang hẹp, Andrzej dùng búa nện một nhát vào giữa hai mắt nó. Con bò rống lên và ngã lăn ra nền bê-tông. Máu từ tai, đôi khi máu trộn lẫn với dịch và giêlatin từ những con ngươi bị đập nát từ những hốc mắt rỗng tứa ra. Một cái xe chạy bằng ắc qui, giống như loại xe chở rơm đi đến, thò cái chĩa khổng lỗ bằng kim loại vẫn còn dính đầy lông bê bết máu ra nâng con bò vẫn còn co giật lên và chở đến dãy nhà bên cạnh. Một con bò tiếp theo vào bãi.
Cô nhớ là mình đã đột ngột quay đầu chạy, sững sờ vì sự man rợ của hành động tàn bạo kia. Asia đã không còn ở cạnh cô nữa; vừa chạy cô vừa liếc thấy nó đang quỳ trên một bãi cỏ mọc cao và nôn. Lúc ấy thì cô dửng dưng với chuyện đó. Cô chỉ muốn làm sao nhanh chóng rời càng xa cái chỗ kia càng tốt. Ra đến tận cánh đồng súp-lơ cô mới dừng lại. Cô ngồi trên rãnh giữa hai luống súp-lơ và căm phẫn nghĩ về sự tàn bạo không giới hạn của con người.
Mãi đến khi nghe thấy tiếng kêu của Asia cô mới bừng tỉnh. Nó quay về, và giật mình khi nhìn thấy cô ngồi giữa đám súp-lơ.
Nó đến bên cô và ngồi xuống. Cả hai im lặng một lúc lâu. Mãi cô mới đứng lên, phủi cát ở quần và nói đầy căm thù:
- Nếu quả thật có sự đầu thai lại, thì mình cầu cho cái thằng chó đẻ mang búa kia ở kiếp sau sẽ đầu thai thành bò. Và nó sẽ chào đời ở gần Nimes.
Sau một tuần thì bọn chúng đã quen với đám súp-lơ. Chúng ở ngoài đồng súp-lơ hầu như cả ngày. Sau đó chúng quay về ngôi nhà nhỏ mà ngườí chủ nông trang đã ngăn ra thành nhiều phòng cho những người làm công. Và chúng lại cùng nhau. Chuẩn bị bữa tối và nói chuyện tiếp. Chúng giống như là một đôi vợ chồng làm cùng một chỗ. Không đề tài nào mà chúng không nói đến. Cả hai đều cảm thấy cứ mỗi ngày qua đi, tình bạn của chúng lại thắm thiết hơn. Cho dù có nhiều điểm bất đồng, nhưng chúng tôn trọng sự khác biệt của nhau và lắng nghe nhau.
Thời gian trôi mau. Chúng đi trên đồng suốt tám tiếng, nhiều khi lâu hơn và ôm những cây súp-lơ vào lòng. Những khi ấy chúng kể biết bao chuyện lạ, chúng hát và nhẩm tính số tiền kiếm được.
Chuyện này xảy ra đúng một tuần trước ngày dự định về Ba Lan.
Đó là một ngày thứ bảy nóng chưa từng thấy và hôm ấy cả gia đình ông cho nông trang đều ra đồng. Khi tất cả người lớn làm việc, thì cậu con trai bốn tuổi Francois, một cậu bé tóc vàng vui vẻ có khuôn mặt con gái và anh trai tám tuổi Theodore - cậu con cưng của ông bố - chơi trong bóng râm của một cái cây ven đường. Trông nom hai đứa trẻ là Golden retrtever Brownie, một con chó lông vàng. Nó không rời hai cậu bé một bước. Asia nhìn nó như bị bỏ bùa mê. Asia, người yêu tất cả động vật, từ nhện đến ngựa, cho rằng chó là người bạn duy nhất mà nó có thể mua cho mình. Còn Brownie thì là con chó mà nó có thể mua bằng "tất cả số tiền mà nó đang có và cả số tiền mà nó sẽ có".
Đã gần hết ngày làm việc. Họ để những thùng súp-lơ lên rơ-moóc của cái xe tải cũ chevrolet và chuẩn bị về nhà. Bé Theodore xin bố mẹ cho nó đi phía trước họ bằng cái xe đạp trẻ con.
Mặt đất khô nứt nẻ và bị phủ một lớp bụi nâu sáng. Khi xe chạy, bụi bốc lên quanh bánh xe và không thề nhìn thấy gì cách xa hơn một mét. Rồi con Brownie xuất hiện. Dáng vẻ rất lạ lùng. Nó sủa to dữ dội và cố cắn vào lốp trước của chiếc chevrolet. Nó đột ngột lao vào dưới bánh phải xe ôtô.
Chevrolet lăn qua nó rồi dừng lại.
Bụi rơi xuống. Cách ôtô chưa đầy hai mét về phía trước, Theodore nằm dưới một cái ổ gà sâu, bị chiếc xe đạp đè lên và đang khóc một cách tuyệt vọng: Chỉ cần hai giây nữa là chiếc Chevrolet sẽ đè lên nó.
Asia ngồi ở đằng trước giữa các thùng súp-lơ nên nhìn rõ tất cả. Nó nhảy xuống, bò vào gầm chiếc chevrolet và kéo Brownie ra.
Brownie đã chết.
Theodore đứng dậy và đạp xe tiếp như không hề có chuyện gì xảy ra. Asia quỳ bên Brownie, vuốt ve mõm nó. Run lên với ý nghĩ điều gì sẽ xảy ra nếu không phải là Brownie. Trong sự im lặng bao trùm, ai cũng phải nghĩ về điều đó. Cả bố của Theodore cũng thế. Chính ông đã lái chiếc chevrolet. Nếu không có con chó, thì ông đã đè nát chính đứa con của mình. Cô nhìn ông ta. Mặt tái nhợt như bức tường, những ngón tay run lẩy bẩy đang cố rút điếu thuốc từ trong bao ra. Vợ ông, ngồi ở ghế bên cạnh, lúc nào cũng để tay lên mặt và lẩm bẩm điều gì không rõ.
Rồi bố của Theodore xuống xe. Đi đến chỗ Brownie, nâng nó lên khỏi mặt đất, hôn lên gáy nó, bế nó sát vào người và đi qua cánh đồng về nhà. Không ai giữ ông lại.
Thậm chí lúc này, trong xe khách đi Paris sau ngần ấy năm, khi nhớ lại sự kiện ấy cô vẫn băn khoăn, không biết lúc đó Asia có cảm nhận một nỗi xấu hổ.
Xấu hổ phải làm người.
Cô đã có cảm nhận như vậy. Sự anh hùng của loài vật và sự tàn bạo của con người đã gặp nhau trên cánh đồng ở Nimes gần như là trực diện. Từ chỗ mà Brownie lao vào dưới bánh xe chevrolet , có thể nhìn thấy rất rõ những dãy nhà nuôi bò sữa.
Có lần cô nói với Jakub về đề tài này trên ICQ. Thoạt đầu, tất nhiên là mọi cái anh đều đưa về gien học như thường lệ. Bản đồ gien của chó khác bản đồ gien người ở mức độ rất nhỏ các nhà thống kê học có thể nói là rất cẩu thả. Đơn giản là có một nhóm động vật có vú hai chân được gọi là người trong quá trình tiến hóa đã may mắn gặp được nhiều đột biến đến hơn một chút. Ở Darwin cũng vậy, trên cái cây nổi tiếng của ông, thì nhánh cây mà loài chó ngồi trên đó thấp hơn rất nhiều so với cái nhánh mà con người đã hạ trại với sự ngạo mạn đến thế. Từ cái nhánh cao nhất của mình, họ nhìn xuống với sự khinh rẻ tất cả mọi thứ ở dưới kia. Họ quá đỗi-tự hào về bản thân. Bởi, chính họ chứ không phải là một loài cao cấp nào khác đã tiến hóa xa một cách kỳ lạ như vậy, rằng họ là loại duy nhất biết nói.
