Oct 4, 2012

Tháng Ngày Có Em - Chương 4

Từ Tốc

Tháng Ngày Có Em


Dịch giả: Liêu Quốc Nhĩ
Chương 4



Cuộc khẩu chiến trong giờ Nhật ngữ hôm đó đã khiến lớp tôi chia làm hai phe. Nhóm chủ trương phải tiếp tục học lên gồm Lưu Đại Khôi, Vương Mộ Đạo, Hầu Triều Nghĩa, Tố Huệ Quốc. Còn nhóm chủ trương tiếp tục cuộc chiến đấu ngầm để phá hoại địch và chuẩn bị sát cánh với bộ đội kháng chiến phản công gồm Ngô Hán Thanh, Cao Triết Huê, Tôn Thắng Nam, Dương Sơn…

Liễu Ngạn Phong, Mục Ly thì đứng giữa. Phong là bạn của Điền Mục Thanh nên bị ảnh hưởng của Thanh. Chủ trương chiến đấu bằng phương pháp bất bạo động. Còn Mục Ly là tín đồ Thiên Chúa giáo Thuần Thành nên quan điểm cũng khác hẳn bọn tôi. Cô chỉ tin có Chúa. Chuyện thế sự gần như gác ngoài tai.


Tôi và Vương Ngọc Anh thì ba phải. Yêu nước nhưng chẳng biết đứng vào hàng ngũ nào.

Về cách thức ứng phó với môn Nhật ngữ và thấy Uông Đông Nguyên, chúng tôi cũng không đồng quan điểm. Đại Khôi cho rằng dù chúng tôi cũng sắp tốt nghiệp, nên sử dụng biện pháp mềm dẻo hay hơn. Chứ nếu bức thầy Uông mãi, ông ta nổi nóng lên thì họa nhiều, lợi ít.

Cao Triết cho rằng phải đấu tranh với cùng vì hắn trong thời buổi chiến tranh, tốt nghiệp xong cũng đâu có làm được gì. Sớm muộn gì rỗi cũng lên núi làm du kích. Vậy thì diệt ác càng sớm càng hay.

Thái độ Dương Sơn thì cho rằng phản đối Anh Tử và Uông Đông Nguyên, là một công tác nghiêm chỉnh như công tác diệt địch của các chiến sĩ du kích. Có điều làm việc đó cũng cần có chiến thuật chiến lược. Đuổi được Uông Đông Nguyên và Anh Tử ra khỏi trường mà không di hại cho nhà trường, không làm trở ngại đến việc học của đàn em mới là thượng sách.

Ngô Hán Thanh cũng chủ trương như vậy, nhưng đi xa hơn. Kẻ thù trong trường không phải là Anh Tử mà đích thực là Uông Đông Nguyên. Anh hùng phải đối mặt với kẻ thù nhưng không được bức hiếp kẻ thế cô. Nghĩa là không được bức hiếp Anh Tử quá đáng.

Thế là sau nhiều buổi bàn bạc, tất cả đã nhất trí được một điều. Phải đoàn kết ứng phó với kẻ thù. Không được tự ý hành động.

Nói đến sự đoàn kết nội bộ, mọi người chợt nhớ đến thái độ mọi người cư xử với Điền Mục Thanh. Điền Mục Thanh là người tốt, tình cảm lãng mạn và yêu Anh Tử không phải là một cái tội mà lại bị bọn tôi xua đuổi và kết tội. Lưu Đại Khôi đề nghị tất cả hãy vì tình bạn bè mà đi tìm Thanh xin lỗi và khuyên bảo hắn.

Thế là cả bọn kéo đến ký túc xá.

Đến nơi mọi người thấy Điền Mục Thanh nằm dài trên giường. Liễu Ngoạn Phong đang ngồi cạnh giúp hắn uống thuốc.

Vừa nhìn thấy chúng tôi. Phong nói.

- Hắn đang bịnh rất nặng. Các bạn đừng khiêu khích hẵn nữa nhé.

Cao triết Huê trấn an.

- Chúng tôi đến đây để xin lỗi Mục Thanh thôi.

Liễu Ngoạn Phong đua tay lên miệng.

- Nói khẽ một chút, suốt ngày nay hắn bị sốt mới chợp mắt được một chút đó.

Lưu Đại Khôi nghe vậy lo lắng.

- Thế y sĩ nói Mục Thanh bệnh gì vậy?

- Mục Thanh chẳng có sức khỏe. Lúc gần đây tinh thần lại suy sụp nên bệnh nhẹ cũng thành nặng. Y sĩ nói có lẽ phải cho hắn vào viện chạy chữa mới chóng khỏi. Đấy, các bạn còn chọc Mục Thanh nữa không?
Dương Sơn pha trò.