Khi đó ở Nimes - và giờ đây cũng vậy - cô chỉ dám chắc duy nhất một điều: nếu như hành tinh chọn một kịch bản tiến hóa khác, ví dụ như cho tất cả các loài cùng một số lượng đột biến gien và nếu như loài chó cũng biết nói, thì chúng sẽ không bao giờ thèm hạ mình đến mức đi chuyện trò với con người.
Trong câu chuyện về người và chó ấy, tất nhiên là cô đã kể cho Jakub nghe chuyện về Brownie. Cô đã cảm thấy thất vọng đến đau đớn khi anh không hề chia sẻ với cô cả sự ngạc nhiên, cả nỗi xúc động đã tích tụ trong cô từ bấy đến nay. Anh cho rằng cái điều mà Brownie đã làm, không phải vì tình yêu hay sự gắn bó với cậu bé Theodore, mà là vì "cảm giác về nhiệm vụ", thêm vào đó không hề có chút gì liên quan tới cảm giác về trách nhiệm có khả năng biết trước tương lai của con người. "Cảm giác về nhiệm vụ của Brownie" là có điều kiện, cũng giống như "cảm giác về nhiệm vụ có điều kiện của những nhân viên quá sợ hãi sếp, sẵn sàng làm tất cả chỉ cốt sao để không bị sa thải. Browrnie, do kết quả của huấn luyện, nó sợ bị phạt vì không trông coi Theodore, còn là một con chó không có kinh nghiệm phán đoán, nó không thể biết điều gì sẽ xảy ra khi chiếc xe tải đè qua nó. Do đó mà khi tất cả những cái khác không được như ý, đơn giản là nó lao vào gầm xe.
Cô nhớ là khi đọc cách giải thích rất logic được lôi ra từ cảm xúc ấy của anh, cô đã cảm thấy như thể sự kiện với con Brownie trong mắt cô được lấy từ những câu chuyện cổ tích. Cô nghĩ rằng cứ cho là anh có lý, thì anh vẫn không nên đưa ra những lý lẽ đó. Đúng là một nhà khoa học! Anh có thể biết gì về Brownie ngoài việc nó có bộ gien giống như tất cả những con chó khác? Cái ánh mắt của Brownie khi nhìn Theodore thì không một chương trình sắp xếp chuỗi gien nào có thể đưa ra được. Không bao giờ.
Mấy tuần sau, hoàn toàn tình cờ họ quay lại sự kiện ở Nimes. Jakub có khả năng dẫn dắt câu chuyện của họ trên ICQ đến nỗi đề tài Chúa rất hay xuất hiện trong những câu chuyện đó. Cô không tin vào Chúa; mối liên hệ của cô với Nhà thờ chấm dứt ngay sau lễ đặt tên mà bố mẹ cô bày ra chỉ cốt để được yên với hàng xóm.
Ở giai đoạn đầu của mối quen biết của họ, thì việc Jakub với cách tiếp cận thế giới hết sức khoa học và tuyệt đối lý trí, rất hay viện dẫn Chúa, đã phần nào khiến cô bị tổn thương. Trong trường hợp một người, giống như Jakub, nghi ngờ hầu như tất cả các tiên đề và những sự thật đã được biết đến rộng rãi, thì sự hấp dẫn về một cái gì đó được dựa vững chắc vào đức tin và vào bản ngã của mình trên chủ nghĩa lý tưởng phi lý, sẽ giống như một nghịch lý. Sau đó, chăm chú đọc những gì anh viết về tôn giáo, về thần học và về đức tin của mình, cô bắt đầu giảm thiểu cái nghịch lý kia. Và nó hoàn toàn biến mất vào một ngày nào đó, khi cô đọc bức email anh gửi:
Cho dù anh có biết đại loại điều gì đã xảy ra trong vòng vài chục giây sau sự Khởi Đầu Vĩ Đại và biết rằng cái vũ trụ chết này được khởi thủy từ plasma của các hạt quác và gluon như thế nào, thì anh vẫn cứ không thể tin vào ấn tượng rằng toàn bộ cải dự án này có thể được hình thành trong trí tuệ vô biên của một Nhà Xây Dựng nào đó. Anh cũng chưa bao giờ được nghe về bất kỳ một cuộc hội thảo nào mà tại đó người ta thuyết trình về sự tồn tại hoặc không tồn tại của Chúa. Những cuộc hội thảo như vậy thì ngay cả Stalin cũng không tổ chức, mà ông ta thì không ngần ngại gì mà không sửa đổi cả cái ngành di truyền học - chắc hẳn em đã nghe về nhà di truyền học dòng dõi triều thần của Stalin, một người hói - để các nhà mác-xít không thể di chúc vũ khí được thừa hưởng từ các bậc tiền bối quí tộc lại cho Chúa. Tuyệt đối không có bất cứ một lý do nào, ngoài những lý do về tâm lý, có thể khiến anh mất lòng tin vào Chúa chỉ vì có những hố đen và lý thuyết chuỗi quá thông minh. Tư tưởng của Đấng Tạo hóa càng lôi cuốn hơn khi bạn đi từ những hạt quác đến cuộc sống. Cái thực tế là trên cái mảng vật chất là Trái Đất này đã xuất hiện sự sống, đã chứng minh rằng những sự kiện tưởng như không thể xảy ra vẫn xảy ra. Còn khó xảy ra hơn nữa, từ góc nhìn của mô hình xác suất, sự tồn tại của con người, mà cho dù không tính đến trí tuệ thì chỉ riêng cơ thể đã là một hệ thống phức tạp đến mức sự tồn tại của Nhà Lập Trình Vĩ Đại đã tự nó xuất hiện. Một số người cho rằng Chúa đã khởi động chương trình và vai trò của Người chấm dứt ở đó. Chương trình tự chạy, không cần đến sự tham gia cũng như can thiệp của Chúa. Các nhà thần học nghĩ vậy. Đôi khi, nhìn những cái xấu ở xung quanh mình, anh nghĩ rằng họ có lý.
Nhân nói về cơ thể. Hôm nay hãy nói cho anh biết điều gì đó về cơ thể em đi. Em có thể bỏ qua lá lách và ruột thừa. Hãy tập trung vào ngực và sau đó chuyển qua miệng. Đừng nói gì với anh về bụng dưới của em. Anh chưa chuẩn bị cho điếu đó...
Jakub còn là thế nữa đấy! Anh có thể từ những hạt quác, gluon và tư tưởng của Nhà Lập Trình chuyển qua tình ái thông thường không một chút dao động. Đã vậy lại còn tự nhiên đến mức cô không thể nổi cáu một cách thuyết phục được.
Cô còn nhớ rằng khi đó thì đó không phải là "sự khiêu khích của một kẻ vô thần đang tranh đấu". Cô hỏi thuần túy vì tò mò. Có một hôm, cô đã nhớ lại cái cảnh giết bò tàn bạo ở Nimes. Chuyện này bao giờ cũng khiến cô phẫn nộ. Cô đã kể với anh rất chi tiết. Những kỷ niệm lại khiến cô giận sôi lên. Và cô bị rơi vào trạng thái thích châm biếm cay độc. Cô đã viết cho anh:
CÔ : Như thế là thế nào nhỉ, Nhà thờ cơ đốc giáo, bởi không chỉ thiên chúa giáo, lại chấp nhận việc giết hại động vật? Chẳng lẽ những đau đớn của chúng không có ý nghĩa gì đối với Chúa?
Chẳng phải chính Người đã tự mình tạo ra tất cả các loại vật đấy sao. Ngoài ra, loài vật không buộc phải chịu khổ vì tội tổ tông, bởi chúng đâu có phạm phải. Không phải cụ ky của chúng hái quả từ cây kiến thức để có được kiến thức và biết đến một chút sung sướng. Không có bất cứ một con ngựa đực và bất cứ một con ngựa cái nào cần phải lùa khỏi thiên đàng. Loài vật không liên quan tới, điều này thì em biết tốt hơn anh, bất cứ một trách nhiệm tập thể nào - đây là điều đẩy tôn giáo ra xa anh nhất, cái trách nhiệm tập thể vô nghĩa ấy - đối với hành vi của một người đàn bà tội lỗi, người đã dụ dỗ ông chồng yếu đuối ăn táo, để ông này ngay lập tức đi than phiền với Chúa. Loài vật không phải chuộc lỗi.
Đây là em nói thêm. Jakub, anh có thể dẫu chỉ một lần thôi khen cái sự nghiên cứu thần học của em. Em dám chắc rằng, mặc dù không thắp trứng trong Lễ Phục sinh, nhưng em vẫn biết về sự phục sinh của Chrystus nhiều hơn rất nhiều những cô cậu hát ở giáo đường trong nhà thờ nơi em ở Anh có khen không nào?
Mà cũng có thể là sự đau đớn của loài vật tuy nhiên vẫn có ý nghĩa? Có thể chỉ vì Chúa mải bận bịu với việc nghĩ ra những hình thức đau đớn cho những con người tội lỗi, nên đơn giản là Người không có thời gian để xóa bỏ sự đau đớn cho những con vật vô tội và để việc đó lại sau?
Anh đừng có viết cho em rằng đó là logic của thế giới. Đó không phải là sự thật, điều này thì ngay cả cô hàng xóm mới học hết tiểu học của em, một tín đồ thực thụ và ngoan đạo cũng biết, và chính vì vậy mà cô ấy đã ghi tên vào Hội Bảo vệ Động vật.
Em hỏi là vì mới đây em có xem trên vô tuyến một phóng sự về một lò mổ gia súc ở miền nam Ba Lan. Camera đã lấy cảnh rộng và rất chi tiết về những con bò bị treo ngược chân và bị cắt cổ, máu chảy xuống những cái xô. Rất dễ nhận ra một cây thánh giá được treo trên tường phía bên trên cửa vào phòng lạnh. Em đã hơi ngạc nhiên vì cây thánh giá ấy. Nhưng rồi em tự giải thích cho mình rằng đó hẳn phải là một lò mổ tôn giáo.
Theo như em biết về Nhà thờ, thì chắc chắn họ phải có cách giải thích khôn khéo nào đấy đối với những con vật kia. Jakub, nếu anh biết những lời giải thích ấy, thì giải thích cho em nhé. Em xin đấy.
ANH : Không, họ không có. Câu giải thích cực kỳ vụng về và chẳng thuyết phục được mấy người. Nếu em đã kịp bình tĩnh lại sau cuộc tấn công của lòng kiêu hãnh và chiến thắng ấy, rằng "em nghĩ đúng như vậy", và hứa với anh là sẽ cố gắng đọc mà không phải hạ cố, thì anh sẽ viết tất cả những gì anh biết về đề tài này.
CÔ : Em không có cảm nhận chiến thắng. Với em, những con vật quan trọng hơn nhiều so với lợi thế tức thời của chủ nghĩa vô thần vô tâm trước đạo cơ đốc giáo nhân từ. Do đó mà em không khó khăn gì khi phải hứa với anh như anh muốn. Vậy thì những người cơ đốc giáo giải thích như thế nào về việc Chúa cho phép được làm những con vật phải đau đớn?
ANH : Rất khác nhau và rắc rối, tùy thuộc vào mức độ của đức tín. Một số người cho rằng cảm nhận, tức là cả đau và đau khổ đều diễn ra trong tâm hồn. Bởi vì theo họ, loài vật không có tâm hỗn, nên không thể đau khổ. Đây là một lý thuyết rất khó tin, nên Nhà thờ thậm chí không muốn nhắc tới nó. Song một số các nhà gien học lại nghiêng về quan điểm này. Việc mổ những con chuột sống với mục đích khoa học, trong khuôn khổ của lý thuyết này đương nhiên là được thanh minh.
Có một cách giải thích khác logíc hơn hẳn. Đau đớn là đau đớn thông qua thực tại diễn ra của nó. Thậm chí nếu Brownie có cảm nhận, thì theo lý thuyết này, cũng không có ý thức. Mà chỉ nhờ có ý thức, mới có thể biết trước được trong một thời điểm nào đó khi đang đau đớn, rằng hình như chỉ một lát nữa thôi, sẽ phải đau đớn. Sự đau đớn diễn ra một cách vô thức sẽ khiến cho con vật ít đau đớn hơn rất nhiều. Nhà triết học người Anh có tên Lewis đã suy ngẫm vế điều này. Ông chưa bao giờ nói cho bất cứ ai biết ông đã có được những thông tin ấy bằng cách nào, nhất là từ tiểu sử của ông ấy có thể thấy rằng ông không cưỡi ngựa, thậm chí cũng không có cả chó.
Lewis cũng không biết đến tận cùng, tại sao loài vật nói chung phải đau đớn mặc dù chúng không hề phạm tội. Vậy là ông đổ mọi cái cho quỉ sứ, là cái đồ hình như đã kích động loài vật cắn xé lẫn nhau. Nói tóm lại, tất cả là tại quỉ sứ Chứ Chúa đâu có muốn điều đó.
Một người Anh khác tên là Geach quả thật đã biến Chúa thành một Nhà Xây dựng Vĩ đại vô lương tâm. Bởi ông ta cho rằng, Chúa, khi sắp đặt toàn bộ thế giới sẽ phải trải qua quá trình tiến hóa này, đã không nghĩ tới chuyện giảm thiểu sự đau đớn cho con người, cho loài vật lại càng không. Không một ai đánh giá Geach là nghiêm túc, bởi làm sao ở đây có thể đống nhất hình ảnh một ông bố vô cùng tốt bụng chia sẻ sự đau đớn với tất cả những gì mình tạo ra, với hình ảnh Chúa do Geach đưa ra như một người phụ trách tuyệt đối dự án mang tên "Tiến hóa". Cho nên tốt hơn nên dừng lại với quỉ sứ của Lewis.
CÔ : Hai người Anh cho là như vậy, lần đầu tiên em được nghe về họ. Còn anh, anh nghĩ thế nào về chuyện này?
ANH : Anh không yên tâm về chuyện này. Anh không giải thích được điều đó. Mỗi sự đau đớn không phải là một hình thức chuộc lỗi nào đó, không phải là hình phạt vì sự phạm tội nào đó, đều khiến người thiên chúa giáo phải hoang mang. Còn Brownie... Brownie là bằng chứng về sự đúng đắn của những lo lắng của anh. Anh xúc động đến ngạt thở khi đọc những gì em viết về Brownie.
Cô bỗng cảm thấy có ai đó chạm khẽ vào vai mình. Asia. Nó cười nói:
- Tỉnh lại đi. Cậu nói mơ đấy. Cái lão ngồi ghế sau thậm chí đã phải nghiêng người để nghe xem cậu nói gì.
Chắc là cô đã thiếp đi. Gần đây cô hay bị như thế. Cô có thể đi từ những suy nghĩ vào giấc ngủ mà không phân biệt được ranh giới.
- Mình đang ở đâu đây? - cô vua dụi mắt vừa hỏi.