- Tôi biết có món thuốc thần kỳ có thể chữa khỏi bệnh của Mục Thanh. Cứ tìm người đẹp đến là hắn sẽ ngồi dậy ngay.

Lưu Đại Khôi chau mày.

- Tật ngươi vẫn không chừa, chúng ta đến đây là để tạ lỗi với Mục Thanh chứ đâu phải để chọc ghẹo đâu?

Ngay lúc đó Điền Mục Thanh chợt mở mắt ra, gượng ngồi dậy nói.

- Cám ơn các bạn đã ghé qua thăm. Những kẻ ngu xuẩn thường thích chế nhạo người khác. Còn kẻ thông minh thường thường tự chế nhạo chính mình.

Lưu Đại Khôi vội dằng Thanh nằm xuống.

- Chúng tôi đại diện lớp đến đây xin lỗi bạn vì những hành động nóng nảy hôm qua.

Điền Mục Thanh trợn mắt nhìn mọi người rồi nói.

- Mong Thượng đế sẽ tha thứ cho mọi người. Có một bí mật mà tôi muốn nói cho các bạn biết. Đây là chuyện ở vườn Eden. Rắn chẳng hề dụ dỗ Eva và Ađam cùng phạm tội, mà đó là một sự nói dối.

Mọi người nhìn nhau, cho rằng Mục Thanh đang mê sảng. Dương Sơn bật cười hỏi.

- Vậy theo bạn ai đã dụ dỗ Adam và Eva?

- Tất cả là do Thượng đế. Trời đã tạo ra mùa xuân gió rồi ánh nắng, mùi thơm của quả táo dẫn dụ đôi trai gái khiến tình yêu họ chín mùi.

Dương sơn nói.

- Nhưng nếu họ không tin lời rắn, họ đã không thử táo.

Điền Mục Thanh cười rồi xoa ngực tiếp.

- Mày là con rắn! Một con rắn xảo quyệt, mày tưởng táo xấu vì trồng trên đất xấu, nhưng thật sự đất càng nhiều mùn táo sẽ càng ngon.

Bây giờ thì mọi người đã biết Mục Thanh đang biện hộ cho Anh Tử. Dương Sơn biết nhưng không giận, hắn đỡ chén thuốc trên tay Ngạn Phong, tiến tới giường, cười nói.

- Tao không phải là rắn mà là quạ. Nào anh chàng nhà thơ, có để tôi nói đôi lời chăng.

Điền Mục Thanh chỉ yên lặng uống thuốc, rồi nói.

- Thuốc đắng thật!

- Có thứ còn đắng hơn cả thuốc.

Dương Sơn nói, nhưng Mục Thanh gạt ngang

- Tôi hiểu bạn muốn nói gì. Có phải là đến đây để khuyên tôi đừng tơ tưởng đến Anh Tử nữa không?

Mọi người rất ngạc nhiên trước lời tự thú của Mục Thanh.

- Tôi cũng biết là các bạn định nói Anh Tử không hề yêu tôi.

- Anh biết vậy là đủ. Chuyện đó sẽ rất có lợi cho bệnh anh.

Điền Mục Thanh lắc đầu.

- Các bạn đã lầm. Những người làm thơ như tôi mà chẳng có tình yêu thì sẽ chẳng làm gì được cả.

Lưu Đại Khôi góp ý.

- Nhưng thi nhân thì cũng phải đối mặt với thực tế. Mục Thanh, bạn thông minh nhưng sao lại hồ đồ như vậy? Đã biết Anh Tử không yêu mình mà vẫn lăn xả vào?

- Đó cũng là sự khác hẳn nhau. Các bạn đừng lầm lẫn. Cũng có thể là các bạn không hiểu tôi. Có những bài thơ có thể các bạn cho là không hay, nhưng nó vẫn được người khác thưởng ngoạn. Thơ không phải chỉ xem bằng mắt, nghe bằng tai mà còn phải thưởng thức bằng trái tim. Các bạn biết không? Mà các bạn có tim không?

Cao Triết Huê cười lớn, chỉ vào lồng ngực mình.

- Có chứ?

Mục Thanh gật gù.

- Có à, Thế bạn có bao giờ nghe trái tim mình nói gì không?

Câu hỏi của Thanh quá bất ngờ làm Huê im lặng. Thanh lại nói.

- Thế bạn có đọc qua truyện Song Thành ký chưa?

Cao Triết Huê gật đầu. Thanh nói.

- Vậy là bạn hiểu tôi định nói gì rồi?

Dương Sơn nhìn Mục Thanh gật đầu.

- Bái Phục, Bái Phục! Có nghĩa là nhà thơ vĩ đại của chúng ta ngẩng cao đầu bước lên đoạn đầu đài? Nhưng bọn này không muốn thấy cảnh đó!