- Qua Berlin rồi - Asia trả lời, và đưa cho cô một cốc cà phê nóng rót từ phích ra. Alicja chắc đang lên kế hoạch cho tương lai với anh chàng trẻ tuổi đeo tai nghe. Hai người người ngồi cùng nhau từ Warszawa. Nó đã kịp ngả đầu lên vai anh ta. Một gã đẹp trai. Lại nói về bọn đàn ông. Jakub là ai thế? Ít nhất cậu cũng hai lần gọi tên anh ta trong mơ.
ANH: Nghĩa trang Thành phố của Những người đã khuất St. Louis, bởi tên chính thức của nó là như vậy - mặc dù tất cả đều gọi đơn giản là Thành phố Chết - là một trong những ví dụ ảm đạm nhất về sự vô bổ kiểu Mỹ. Cho dù trong các cuốn hướng dẫn của New Orleans nó được giới thiệu như một trong những điểm độc đáo nhất của thành phố này, anh vẫn cho rằng nghĩa trang "đập nhịp đập của cuộc sống", như một nhà văn tầm tầm nào đó khi đến thăm đã viết về nó như vậy trong một cuốn sách hướng dẫn du lịch, chỉ có thể ở Mỹ một có.
Nghĩa trang trông giống như một thành phố thu nhỏ. Những ngôi mộ, đúng hơn là những lăng mộ được xây cao trên mặt đất khiến người ta không thể không liên tưởng đến nhưng ngôi nhà thu nhỏ. Một số có mặt tiền với cửa ra vào, một số có một mảnh vườn nhỏ có hàng rào bao quanh và cổng, một số có vòi phun nước, một số khác thậm chí có cả hòm thư treo ở cửa vào nhà- mộ hoặc cạnh cổng. Trước phần lớn các lăng mộ đều có các cột cao, trên đó là những lá cờ Mỹ tung bay. Mặc đầu không chỉ có cờ Mỹ. Anh nhìn thấy, bên cạnh nhiều lá cờ Mỹ hoặc Canada là cờ Ý, cờ Ireland và cả cờ Ba Lan.
Anh cũng ngạc nhiên quan sát thấy hầu như không có lăng mộ nào thắp nến hoặc đài lửa. Thay vào đó là là những đèn chiếu halogen, được bật tắt tùy theo thời gian trong ngày nhờ các tế bào quang điện và hướng ra mặt tiên của lăng mộ.
Những gì anh nhìn thấy khi đi qua các lăng mộ đều không được nguyên bản cho lắm. Những người Ai Cập đã có ý tưởng này từ mấy nghìn năm trước đây và họ đã xây nên những Kim tự tháp, còn mãi gần đây người Mỹ mới làm nên Disneyland từ ý tưởng này. Đi chầm chậm dọc theo các hàng cây trong nghĩa trang, anh phân vân, không biết chốc nữa mình có nhìn thấy một tòa nhà đặc trưng cho McDonal hoặc những cột bán coca-cola tự động không.
Qua nhà nguyện, anh đi chậm lại. Cách nhà nguyện chừng hơn chục mét, dưới bóng cây cam, giữa hai lăng mộ lớn có một tấm bia nhỏ bằng đá đen, một bình hoa nhỏ cũng bằng đá được gắn vào đấy.
Trong bình có hơn chục bông hồng trắng.
Trên tấm bia, phản chiếu trong ánh nắng mặt trời là dòng chữ mạ vàng:
Juan ("Jim") Alvares-Vargas
Ngoài họ của Jim, trên tấm bia đá không có thêm một thông tin nào khác.
Không có gì hết. Tuyệt đối không có gì. Sự khiêm nhường của nấm mộ này giữa sự tráng lệ phô trương không thể không gây sự chú ý. Mặc dù tấm bia mộ rất bé, nhưng quanh nó là một đám cỏ tươi xanh, to một cách không cân đối, tạo thành hình chữ thập. Anh bước đến mộ Jim, quỳ xuống và trước tiên là chạm tay lên những cánh hoa hồng trong bình hoa. Sau đó anh đưa tay xuống bia mộ nóng rẫy lên vì nắng. Kể từ ngày bố mẹ anh mất, anh rất hay ra nghĩa trang. Anh không biết phải giải thích như thế nào, nhưng anh có cảm tưởng rằng chạm vào mộ, là anh có mối liên hệ với họ. Khi nói chuyện, mà anh rất hay làm thế, với bố hoặc mẹ, bao giờ anh cũng quỳ và chạm tay vào bia mộ của họ. Ở đây anh cũng làm y như thế.
Jim. Cuối cùng thì anh cũng tìm được gã. Jim là một trong số không nhiều bạn thân của anh. Gã đã thay đổi anh, thay đổi thế giới của anh, dạy anh về tình bạn, cố dạy anh rằng quan trọng nhất là đừng giả vờ điều gì. Chưa bao giờ gã dạy anh điều này đến cùng. Cơ bản là vì anh tiếp nhận cuộc sống khác gã. Theo Jim, cuộc sống chỉ bao gồm những ngày chứa đựng trong mình những ấn tượng. Những ngày khác không được tính và chúng như thể thời gian bị mất đi trong phòng chờ của nha sĩ, mà ở đó ngay cả báo cũng không có, cho dù là báo từ hôm kia hôm kìa.
Gã đi tìm ấn tượng ấy ở mọi nơi và bằng mọi giá: ở đàn bà, những người mà gã có thể đầu tiên là tôn thờ, sùng bái, còn sau đó thì bỏ rơi không một chút đắn đo khi cảm xúc qua đi, trong những cuốn sách mà ngã có thể bỏ ra những đồng xu cuối cùng để mua, thậm chí cả khi biết rằng sau đấy gã không còn đủ tiền để mua thuốc lá, trong rượu mà gã vẫn mượn để xua đi nỗi sợ và trong ma túy, là thứ biết "moi tiềm thức của gã ra ngoài".
Tiềm thức là sở thích của gã. Gã biết về nó có lẽ còn nhiều hơn cả chính Freud. Mà hình như cũng như Freud, gã thử nghiệm với nó theo các kiểu. Có giai đoạn, gã dùng thuốc phiện để suy ngẫm. Có giai đoạn gã chủ tâm tự làm đau mình - trong cái đau vật lý, thật ngược đời, sóng xuất hiện trong điện não đồ giống như tại thời điểm đạt cực khoái – sát thương mình hoặc phủ những hình xăm lên khắp người. Gã đến với cái đau như là một loại ma tuý những khi không còn tiền cho bất cứ thứ gì, để hít, để uống hay để chích. Tuy nhiên gã "moi" tiềm thức của mình ra bên ngoài chủ yếu là nhờ vào các loại hợp chất hóa học. Khi đi xem các triển lãm trong các galery và muốn nhìn thấy nhiều hơn những người khác gã dùng những cái nấm bí ẩn và tạo ảo giác để "giải phóng trí năng của mình". Khi đọc các bài viết về "phân tích tâm lý và muốn nhất thiết phải tự mình phân tích mình" mà không cần đến một nhà tâm lý liệu pháp nào, gã dùng LSD. Khi "thâm nhập vào vũ trụ nội tâm, gã tự điều chỉnh và ngắt mình" bằng amphetamine. Khi không biết phải làm gì với những thất bại và buộc phải thoát khỏi trạng thái trầm cảm, để cảm thấy "vẫn cần buộc mình phải thở", gã dùng cocain. Gã hay có nhu-cầu về hợp chất này hơn cả.
Đến một lúc nào đó, mặc dầu luôn chống lại điều này, gã đã hoàn toàn bị lệ thuộc vào những "hợp chất" đó của mình. Chủ yếu là về tâm lý. Có một lần họ nói chuyện về vũ trụ học, Jim rất thích thú với tất cả những gì liên quan tới câu hỏi run rẩy, khởi đầu, đó là cái gì. Gã có thể tranh luận hàng giờ về các hố đen, về lý thuyết chuỗi, về sự co giãn của vũ trụ về sự nở ra của thời gian và về những cuốn sách của Hawking mà theo gã là một nhà văn đáng sùng bái. Chính thế. Là nhà văn. Như Faulkner, Camus và Miller, chứ không phải là nhà khoa học và vật lý như Einstein hay Planck. Hơn nữa - theo Jim - bên cạnh "sự thông minh và hiểu biết không thể đong đếm được" thì sự khập khiễng và méo mó của mình là chiến thắng to lớn nhất của Harvard trước Hollywood".
- Ông nghe này - gã nói - một số người không biết viết cho ra hồn hướng dẫn sử dụng máy hút bụi mà không dùng đến "bộ chuyển đổi quá áp thứ cấp", còn lão này biết mô tả vũ trụ hình thành như thế nào mà không cần đến một phương trình toán học nào. Đôi khi tôi phân vân, nếu Hawking không "ở môn hóa", liệu có viết những chuyện cười về vũ trụ sơ sinh? Còn nếu có, thì tôi rất muốn biết ở những cấu trúc nào.
Tự gã có thể nghĩ ra lý thuyết của mình rồi thay đổi chúng sau vài chai bia. Một lần, trong câu chuyện, họ đã tiến tới "điểm riêng biệt" trong không gian - thời gian, mà về nguyên tắc thì không chỉ theo Hawking, nó cho phép loại trừ sự cần thiết của điểm khởi đầu của vũ trụ - đơn giản là không nhất thiết phải có điểm khởi đầu để có điểm giữa, bởi cuối cùng rất khó để thiết lập bất cứ cái gì - hắn hăm hở giải thích cho anh một cách hình ảnh bản chất của điểm này mà không sa vào bất cứ sự rối rắm toán học nào. Rồi hắn bảo:
- Ông đừng có giải thích cho tôi chuyện này, tôi cảm thấy rất rõ ông muốn gì. Thỉnh thoảng tôi biết cách bắn vào "điểm riêng biệt" như vậy. Ông ở điểm nối giữa quá khứ và tương lai. Một chân ở quá khứ, một chân ở tương lai. Ông cùng lúc ở trong mấy không gian hoặc ở trong một không gian có nhiều hơn tám hoặc mười tám chiều. Ông không có cảm giác rằng giữa quá khứ và tương lai là một hiện tại nào đó. Hiện tại là thừa. Ông có thể đứng vững trên chân trái trong quá khứ cũng như trên chân phải trong tương lai. Đơn giản là ông ngó nghiêng khắp vũ trụ. Cái thước kẻ của ông trên bàn làm việc được chia ra thành năm ánh sáng chứ không phải thành centimét. Toàn bộ vũ trụ này, nhưng phải mãi ở cuối của "thời điểm xuất phát" và cũng không phải luôn luôn như vậy, tràn ngập âm nhạc của Morrison do dàn nhạc giao hưởng trình tấu và ông cảm thấy như mình nhìn thấy từng nếp nhăn trong não của Hawking. Tôi thường có những điểm riêng biệt như vậy chủ yếu là sau khi dùng cái gì đó thuộc loại dược thảo hay nấm. Không có bất cứ một thứ hóa học nặng nào.
Sau đó hắn nói thêm, và cười thật thà như chỉ có hắn mới có thể:
- Tôi chỉ không biết là Chúa cũng đi hái nấm, khi lang thang bên vũ trụ.
Jim dùng ma túy để hối thúc ý thức và tiềm thức của mình và hắn làm vậy để luôn luôn "cảm thấy". Khi không thành công, hắn bị rơi vào thời kỳ của mình. Tránh xa người thân và khi không chịu đựng nổi sự cô đơn, hắn rơi vào cái hố đen trầm cảm ấy. Hắn có thể nằm ngày này sang ngày khác trên giương, không mở mắt, không nói gì và chỉ phản ứng với cái đau.
Cho dù vậy thì hắn vẫn thích hoàn toàn vắng mặt hơn là đủ hiện hữu trong một phần và những gì còn lại đều là diễn. Do đó mà hắn mới lập dị đến vậy đối với những người biết hắn. Nếu ở gần họ, hắn là chính mình đối với họ. Hoặc là hoàn toàn không có hắn. Nhưng chỉ đối với một số người nhất định. Những người còn lại hắn không để ý. Một số ở đây là những người "tốt". Mà "tốt" nghĩa là thỉnh thoảng dám mạo hiểm dừng lại trong cuộc chạy đua của loài chuột và nhìn quanh.
Hôm sau ngày anh chuyến đến chỗ Robin ngay khi từ New Orleans đến, buổi tối có người gõ cửa. Jim. Hắn hỏi giọng nôn nóng:
- Anh nghe này, tôi tên là Jim ở phòng bên cạnh, bây giờ tôi rất cần đúng một đôla sáu mươi nhăm để mua bia trong Seven-Eleven. Anh có thể cho tôi vay trong hai ngày được không?
Phải sau hai ngày nữa thì học bổng mới đến được tài khoản của anh, trong túi anh chỉ có khoảng hai đôla tiền bán vỏ lon coca và bia mà anh nhặt trong thùng rác trong bếp của Robin. Anh định lấy số tiền đó để sáng mai mua bánh mì cho bữa sáng và đi xe buýt đến trường tổng hợp. Anh nhớ là mình đã không hề đắn đo. Anh móc ví, đổ tất cả ra và đưa cho hắn. Mười lăm phút sau, Jim lại gỏ cửa và hỏi liệu anh có thể uống bia với hắn được không.
Mối quen biết của họ đã bắt đầu như vậy. Chỉ sau một thời gian ngắn, thì không thể chỉ là người quen của Jim được. Bởi rất khó để chỉ là người quen của một người, mà ta biết chắc rằng người đó sẽ sẵn sàng cho đi một quả thận của chính mình nếu như điều đó là cần thiết.
Tình bạn của họ không chỉ có một bắt đầu. Nó bắt đầu nhiều lần và không bao giờ kết thúc. Và mỗi lần mỗi khác. Tuy nhiên kể từ khi họ cứu sống Ania, thì đơn giản là Jim đã trở thành một đoạn trong tiểu sử của anh. Giống như ngày tháng năm sinh, trường học đầu tiên và tên bố mẹ.
- Xin lỗi anh, anh có thể cho tôi biết được không, cái anh Alvarez-Vargas này có cái gì mà tất cả đều hành hương đến mộ của anh ấy thế? - anh chợt nghe thấy một giọng nói từ phía sau.
Anh đứng phắt dậy, hơi xấu hổ vì bị người ta bắt gặp mình đang quỳ. Anh quay người lại và nhìn thấy một người đàn ông đứng tuổi ngồi sau tay lái một chiếc xe chạy điện giống như những cái xe chạy bằng ác-qui dùng cho các sân golf. Ông ta đội một chiếc mũ cao bồi bằng da, điện thoại di động đeo ở thắt lưng quần và máy nhắn tin nằm trong túi ngực của chiếc sơ-mi màu nâu. Da rám nắng và đeo kính râm. Trên tấm biển trước của xe nhìn rõ dòng chữ màu viết tên của nghĩa trang. Anh để ý thấy ngoài số điện thoại và số fax, còn có cả địa chỉ trang web của nghĩa trang.
Bây giờ thì cả các nghĩa trang cũng online - anh nghĩ, có phần ngạc nhiên.
Người đàn ông hẳn phải là nhân viên của nghĩa trang.
- Đương nhiên là tôi có thể kể cho bác, nhưng bác phải xin nghỉ mấy ngày thì mới nghe hết được toàn bộ câu chuyện anh trả lời bằng một giọng mất bình tĩnh. - Tại sao bác lại quan tâm đến chuyện này?