Nghe Dương Sơn nói vậy, bọn tôi biết Mục Thanh định so sánh mình với nhân vật Dương Điển Cố. Một thanh niên đa tình thầm yêu một cô gái quý tộc, nhưng chẳng dám thổ lộ tình yêu, mãi đến khi nàng lấy chồng, tình yêu đó vẫn không hề thay đổi. Rồi cuộc cách mạng vĩ đại xảy ra. Chồng nàng – một vị bá tước bị phái cách mạng bắt mang ra hành hình. Để biểu lộ tình yêu với người đẹp. Dương Điển Cố đã dùng tiền mua chuộc cai ngục để vào thăm chồng người mình yêu, rồi trao đổi y phục với anh ta để hôm sau vui vẻ bước lên đầu đài thay cho người chồng – bá tước.

Câu chuyện tình vĩ đại đó đám học trò bọn tôi đều biết. Và với tâm tính lãng mạn của Mục Thanh rất có thể hắn sẽ theo gương đó.

Mọi người nhìn Mục Thanh thương hại. Ngô Hán Thanh nói.

- Tôi không đồng ý với quan điểm của bạn. Nếu bạn có can đảm bước lên đoạn đầu đài vì tình yêu, thì tại sao không sẵn sàng dâng hiến chiếc đầu mình cho tổ quốc.

Điền Mục Thanh ho sặc sụa, rồi lắc đầu nói.

- Tôi biết trong lúc này, đầu bạn chỉ có chiến tranh, giết chóc, hận thù, nên bạn không hề nghĩ đến tình yêu. Bạn không hiểu tình yêu như không hiểu đến thi văn vậy.

Ngô Hán Thanh thẳng thắn.

- Thi văn thì có nhiều loại, tôi quý trọng các nhà thơ yêu nước, chứ chẳng ưa các thi sĩ lãng mạn đa tình. Chẳng lẽ bạn phản đối chuyện kháng chiến bảo vệ đất nước? Không nghĩ đến chuyện căm thù kẻ ngoại xâm?

Điền Mục Thanh nói.

- Tôi là kẻ phản đối chiến tranh, nên rất ghét kể tôn sùng nó, kể cả kể địch và ta!

Ngô Hán Thanh buông tiếng thở dài, nhưng thấy Mục Thanh có vẻ bệnh rất nặng nên không muốn tranh luận nữa, chỉ nói.

- Thôi chúng ta về để Mục Thanh nghỉ ngơi tốt hơn.

Thế là mọi người bước ra cửa. Vừa đến ngoài chúng tôi đã thấy thầy Thứ và các y sĩ, y tá với chiếc băng ca đang vội vã đi vào.

Điền Mục Thanh được đưa vào bệnh viện điều trị. Sau khi xét nghiệm bác sĩ cho biết Thanh rất suy nhược vì cùng lúc mắc phải nhiều bệnh: Phổi, dạ dày, viêm phế quản, suy nhược thần kinh… Vì vậy cần phải được biệt dưỡng, không được tiếp xúc nhiều với bạn bè, không được tiếp tục đến lớp. Vì vậy sau đó nhà trường đã thông báo đến gia đình để đưa hắn về quê trị bệnh.

Vậy bọn tôi mất một người bạn. Nhưng sự vắng mặt của Thanh đã khiến sự mâu thuẩn trong nội bộ của chúng tôi tạm ổn. Mọi người tập trung tinh thần ứng phó với người Nhật mà đại diện là thầy Uông Đông Nguyên.
Thầy Uông tìm mọi cách để thuyết phục chúng tôi học tiếng Nhật. Nhưng vào giờ thầy, đứa thì ngủ gục, đưa uể oải ngồi ngáp. Điều đó khiến thầy bực dọc. Có lần không chịu được, thầy nói.

- Các anh chị làm sao vậy? Trước kia ồn ào trong giờ học, giờ lại ngồi yên như khúc gỗ. Các anh chị muốn tôi phải làm thế nào mới học chứ?

Bên dưới chẳng ai lên tiếng. Lớp học lặng như tờ. Thầy Uông nói tiếp.

- Sao các anh chị không lên tiếng? Mọi người có quyền giải thích cơ mà. Tôi không ưa những hành động đối kháng. Nhất là trong giờ học. Nếu các anh chị vẫn bất động, thụ động đối kháng, thì tôi sẽ đáp lại bằng cách đứng mãi ở đây. Và giờ học này sẽ không kết thúc.

Hán Thanh thấy tình hình gây cấn, nên đứng dậy nói.

- Thưa thầy, tình hình đất nước thế này thì bọn em làm gì còn tâm trí để học nữa? Nhất là học ngôn ngữ của bọn xâm lược.

Thầy Uông Đông Nguyên nghe vậy chỉ thẳng vào Hán Thanh nói.

- Em lặp lại đi! Em vừa nói gì chứ?