- Có nhiều lý do khác nhau. Xin lỗi, tôi chưa tự giới thiệu với anh. Tôi là người quản lý nghĩa trang này - ông ta nói và giới thiệu họ tên. - Với ngôi mộ này, mặc dù nó là bé nhất ở đây nhưng chúng tôi toàn gặp rắc rối. Từ dạo đầu. Trướctiên là đám tang phải hoãn ba lần vì FBI không muốn trả xác. Sau đấy thì hầu như không có ai đi đưa tang mặc dù tôi đã đặt mấy chiếc Limousine theo tiêu chuẩn. Và đã phải chịu một khoản chi phí đáng sợ vì chẳng có ai muốn trả tiền cho mấy cái xe ấy: Chỉ có hai bà nào đấy đến. Một bà nhìn như thể vừa mới đội một trong những ngôi mộ của tôi ở đây lên, chỉ có điều trang điểm nhẹ hơn là nhân viên của tôi vẫn trang điểm bình thường cho các tử thi. Hút liên lực. Thậm chí cả khi bà ta quỳ xuống để khấn. Bà kia thì nài nỉ để được đi theo quan tài cùng với con chó của mình. Đó là một con chó xù nhỏ và có cài nơ trên đầu. ông ơi, con người hỏng thật mất rồi.
Ông ta hít vào nặng nhọc rồi kể:
-Đám tang do một văn phòng luật nào đó đứng ra tổ chức. Tôi chưa bao giờ biết cặn kẽ ai đã chi trả cho tang lễ. Họ mua một mảnh đất như bình thường người ta mua cho một công trình nghiêm chỉnh với đủ vòi phun nước và nhiều extras. Tôi đã mừng vì tưởng là mình sẽ kiếm được dăm ba xu, ai ngờ ở đây họ chỉ yêu cầu đặt mỗi tấm bia đá cỡ cái danh thiếp và trồng cỏ xung quanh. Ông có tưởng tượng được không? Thưa ông, đây là một sự phung phí tài sản chung. Nếu ai cũng làm thế, mua đến cả A đất rồi trong cỏ thay vì đầu tư vào các công trình xây dựng, thì cái nghĩa trang này đến phải đóng cửa, bồi ở đây sẽ buồn như trong đám tang và những linh hồn sống chẳng có ai qua đây. Cái nghĩa trang này, thưa ông, là điều tốt nhất sau jazz có thể xảy ra cho cái thành phố này.
Ông ta bỏ kính râm và lấy điện thoại cầm tay ra.
- Tôi chưa đọc hết phần chữ viết nhỏ trong hợp đồng này. Thưa ông, đấy là lỗi của tôi. Đá lấy từ Ý hay từ Mexico thì có gì khác nhau? Tôi đặt đá Mexico, vì gần hơn. Sau hai tuần họ phái đến đây một tay chuyên gia nào đấy, thế là tôi phải thay tấm bia. Cả cái bình hoa nữa. Tốn kém khiếp quá. Nhưng đấy mới chỉ là bắt đầu. Lúc mới chôn cất, ông ta tên là McMamus. Ba tháng sau họ bắt tôi đổi tên thành Alvarez-Vargas, Thưa ông, ông đã nghe thấy đổi tên họ cho người chết sau đám tang bao giờ chưa??? Tôi không muốn đổi, nhưng hóa ra là họ đã viết điều này trong hợp đồng. Vẫn còn dấu vết của cái tên trước. Mài cũng chẳng ăn thua gì. Thế là tôi lại phải nhập đá từ Ý về. May mà cái bình hoa còn để lại được. Cái bình này, thưa ông, đắt không kém gì tấm bia này.
Ông ta im lặng một lúc.
- Tôi hút được chứ? - ông ta vừa lôi hộp thuốc bằng kim loại ra vừa hỏi. Ông ta quay lại xe và dùng một con dao xén giấy đặc biệt để cắt đầu dầy của điếu xì-gà. - Tôi hỏi, thưa ông, vì một số người không thích hút thuốc cạnh mộ của họ. Thậm chí xì-gà cũng làm phiền họ. Cứ như là làm thế cho những người chết này ấy. Hơn nữa, thưa ông, tôi không hút xì gà dưới 10 đôla một điếu. Thưa ông, đấy chưa phải đã hết đâu Sau đó còn có cả một bài về ngôi mộ này trong tờ The Times- Picayune nữa. Gia đình của khách hàng này, người nằm cạnh - đây, phía bên trái này - đã không để ý, hoặc là đã hoàn toàn bỏ qua vấn đề và đã đổ một cái nền bê tông phía dưới đèn pha, sâu vào bãi cỏ cạnh mộ của Alvarez ba mươi phân. Ba mươi phân! Thưa ông, ở đây thì làm được cái gì. Văn phòng luật đã đệ đơn lên tòa án ba ngày sau khi người bảo vệ của họ, là người cứ ba tuần một lần lại mang máy ảnh đến đây, báo cho biết về chuyện này. Họ bắt phạt đủ mọi thứ có thể. Kể cả việc luôn phiền gia đình khách hàng của họ. Khách hàng ở đây là Alvarez, người nằm đây. Thưa ông, anh ta làm gì có gia đình nào! Đã có lần họ nói tới một người chị nào đấy, những chưa ai nhìn thấy bà ta ở đây. Họ vừa mới thắng được vụ kiện đó, thì ngay sáng ngày hôm sau ở đây đã có một cái máy đào nhỏ. Của riêng họ. Họ không tin tôi. Họ tự bẩy cái tấm bê tông ấy lên và trồng cỏ vào đó. Những người thua kiện phải trả mọi chi phí. Như vậy là tốt cho họ, nếu thật thà mà nói. Tối đã nhìn thấy nhiều trong cái thành phố nhỏ này, nhưng đúng là họ biến cái ngôi mộ này thành một khu vui chơi.
Anh nghe rất chăm chú rồi hỏi:
- Ai yêu cầu bác mua những bông hồng này cắm vào bình?
- Văn phòng. Tôi vẫn liên hệ với họ. Ngày nào cũng phải có mười một bông hồng trắng. Ông có hình dung ra ai đó đã phải mất một khoản lớn cho những bông hoa này? Từ hơn chục năm nay, bao giờ cũng có hoa tươi trên công trình này. Đầu tiên tự tôi đến đây hàng ngày. Rẻ hơn là để cho quầy hoa họ làm. Nhưng sau đó bà vợ tôi bắt đầu làm khó cho tôi vì thứ bẩy, chủ nhật, thậm chí cả vào ngày Lễ Tạ ơn tôi cũng phải đi mua và cắm những bông hồng theo lời nguyền ấy. Ngay từ đầu bà vợ tôi đã bảo là chắc có một phụ nữ nào đứng đằng sau chuyện này. Kể từ khi tôi kể cho bà ấy nghe về những bông hồng này và về ngôi mộ này, thì bà ấy bao giờ cũng đến đây. Trước đây thỉnh thoảng vào ngày lễ, khi bà ấy đưa xe đến đón tôi ở nghĩa trang, thì cũng chỉ đến nhà nguyện, còn bây giờ thì lần nào cũng đến tận ngôi mộ này để xem. Thưa ông, tôi hết sức ngạc nhiên vì tất cả những chuyện này - ông ta hạ giọng và nhìn quanh như thể để chắc chắn là không có ai nghe thấy - vì đây là, thưa ông, một người nghiện. Một người nghiện bình thường. Tôi biết được từ thằng cháu. Nó làm ở phòng tự sát của FBI. Khi người ta tìm thấy anh ta trong dịp Mardi Gras – ông biết không, là cái tuần điên rồ ở chỗ chúng tôi trước ngày thứ ba béo, khi cả thế giới đổ về New Orleans - một cái sọt rác, thì cả người anh ta bị đâm thủng lỗ chỗ bằng dao găm như thể một miếng phó mát Thuỵ Sĩ và bị mất bàn tay phải, nhưng chưa hết đâu, anh ta còn bị ai đó, chắc là vô tình, dùng con dao găm ấy mổ bụng anh ta lấy ra những bao cao su chứa đầy cocain. Chắc anh ta đã nuốt chúng trước khi chết. Phải có đến cả ký lô trong dạ dày của anh ta. Anh ta… chết trong một cơn phê khủng khiếp. Thằng cháu tôi bảo là trong thời gian điều tra, họ phải nghe một phụ nữ nào đó. Hình như là một công tố viên quan trọng nào đó ở Luiziana. Nó khẳng định là chính bà ta yêu cầu văn phòng luật về tất cả những chuyện này. Chỉ một lần, một lần duy nhất tôi nhìn thấy một phụ nữ ở đây. Tôi quan sát bà ta rất kỹ, vì bà ta ứng xử rất lạ. Bà ta đứng ngoài đường và không đi đến chỗ ngôi mộ. Nhìn tấm bia mộ của Alvarez. Bà ta đứng cả tiếng và nhìn ngôi mộ. Nhưng chỉ có một lần duy nhất ấy. Khoảng chừng một năm sau khi tôi thay họ tên cho anh ta. Còn ông, xin lỗi, ông là như thế nào với anh ta, nếu như có thể hỏi?
Lúc ấy ông ta nghiêng người, quỳ xuống, chạm tay lên môi mình rồi thả bàn tay xuống mộ Jim. Anh đứng, nhìn vào mắt người thợ đào huyệt và trả lời:
- Tôi à? Chẳng là ai đặc biệt. Chúng tôi cùng hít với nhau. Vậy thôi.
Anh quay người và đi ra cổng nghĩa trang.
CÔ : Đúng giữa trưa thì ôtô dừng lại trước cánh cửa kính lùa của khách sạn Relais Bosquet, chắn toàn bộ con đường hẹp một chiều Champ de Mars. Mặc những tiếng còi tức tối của cánh lái xe đang bị ách lại sau xe khách càng lúc càng đông, anh tài xế vẫn tắt máy, mở khoang đựng hành lý, yêu cầu mọi người chuyển thật nhanh hành lý sang sảnh, còn anh ta thì nhanh chóng lẩn vào khách sạn.
Kéo cái vali nặng của mình, cô đã kịp toát mồ hôi. Ngày hôm ấy Paris nóng 36 oC và không khí đứng im phăng phắc. Cậu thanh niên tập sự ở văn phòng du lịch đã có lý, cái khách sạn này quả thật nằm ở tâm điểm của Paris - cô nghĩ khi đi vào khu vực sảnh có máy lạnh. Cô biết điều này vì anh tài phải vòng vèo mấy lần quanh khu vực này mới tìm thấy khách sạn. Quảng trường sao Hỏa với tháp Eiffel có thể nhìn thấy bằng mắt thường, đến ga tàu điện ngầm Ecole Militaire mất chưa đầy năm phút đi bộ.
Lúc ấy cô thậm chí không có ý định đến gần lễ tân. Cứ để cho cái đám đông kia tản về các phòng trước đã.
Cô tìm được một cái sôpha da đối diện với cửa ra vào. Cô ngồi thoải mái, chân gác lên cái vali mà cô để ở trước sô pha. Alicja ngồi bên cạnh. Asia đứng xếp hàng chỗ lễ tân cùng với mọi người.
- Cậu nghe này. Anh ấy thật tuyệt vời. Anh ấy đến đây để học. Không có vợ, kể cả người yêu cũng không. Dọc đường anh ấy đọc thơ bằng tiếng Pháp cho mình nghe. Ngoài ra anh ấy còn rất ân cần. Cậu nhìn kìa, anh ấy xếp hàng cho mình đấy. Mình hoàn toàn không đám chắc là mình có ngủ lại ở khách sạn này không. Anh ấy mời mình đi ăn tối. Hứa là sẽ đọc cho mình nhiều thơ nữa. Vậy tối nay các cậu đừng có tính đến minh nhé.
Cái câu cuối cùng ấy Alicja nói với đôi chút tự hào. Từ lúc ấy hiển nhiên là Alicja lại béo ra. Và hoàn toàn không phải vì bữa tối ấy.
Độ hơn chục phút sau, khi ở quầy lễ tân không còn ai, cô mới cầm cái túi đựng giấy tờ của mình, đứng dậy khỏi cái sôpha dễ chịu và đi về phía người trực lễ tân trẻ.
- Tôi có đăng ký một phòng đơn phía trên vườn - cô bắt đầu nói bằng tiếng Anh.
Người trực lễ tân ngẩng đầu khỏi cuốn sổ khai báo.
- Vâng, tôi có biết. Chính tôi đã dành phòng này cho chị theo yêu cầu của một ai đó ở Warszawa - anh ta cười và nói bằng tiếng Ba Lan, không có một tí trọng âm nào.
Ngạc nhiên, cô nhìn anh ta kỹ hơn. Anh ta có cặp mắt nâu, to, tóc sẫm được túm lại bằng dây chun. Ở phía sau. Anh ta còn có bàn tay đẹp khác thường, dài, mà mảnh mai và được chăm chút cẩn thận. Cô hay chú ý đến bàn tay đàn ông. Ở đàn ông, cái đầu tiên cô chú ý là bàn tay, sau đó đến giầy của họ, còn sau đấy mới là toàn bộ những cái còn lại. Cô để ý đến bàn tay ấy khi anh ta ghi lại các thông tin từ hộ chiếu của cô.
Viết xong, anh ta quay người lại cái tủ treo chìa khóa phía sau lưng và lấy từ hốc với số phòng của cô chìa khóa và chiếc bì thư màu ôliu-lá cây. Anh ta đưa cho cô và nói:
- Đã có email gửi cho chị.
Cô đỏ mặt, cố giấu niềm vui và sự hưng phấn.
- Nếu chị có gì muốn gửi qua Internet, thì cứ để nội dung ở lễ tân. Bạn gái tôi hoặc là tôi sẽ sẵn sàng gửi cho chị. Đây là dịch vụ miễn phí. Địa chỉ e-mail của chúng tôi chị sẽ tìm thấy trong tờ rơi hướng dẫn ở trên phòng.
Và cứ như là đoán được ý nghĩ của cô, anh ta đứng dậy, đi ra chỗ sơ đồ Paris treo trên tường cạnh bảng thông báo, đeo kính, quay vào tấm bản đồ nói:
- Nếu chị quan tâm, thì gần đây có hai quán cà phê Internet. Một quán mở cửa suốt ngày đêm, cách khách sạn chừng một trăm mét, cạnh hiệu thuốc, ngay cạnh lối rẽ vào phố của chúng ta. Quán này đắt lắm. Chị phải tính đến việc trả khoảng bảy đôla một giờ vào ban ngày và năm vào ban đêm. Quán thứ hai ở bên trong ga tàu điện ngầm Ecole Militaire, chỉ rẻ bằng một nửa nhưng chỉ mở cửa vào ban ngày và ở đấy chỉ có mấy cái máy tính, lại toàn là loại macintosh của hãng Apple.
Nghe anh ta nói, cô phân vân, không biết từ đâu mà anh ta biết được cô đang định hỏi chính về việc này. Cô cất vội cái phong bì màu ôliu vào ví xách tay, cám ơn và đi ra phía thang máy. Khi cửa thang máy chỉ vừa đóng lại và chắc là người trực lễ tân không thể nhìn thấy mình nữa, cô lôi ngay cái phong bì ra và hối hả xé. E-mail của anh, tất nhiên rồi!