Hán Thanh vẫn không kiếp sợ, nói.

- Vì trong lúc chúng em được ngồi yên học hành, thì có biết bao người đã phải núp dưới hầm tránh bom, bị cái chết đe dọa từng phút, từng giờ. Chuyện này có thể thấy được nhan nhản trên báo chí.

Dương Sơn tinh quái xen vào.

- Vâng, dân ta sống khổ sở. Nhưng lúc nào cũng nghe hô hào Trung Nhật thân thiện. Quân Nhật giúp tạo thành cộng đồng Đông Á vinh quang! Thật khó hiểu nổi.

- Quân Nhật chỉ đập tan bọn chống đối thôi. Mà đó là chuyện chính trị có liên quan gì đến chuyện học? Các người lo học đi!

- Giúp đỡ thân thiện mà trút bom lên đầu người ta!

- Im mồm! Nếu các anh chị còn bóp méo. Tôi sẽ báo cáo việc này với hiệu trưởng đuổi các người ra khỏi trường này.

Cao Triết Huê phản ứng không chút sợ hãi.

- Đuổi thì đuổi. Có sợ gì đâu!

Thầy Uông giận cực điểm chỉ về phía Huê nói.

- Cao Triết Huê đứng dậy! Em định chống đối? Chẳng sợ đuổi học?

Ngô Hán Thanh đứng dậy.

- Tất cả bọn em đều chẳng sợ chuyện đó thầy ạ. Đất nước mất đến nơi rồi còn ai yên tâm mà học hành?

Thầy Uông nói.

- Đây là ý kiến cá nhân anh thôi chứ chẳng phải của tất cả.

Và để minh chứng điều mình nói. Thầy Uông hỏi.

- Nào trong lớp ai không sợ đuổi học, hãy đứng lên xem?

Cả lớp yên lặng nhưng khi Ngô Hán Thanh đưa mắt nhìn xuống. Thì tất cả, trừ Anh Tử đều đứng lên.

- Bầu không khí chợt trở nên nặng nề. Thầy Uông đỏ mặt thu dọn sách vở trên bàn cầm lên định bước xuống bục gỗ. Ngay lúc đó có tiếng người kêu lên.

- Thưa thầy!

- Thưa thầy!

Đó là tiếng của Lưu Đại Khôi và của Anh Tử.

Thầy Uông đứng lại. Lưu Đại Khôi đứng lên nói.

- Xin thầy hãy nán lại một chút để nghe em trình bày. Thưa thầy. Chúng em đã đến trường trong một hoàn cảnh hết sức khổ tâm. Chúng em đã lớn. Đã ý thức được cái nhục bị kẻ khác xâm lược. Đến trường, đó là ý muốn của cha mẹ chứ không phải tự nguyện. Chúng em không phải là dân địa phương. Tất cả từ các nơi khác lánh nạn mà đến đây. Rồi khi quân đội ta rút lui, chúng em còn nhỏ quá nên phải ở lại, đến lúc quân Nhật đến, bắt học thêm chữ Nhật. Chúng em nào phải kẻ đui không ý thức được cái nhục mất nước?

Thầy Uông yên lặng không trả lời. Trong khi Anh Tử nói.

- Vâng, xin thầy hãy thông cảm cho các bạn, tuổi trẻ chúng em sống bất phùng thời. Bản thân không thể làm những gì mình muốn, nên rất dễ bực dọc vô cớ. Ngay chính bản thân em ở nhà nhiều lúc cũng đối kháng với cha.

Thầy Uông nghe vậy thở dài.

- Thôi được, mọi người hãy ngồi xuống đi. Tôi bỏ qua chuyện cũ, có điều nhắc các anh chị biết. Các người mặc dù sắp ra trường, nhưng vẫn còn rất trẻ chưa có kinh nghiệm với cuộc đời, hãy cẩn thận đấy.
Còn riêng bản thân tôi, tôi nghỉ là tôi sẽ thay đổi cách giảng dạy. Tôi sẽ bắt chước thầy Dương, ngoài giờ học chính khóa ta sẽ trao đổi một ít thời sự… Các bạn thấy thế nào?

- Vâng em đồng ý!

Một giọng nói từ góc lớp vang lên. Chúng tôi quay lại thì ra là Đinh Ngọc Như, còn có biệt danh là “con chuột nhắt”. Cha của Như là một Hán gian nổi tiếng nên hắn bị mọi người khinh miệt. Bản chất hắn nhút nhán nên vừa thấy mọi người quay qua nhìn đã sợ hãi dính chính ngay.

- Không phải… Không phải! Em phản đối.

Anh Tử thấy vậy cười quay sang nói với Ngô Hán Thanh.

- Tôi đồng ý, còn anh?

Thanh gật đầu, Thế là cả lớp chấp nhận theo.

No comments:

Post a Comment