New Orleans, ngày 14 tháng bảy.
Ngày hôm nay anh không thể nhớ lại một cách chính xác quãng thời gian khi chưa có em. Em có một tác động huyền bí đối với anh, vậy thì em hãy tác động đến anh một cách tốt nhất mà em có thể. Kể từ lúc bỗng nhiên - thông qua Paris - điều này trở thành có thể, anh khát khao được gặp em một cách tuyệt vọng. Lúc này anh không thể chống chọi được với tâm trạng này. Với sự chờ đợi này. Và với sự căng thẳng này. Nhất là với những cơn cảm xúc này. Liệu có thể có những cơn cảm xúc không nhỉ? Hẳn anh đã đem lại cho trạng thái này vẻ đẹp khi gọi nó theo cách như vậy. Anh cần phải thi sĩ hơn. Nhưng nếu vậy anh sẽ không thật là mình nữa. Đó thực sự là những cơn cảm xúc giống như những cơn hen hay cơn rung tâm nhĩ. Những khi bị lên cơn anh thường nghe nhạc, uống hoặc đọc e-mail của em. Và đã dẫn đến là anh làm tất cả cùng lúc: nghe Van Morrison mà em rất thích, uống bia Mexico Desperado với chanh và thêm một chút tequili và đọc một "mega" e-mail của em. Anh nối tất cả những bức thư của 6 tháng gần nhất lại và đọc như một bức thư khổng lồ.
Em có biết là trong vòng 180 ngày ấy em đã viết cho anh trên 200 lần?!
Có nghĩa là bình quân mỗi ngày hơn một e-mail. Trong đó em đã sử dụng đúng 116 lần từ "hôn" - mặc dù thậm chí anh còn chưa biết miệng em thực sự trông như thế nào. Anh rất mừng vì không phải thêm một lần nữa bắt em phải tả lại nó. Chẳng mấy nữa anh sẽ được nhìn thấy.
Em đã 32 lần dùng từ "chạm" và 81 lần từ "khao khát", nhưng chỉ có 8 lần "em sợ". Anh đã đùng chương trình Word để thống kê nên việc nhầm lẫn hoàn toàn bị loại trừ. Anh đếm đúng những từ mà gần đây anh hay nghĩ tới nhất. Và rút ra kết luận là em khao khát nhiều hơn sợ hãi 10 lần. Mặc dù đó chỉ là thống kê, nhưng anh cảm thấy yên tâm. Thống kê không lừa dối. Chỉ có những người làm thống kê mới lừa dối.
LIỆU EM CÓ BIẾT ĐIỀU GÌ SẼ ĐỀN VỚI CHÚNG MÌNH KHÔNG???
Hẳn vì cái vụ Paris này mà anh có những ý nghĩ như vậy và đã đưa ra câu hỏi bi đát đến thế. Anh có nhu cầu bức thiết phải định nghĩa được mối quan hệ này. Gọi tên nó, cho nó một số khung và giới hạn. Đột nhiên anh muốn biết, từ đâu mà nỗi buồn của anh có ý nghĩa và niềm vui của anh có lý do. Anh cũng muốn biết, trong hy vọng của mình, anh được phép đi đến đâu. Trong trí tưởng tượng thì đằng nào anh cũng đã ở tất cả những chỗ đó, thậm chí cả những điểm riêng tư nhất.
Tuy nhiên, giờ đây anh sẽ khống đến thăm bất cứ một địa điểm nào trong thực tại nữa. Anh đi ngủ đây. Rất mừng vì chỉ vài giấc ngủ nữa thôi, em sẽ lại ở gần.
Thậm chí cả trong thực tại em cũng đã gần hơn rồi. Xin chào Paris! Anh muốn bay đến chỗ em quá.
Hãy chú ý giữ mình nhé. Đặc biệt là lúc này.
Jakub.
Chúa ơi, anh ấy viết gì thế, bởi chính cái sự thống kê ấy đã lừa dối! - cô nghĩ. - Sao mình sợ thế không biết. Nhưng cơ bản là vì mình quá khát khao anh.
Đúng lúc ấy cửa thang máy mở. Cô vẫn cứ đứng đấy với cái phong bì màu ôliu trong tay và xiết nó vào ngực. Người trực lễ tân bước vào thang máy, cười với cô khi nhìn thấy cảnh có một khách cửa khách sạn cũng vào thang máy và hỏi cô lên tầng mấy, cô đã không biết chắc tầng mà mình phải lên, cô đã phải xem chìa khóa để chắc chắn. Cô cảm thấy sự ấm áp là lạ nơi bụng dưới.
Cô ra khỏi thang máy đối diện với phòng 1214. Đưa tấm thẻ từ của chìa khóa vào khe cửa ổ khóa và mở cửa. Lấy chân đẩy chiếc vali qua bậu cửa. Ngoài luồng ánh sáng hẹp lọt qua khe hở của tấm rèm che cửa sổ rơi xuống chiếc giường lớn chiếm phần trung tâm của căn phòng, còn thì trong phòng tối om. Cô đến bên cửa sổ, kéo tấm rèm nhung nặng ra. Cái ấm không tản đi. Nó mạnh hơn lên. Cô mở cửa sổ.
Căn phòng, như họ đã hứa với cô ngay ở Warszawa, đúng là ở trên một khu vườn. Khu vườn được ngăn cách với sân đá của khách sạn bới một hàng rào cây cao đến trên hai mét, giống như một đốm xanh mà một họa sĩ lơ đênh nào đó đã vô ý tạo nên bằng cây cọ của mình trên nền cát. Cô nhìn khu vườn, liếm môi. Phía bên trái, được ngăn cách với phần bên phải bằng một hàng cây nhô ra một cách cầu kỳ, là những mảng dâu tây, những vạt hoa hồng dọc chân tường và những bồn tròn. Phần lớn là màu hồng. Cô rất thích hoa hồng có màu hồng. Giữa bồn hoa và hàng cây là những đám đỗ, khoai tây và một dàn cà chua rạp xuống đất dưới sức nặng của quả. Những đám đỗ giữa trung tâm Paris! Phía bên phải là bãi cỏ. Khu vườn nhắc cô nhớ về cái vườn của bà cô ở Bug. Chỉ khác là khu vườn này ở trung tâm Paris, chỉ cách tháp Eiffeil có mấy trăm mét.
Cô nhấc tung chân lên để cởi giầy. Nhẹ hẳn người. Cô mở phéc-mơ tuya váy, cởi cúc và để nó từ từ rơi xuống sàn nhà. Cô rời một bước khỏi cửa sổ và thả người xuống chiếc giường phủ tấm ga hoa nặng. Căn phòng thơm mùi violet và mát lạnh nhờ có điều hòa không khí đang chạy rì rì khe khẽ. Cô nằm trên giường, nhắm mắt, trong luồng ánh sáng từ cửa sổ trông nó như một sân khấu nhỏ giữa phòng. Bàn tay cô áp bức thư của anh vào ngực. Cô để nó sang bên một lúc. Cô ngồi dậy, cởi chiếc áo len chui đầu mà cô mặc đi đường ra. Rồi chậm rãi cởi cái cài nịt vú, dùng hai tay đẩy nó xuống dưới bụng. Sau đó cô chuyển nó sang tay trái, tay phải luồn vào quần lót và hơi nhấc chân lên, kéo nó xuống dưới đùi. Cô nhấc chân lên cao và kéo quần lót ra, sau đấy cô để nó cùng với nịt vú lên trên bức thư màu ôliu... Một lát sau cô đã thở rất mạnh và gấp gáp.
1 | autostop: là một cách đứng ngoài đường, giơ tay xin đi quá giang xe của người khác từng chặn đường. |
No comments:
Post a Comment